Thanh kiếm cổ của Tần Thủy Hoàng chôn 2000 năm tại sao vẫn sắc bén?

Những phát minh khoa học của những năm thập niên 50 thế kỷ 20 lại xuất hiện cách đây 2000 năm. Ai có thể tưởng tượng rằng thanh kiếm dài được sử dụng bởi những người lính của Tần Thủy Hoàng là một kiệt tác mà khoa học hiện đại còn chưa phát minh ra được?

Điều đầu tiên thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu là: Tại sao thanh kiếm cổ này không bị rỉ sét sau khi bị chôn vùi dưới đất trong hơn hai nghìn năm? Kiếm vẫn sáng bóng và sắc bén. (Internet)

Ngày 1 tháng 3 năm 1994, “Kỳ quan thứ tám của thế giới” – hầm binh mã dũng (tượng người, ngựa bằng đất nung) của Tần Thủy Hoàng đã chính thức bắt đầu khai quật. Đây là một trong những khám phá khảo cổ vĩ đại trong thế kỷ này.




Ngày 1 tháng 3 năm 1994, “Kỳ quan thứ tám của thế giới” – hầm binh mã dũng (tượng người, ngựa bằng đất nung) của Tần Thủy Hoàng đã chính thức bắt đầu khai quật. (Wikimedia Commons)

Các di tích văn hóa được khai quật ở hầm số 2 bao gồm: giáo bằng đồng, máy bắn nỏ bằng đồng, đầu mũi tên bằng đồng và thanh kiếm gãy. Trong số đó có một loạt thanh kiếm bằng đồng có chiều dài 86cm, thân kiếm có tám mặt. Các nhà khảo cổ đã sử dụng thước cặp để đo và thấy rằng kích thước 8 cạnh này sai khác ít hơn một sợi tóc. Tất cả 19 thanh kiếm bằng đồng đã được khai quật đều như thế.

Một loạt thanh kiếm bằng đồng có chiều dài 86cm, thân kiếm có tám mặt. Các nhà khảo cổ đã sử dụng thước cặp để đo và thấy rằng kích thước 8 cạnh này sai khác ít hơn một sợi tóc. (Wikimedia Commons)




Tổ chức bên trong của lô kiếm bằng đồng thanh này rất mịn, thân kiếm sáng choang, lưỡi kiếm được mài nhẵn có hoa văn tinh tế, không đan xen nhau. Những thanh kiếm này đã ngủ dưới lòng đất trong hơn 2.000 năm, và chúng vẫn sáng bóng như mới và cực kỳ sắc bén.

Sau khi thử nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bề mặt của thanh kiếm có một lớp hợp chất crom dày 10 micron. Phát hiện này ngay lập tức gây chấn động thế giới, bởi vì phương pháp xử lý oxy hóa hợp chất crom này là một công nghệ tiên tiến chỉ xuất hiện trong thời hiện đại. Ở Đức năm 1937 và ở Hoa Kỳ năm 1950 đã lần lượt phát minh và xin cấp bằng sáng chế cho phương pháp xử lý oxy hóa hợp chất crom này.
Khi dọn sạch hố đầu tiên của hầm số 1, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một thanh kiếm bằng đồng bị uốn cong bởi một bức tượng gốm nặng 150kg đè lên, độ cong vượt quá 45 độ. Tuy nhiên, khi mọi người di chuyển bức tượng gốm đi, một kỳ tích kinh ngạc đã xuất hiện: thanh kiếm bằng đồng thanh vừa bé vừa mỏng này ngay lập tức duỗi thẳng, hồi phục trạng thái tự nhiên. “Hợp kim ký ức hình thái” được các nhà luyện kim đương đại mơ ước bất ngờ xuất hiện trong ngôi mộ cổ cách đây hơn 2.000 năm.




Trên thực tế, phương pháp xử lý oxy hóa hợp chất crom hoàn toàn không phải là một phát minh trong thời kỳ Tần Thủy Hoàng. Ngay từ thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc, người Trung Quốc đã làm chủ được công nghệ tiên tiến này.

Thời Ngũ Bá trong thời Xuân Thu, Việt Vương Câu Tiễn “nếm mật nằm gai”, chỉ một trận đánh bại Ngô Vương Phù Sai, đã diễn xuất màn cuối cùng thời tranh Bá thời kỳ Xuân Thu trong lịch sử. Thời gian trôi qua đã khiến cuộc chiến kinh hồn động phách này lặng lẽ ngủ yên trong dòng sông dài của lịch sử, dường như các thế hệ sau đã lãng quên.
Tháng 12 năm 1965, thanh kiếm Việt Vương Câu Tiễn được khai quật từ mộ Sở số 1 ở Vọng Sơn, huyện Giang Lăng, tỉnh Hồ Bắc. Khám phá khảo cổ lớn này ngay lập tức gây chấn động toàn quốc, và những tin tức chấn động hơn đến từ các báo cáo nghiên cứu khoa học về thanh kiếm cổ đại này.

Sau hơn 2000 năm, thanh kiếm vẫn rất sắc và có thể dễ dàng được kéo ra khỏi bao. (Internet)




Lưỡi kiếm sau được được kéo ra vẫn bảo toàn gần như nguyên trạng, điều này đã khiến tất cả các nhà khoa học bất ngờ. (Internet)

Nghiên cứu sâu hơn cho thấy lý do tại sao “Thanh kiếm Việt Vương Câu Tiễn” không bị rỉ sét trong hàng ngàn năm là vì thanh kiếm được phủ một lớp kim loại có chứa crom. (Wikipedia)

Điều đầu tiên thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu là: Tại sao thanh kiếm cổ này không bị rỉ sét sau khi bị chôn vùi dưới đất trong hơn hai nghìn năm? Kiếm vẫn sáng bóng và sắc bén. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy lý do tại sao “Thanh kiếm Việt Vương Câu Tiễn” không bị rỉ sét trong hàng ngàn năm là vì thanh kiếm được phủ một lớp kim loại có chứa crom. Crom là một kim loại hiếm có khả năng chống ăn mòn cực cao. Hàm lượng crom trong đá của trái đất rất thấp và không dễ chiết xuất. Hơn nữa, crom cũng là một kim loại chịu được nhiệt độ cao và nhiệt độ nóng chảy của nó là khoảng 4000 °C.





Crom là một kim loại hiếm có khả năng chống ăn mòn cực cao. Hàm lượng crom trong đá của trái đất rất thấp và không dễ chiết xuất, nhiệt độ nóng chảy của Crom là 4000°C. (Wikipedia)

Những phát minh khoa học của những năm thập niên 50 thế kỷ 20 lại xuất hiện cách đây 2000 năm. Ai có thể tưởng tượng rằng thanh kiếm dài được sử dụng bởi những người lính của Tần Thủy Hoàng là một kiệt tác mà khoa học hiện đại còn chưa phát minh ra được? Nguồn gốc của công nghệ của họ là gì?

Nền văn minh Trung Quốc cổ đại rất rộng lớn và sâu sắc, với một lịch sử lâu đời, chứa đựng trí tuệ tuyệt vời của người xưa và nhiều bí mật chưa được biết, được lưu lại cho các thế hệ tương lai nghiên cứu và khám phá.
Một số hình ảnh khác liên quan đến những thanh kiếm được phát hiện tại khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng:

Ảnh: Q578.com.




Ảnh: Q578.com.

Ảnh: Q578.com.

Ảnh: Q578.com.

Ảnh: Q578.com.

Nguồn: NTDVN – Theo Secretchina

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *