Giấc mộng xưa nay vẫn là bí ẩn của nhân loại. Có nhiều câu chuyện ly kỳ về “báo mộng” mà cho đến nay khoa học vẫn không thể giải thích thấu đáo. Đó là ẩn đố của khoa học hiện đại, cũng là điều kỳ diệu của sinh mệnh con người.
Hai vị võ tướng triều Đường Tần Thúc Bảo và Uất Trì Kính Đức là Môn Thần (Thần giữ cửa) được nói đến trong dân gian. Vì sao mà hai người họ được phong làm Môn Thần vậy? Việc này có nguồn gốc từ câu chuyện xưa “Ngụy Trưng trảm Long Vương”; trong đó, Long Vương báo mộng cầu cứu Đường Thái Tông, hy vọng Ngụy Trưng không xử trảm Long Vương.
Kính Hà Long Vương bởi vì đánh cuộc với một vị tướng sĩ thành Trường An, giáng mưa to ngập thành Trường An, làm trái ý chỉ của Ngọc Đế, mạo phạm giới luật của Trời. Ngọc Đế hạ chỉ xử trảm Long Vương. Long Vương bèn cầu cứu thầy tướng, thầy tướng chỉ điểm hướng về trảm long quan Ngụy Trưng xin tha tội. Vì thế Long Vương báo mộng cho Đường Thái Tông, thỉnh cầu ngăn cản Ngụy Trưng chấp hình.
Cùng ngày xử trảm Long Vương, Đường Thái Tông lệnh Ngụy Trưng vào cung chơi cờ. Đến gần trưa, Ngụy Trưng bỗng nhiên buồn ngủ; Thái Tông nghĩ thầm, chỉ cần Ngụy Trưng không rời khỏi cung, thì Long Vương coi như an toàn, được cứu rồi. Bởi vậy, Thái Tông mặc cho Ngụy Trưng tựa vào mép bàn cờ thiêm thiếp ngủ. Không ngờ, ngay trong giấc ngủ trưa, Ngụy Trưng đã hoàn thành xong nhiệm vụ xử trảm Long Vương.
Long Vương bị trảm, trách móc Đường Thái Tông thất tín, nhằm lúc Đường Thái Tông đang ngủ mà đến lấy mạng. Thái Tông vì vậy mà nằm bệnh trên giường. Đại tướng Tần Thúc Bảo và Uất Trì Kính Đức vâng lệnh Ngụy Trưng, mặc quân phục bảo hộ bên ngoài cửa cung. Vì thế, vong hồn Long Vương không dám đến gần, Thái Tông cũng dần dần bình phục.
Sau đó, còn đem bức họa hai vị đại tướng này dán trên cửa cung, dùng chúng làm mục đích chấn nhiếp quỷ hồn. Đây chính là hai vị tướng quân bảo vệ cung phủ, và cũng từ đó được phong làm Môn Thần (Thần canh giữ cửa) trong dân gian.
Long Vương thuộc về Thần trên Thiên giới, Đường Thái Tông thuộc về Hoàng Đế nhân gian, sống ở các thời không khác nhau. Vì sao Thần trên Thiên giới lại có thể báo mộng cho người thế gian? Báo mộng là thông qua hình thức gì? Xảy ra như thế nào? Và báo mộng có ý nghĩa gì trọng yếu đây?
Con người có sinh mệnh “vô hình”, tồn tại trong các “không gian khác”
Sinh mệnh con người vô cùng phức tạp, các thành phần sinh mệnh có nội hàm khác nhau. Cuốn cổ thư Trung quốc “Hoàng Đế nội kinh” giảng người là “Thiên địa hợp khí” sinh ra. Thiên thuộc về “vô hình”, Địa thuộc về “hữu hình”; cho nên tính mệnh con người bao hàm hai đại bộ phận: vô hình do “Thiên tạo thành” và hữu hình do “Địa tạo thành”.
Nói cao hơn chút nữa, con người không chỉ có thân thể “hữu hình”, trong đó còn ẩn giấu rất nhiều thành phần sinh mệnh “vô hình’; bởi vậy, con người là đồng thời hoạt động tại cuộc sống thực tại “hữu hình” và “vô hình’ ở không gian khác.
Ngoài ra, Trung y còn cho rằng con người có ngũ tạng (tim, gan, phổi, tỳ, thận) không chỉ có thể cất giữ tinh (tinh hoa vật chât), còn có thể cất giữ thần (thành phần sinh mệnh vô hình), nơi cất giấu phần thần gọi là “ngũ tạng thần” (thần, hồn, phách, ý, chí). Trong đó, thần là đứng đầu trong ngũ tạng thần, được gọi là “nguyên thần”.
Kỳ thực, tính mệnh con người không chỉ có phần “vô hình” là thần, hồn, phách, ý, chí, mà còn có rất nhiều thành phần sinh mệnh “vô hình” khác. Thân thể ‘hữu hình” của con người là do phân tử cấu thành, còn “nguyên thần” được cấu thành từ các hạt nhỏ nhất. Giữa phân tử và lạp tử “nguyên thần”, còn có rất nhiều tầng hạt, mỗi tầng hạt đều hình thành từng tầng không gian, gọi là “không gian khác”, mỗi tầng không gian đều tồn tại các lạp tử cấu thành nên sinh mệnh con người.
Trong thành phần sinh mệnh “vô hình”, “nguyên thần” là trọng yếu nhất. “Nguyên thần” thông thường được gọi là linh hồn, khởi nguồn ở thiên đường (một phần tử của Trời), lạp tử cấu thành nên nó là nhỏ nhất, có năng lượng cực mạnh, có thể chế ước các thành phần sinh mệnh không gian khác, vậy nên nguyên thần chính là chủ thể đích thực của con người.
Khi con người thanh tỉnh thì chính là do “nguyên thần” phát xuất ra ý thức, chỉ lệnh thông qua đại não, điều khiển cơ thể người, liên kết sinh ra các loại hành vi hành động của con người tại không gian hữu hình.
“Mộng” là biểu hiện hoạt động của con người ở không gian khác
Hoạt động con người bao hàm hai đại bộ phận: Hoạt động thực tại và hoạt động trong mộng. Hoạt động ở trong thực tại, xảy ra ở trong cuộc sống hữu hình, chủ yếu là có sự tham gia của nguyên thần và thân thể con người; nguyên thần phát xuất ra lối tư duy, điều khiển thân thể, sinh ra các loại hành vi hoạt động. Đương nhiên, lúc này nguyên thần cũng sẽ phải chịu ảnh hưởng bởi các thành phần sinh mệnh không gian khác.
Hoạt động ở trong mộng, xảy ra ở không gian vô hình khác, mà nhân tố tham gia chủ yếu là các thành phần sinh mệnh vô hình. Các loại thành phần sinh mệnh sống tại từng tầng không gian, sinh ra các loại hành vi hoạt động. Lúc này, thân thể rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, nhưng cũng không phải là hoàn toàn ngừng trệ; các loại hoạt động tín tức từ thành phần sinh mệnh không gian khác sẽ phản ánh đến vỏ đại não.
“Báo mộng” là thông điệp truyền đến từ không gian khác
Khi trong mộng, mỗi thành phần sinh mệnh không gian khác đều có hành vi hoạt động riêng; trong đó hoạt động của nguyên thần là quan trọng nhất, bởi vì “nguyên thần” là chủ thể đích thực của con người.
Ký ức của con người là biểu hiện của năng lượng tồn tại trong nguyên thần. Khi chúng ta có thể nhớ rõ ràng rành mạch giấc mộng đó, thì chính là “nguyên thần” hoạt động; còn không nhớ rõ, u mê thì đó không gọi là giấc mộng thật, mà chỉ là biểu hiện hoạt động của thành phần sinh mệnh không gian khác.
Cảnh “báo mộng” trong mơ đều rất rõ ràng, nó là sinh mệnh khác ở không gian khác (thần linh hoặc vong linh) phát ra tín tức đến nguyên thần. Cũng chính là nói, báo mộng chính là trong lúc con người ngủ mơ, xảy ra ở không gian khác, thể sinh mệnh không gian khác truyền tín tức đến nguyên thần con người. Tin tức truyền đến loại này tương đối chính xác, thường thường có ý nghĩa rất quan trọng.
Thân nhân “báo mộng” để lại di ngôn
Trong “Thu đăng tùng thoại” của Đới Duyên Niên triều nhà Thanh, ghi lại một câu chuyện báo mộng trước khi đầu thai. Vào thời vua Khang Hy triều đại nhà Thanh, ở Lai quận tỉnh Sơn Đông có một vị là Lai Tư Mã. Ông ta vốn là người Chiết Giang, một mình đi nhậm chức, không có người nhà đi cùng. Lai Tư Mã vôn không tìn Thần Phật, bất kính với Phật Pháp, thường lợi dụng chức quyền ngăn cản xây dựng chùa miếu.
Sau khi Lai Tư Mã nhậm chức không lâu, ông ta đã bị thuộc hạ là Tôn Tú giết chết, hơn nữa bốn ngón tay phải đều bị chém đứt. Ngay tại buổi chiều Lai Tư Mã bị giết, phu nhân của ông đã gặp một giấc mộng. Trong mộng, chồng bà toàn thân đầy máu, đến cáo biệt bà. Lai Tư Mã nói với phu nhân rằng, hôm nay ông ấy sẽ lập tức đầu thai đến một hộ gia đình nào đó ở thôn nào đó phía tây Lai quận, bà trên đường về chịu tang sẽ nhìn thấy ông, đứa trẻ ở trong gia đình kia bị thiếu 4 ngón tay chính là ông ấy. Lai phu nhân sợ hãi choàng tỉnh giấc, nghĩ thầm e rằng chồng mình đã gặp chuyện bất trắc rồi.
Mấy ngày sau, có người tới Lai quận báo tang, phu nhân mới biết mộng đêm đó là thật. Bà hộ tống linh cữu của chồng quay về Chiết Giang an táng, trên đường gặp phải trận mưa to, đành phải tìm một gia đình tránh mưa.
Bà hỏi ra mới biết được, cái thôn này và gia đình này, đúng là thôn và gia đình mà vong linh chồng bà báo mộng. Bà vội vàng hỏi chủ nhà trong nhà có đứa trẻ mới chào đời không, và quả nhiên là có, hơn nữa sinh ra vào đúng buổi chiều ngày Lai Tư Mã bị hại. Bà bế đứa trẻ lên nhìn, thì đứa nhỏ này tay phải đúng là bị thiếu bốn ngón tay.
Thiên sứ báo mộng truyền thần chỉ
Thiên sứ báo mộng cho Joseph cưới Maria
Trong “Thánh Kính Tân ước. Phúc âm Matthew” có ghi chép rằng, Đức trinh nữ Maria mang thai và sinh ra Jesus. Maria và Joseph có hôn ước, vẫn chưa kết hôn, Maria mang thai là do quyền năng của Chúa Thánh Linh. Vị hôn phu Joseph âm thầm muốn hủy bỏ hôn ước.
Khi Joseph đang cân nhắc việc này thì Thiên sứ hiện ra báo mộng nói: “Joseph con trai của David, đừng sợ, cứ cưới vợ của ngươi là Maria, bởi vì nàng mang thai là từ quyền năng của Chúa Thánh Linh. Nàng sắp sửa sinh một đứa con trai, ngươi hãy đặt tên nó là Jesus, bởi vì nó muốn cứu dân chúng của mình thoát khỏi tội lỗi. Tất cả chuyện này hoàn thành, là ứng nghiệm theo lời nói của Chúa tể tiên tri, ‘nhất định có một nữ đồng trinh, mang thai sinh con, người có tên là Maria’”.
Thiên sứ báo mộng, giúp Joseph và Jesus tránh họa sát thân
Sau khi Jesus sinh ra, có ba đạo sĩ từ Phương Đông đến thờ lạy, khiến cho quân vương Do Thái Herod lúc ấy vô cùng sợ hãi, và nhất định không e dè giết hại Jesus tại nơi sinh ra là Bethlehem.
Thiên sứ báo mộng cho Joseph, đưa Maria và Jesus đi trốn sang nước láng giềng Ai Cập, tránh thoát họa sát thân. Cho đến sau khi vua Herod chết, họ mới trở lại Israel.
Chu Công “báo mộng” truyền đạo cho Khổng Tử
Chu Công là người chế tác lễ nhạc truyền thừa trong văn hóa Trung Quốc. Khổng Tử vô cùng sùng bái, tôn thánh nhân Chu Công làm thầy. Vào ban ngày, Khổng Tử thường xuyên nghiên cứu tư tưởng của Chu Công; vào ban đêm trong khi ngủ, cũng thường xuyên mơ thấy Chu Công, được Chu Công gợi ý.
Khổng Tử khi về già, do tuổi già sức yếu, không còn mơ thấy Chu Công. Vậy nên Khổng Tử nói: “Ôi, ta đã suy yếu rồi! Lâu rồi, ta không còn mơ thấy Chu Công nữa!”.
Khổng Tử “báo mộng” truyền đạo cho Lưu Hiệp
Lưu Hiệp thời Nam Bắc Triều là tác giả của “Văn tâm điêu long”, tác phẩm lý luận văn học đầu tiên ở Trung Quốc; ông chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho gia. Trong “Văn tâm điêu Long . Tự chí” ông nói lúc ông hơn 30 tuổi, “mộng chấp đan tất chi lễ khí, tùy trọng ni nhi nam hành, đán nhi ngụ, nãi di nhiên nhi hỉ”. Ông mộng thấy tay mình bưng một vật cúng tế màu đỏ, theo Khổng Tử đi về hướng Nam. Sau khi tỉnh mộng, cảm thấy cao hứng phi thường.
Lời kết
Cảnh trong mơ cho chúng ta thấy nội hàm thâm sâu về các sinh mệnh con người ở các tầng không gian khác nhau. “Báo mộng” xảy ra ở không gian khác, người báo mộng và người được báo mộng tồn tại ở các thời không khác nhau, thông qua “báo mộng”, đem tin tức truyền cấp cho người được báo mộng.
Cảnh “báo mộng” trong mơ rất rõ ràng, thường thường có ý nghĩa rất quan trọng. Có thân nhân “báo mộng” lưu lại di ngôn, có Thần minh “báo mộng” tránh tai họa; hơn nữa lại có Thần Thánh, Thiên Sứ “báo mộng” truyền lại ý chỉ của Thần; lại có Thánh nhân “báo mộng” truyền thừa Đạo.
Nguồn: TH