3 trường hợp “dịch chuyển tức thời” bí ẩn nhất trong lịch sử

“Dịch chuyển tức thời” luôn được các nhà văn viết truyện viễn tưởng nhắc đến trong nhiều thập kỷ qua. Hiện tượng này có thực hay không? Nó thực ra là gì?

Dưới đây là 3 trường hợp dịch chuyển tức thời nổi tiếng. Các chuyên gia nghiên cứu về những hiện tượng dị thường xác nhận đây là những câu chuyện có thật, trong khi các nhà sử học nghi ngờ vì không tìm được các báo cáo chính thức từ chính phủ. Dù sao đi nữa các trường hợp này đều rất đáng quan tâm.

(Ảnh: Internet)

Người đàn ông di chuyển hơn 14.000 km chỉ sau một giấc ngủ
Câu chuyện đầu tiên là về Gil Pérez, một người lính kiêm gác cổng từ thế kỷ 16.
Gil Perez là một người lính Tây Ban Nha bình thường, một thành viên của Lực lượng Bảo vệ Dân sự Philippines (Filipino Guardia Civil – thời Philippines còn là thuộc địa của Tây Ban Nha) phụ trách đứng gác tại Cung điện Malacañang, nơi ở của Toàn quyền Tây Ban Nha tại thủ đô Manila, Philippines.




Cung điện Malacañang ở thủ đô Manila, Philippines. (Ảnh: Internet)

Ông đã thực hiện nghĩa vụ với chính phủ của mình, bất kể xuất hiện tình huống nào trong quá trình đứng gác.

Rồi một chuyện bất ngờ đã xảy ra.

Một trong những hành khách trên tàu đã nhận ra Perez và thề rằng ông đã nhìn thấy anh ta ở Philippines vào ngày 23/10. (Ảnh: Internet)




Ngày 24/10/1593, đến phiên Gil Perez đứng gác tại cung điện. Những tên hải tặc Trung Quốc đã ám sát vị Toàn quyền Gomez Perez Dasmarinas vào đêm hôm trước, nhưng các lính gác vẫn đứng gác và trông chờ sự bổ nhiệm một vị Toàn quyền mới.

Đứng gác được một thời gian, Gil Perez đã thấm mệt nên ông quyết định dựa vào tường để nghỉ một lúc.

Khi mở mắt ra, ông không thể nhận ra quang cảnh nơi ông đang đứng, nhưng ông vẫn tiếp tục đứng gác cho tới khi ai đó đến gần và hỏi ông các câu hỏi. Người đó nói cho ông biết ông đang đứng ở đâu.

Gil Perez lúc đó đang đứng ở quảng trường Plaza Mayor ở thành phố Mexico City, thủ đô của Mexico (nằm cách Manila 7.000 hải lý, ở bên kia biển Thái Bình Dương).

Khoảng cách tương đối theo đường chim bay từ thủ đô Manila, Philippines đến thủ đô Mexico city, Mexico ở hai bên bờ Thái Bình Dương. (Ảnh: Internet)




Quảng trường Plaza Mayor ở thủ đô Mexico City của Mexico, trước cũng là thuộc địa của Tây Ban Nha. (Ảnh: Wikimedia)

Ông giải thích rằng vào thời điểm ông đến đó, Ngài Toàn quyền Philippines, Gomez Perez Dasmariñas, đã bị hải tặc Trung Quốc sát hại. Sau đó, sau nhiều giờ đứng gác tại Manila, ông đã quyết định nghỉ một lúc. Vài giây say, ông mở mắt và thấy mình đang ở một nơi hoàn toàn xa lạ.

Không ai tin điều ông nói.




Khi mở mắt ra, ông không thể nhận ra quang cảnh nơi ông đang đứng, nhưng ông vẫn tiếp tục đứng gác cho tới khi ai đó đến gần và nói cho ông biết ông đang đứng ở đâu. Gil Perez đang đứng ở quảng trường Plaza Mayor ở thành phố Mexico City, Mexico nằm bên kia biển Thái Binh Dương.

Chính quyền đã tống giam Perez vì cho rằng ông là một kẻ đào ngũ và một tín đồ của Satan. Tòa án Dị giáo đã thẩm vấn ông, nhưng tất cả những gì ông có thể nói để biện hộ cho bản thân là ông đã du hành từ Manila đến Mexico bằng một cách nào đó.

Sau hai tháng, một con tàu từ Philippines đã cập bờ Mexico, mang theo tin tức về cái chết của vị Toàn quyền. Những người trên tàu nói rằng họ biết Gil Pérez, nhưng họ không biết ông đang ở thành phố Mexico City. Lần cuối cùng họ nhìn thấy ông là vào ngày 23/10 tại cung điện.

Các nhân chứng xác nhận rằng Gil Pérez thật sự đã làm nhiệm vụ ở Manila ngay trước khi đến Mexico. Ngoài ra, một trong những hành khách trên tàu đã nhận ra Pérez và khẳng định đã nhìn thấy ông ở Philippines vào ngày 23/10.




Chính quyền thành phố Mexico City đã quyết định thả Gil Pérez và gửi ông về nhà.

Thí nghiệm Philadelphia
Năm 1943, người ta đã tiến hành một thí nghiệm ở thành phố Philadelphia (Mỹ), trong đó họ cố gắng nguỵ trang một con tàu và biến nó thành vô hình trên rada quân địch. Tuy nhiên, chuyện kể rằng thí nghiệm này đã thất bại thảm hại – con tàu không chỉ biến mất hoàn toàn khỏi Philadelphia mà nó còn bị dịch chuyển đến Norfolk, Virgina cách đó 320 km rồi được đưa quay trở lại sau 10 giây.

Con tàu USS Eldridge (DE-173) được dùng trong thí nghiệm Philadelphia vào năm 1944. (Ảnh: Wikimedia)




Khi con tàu xuất hiện trở lại, một số thủy thủ đã bị kẹt vào vách ngăn các khoang tàu, số khác bị rối loạn thần kinh, một số bị mất tích hoàn toàn, một số báo cáo đã du hành đến tương lai rồi quay trở lại. Có giả thuyết cho rằng, nhà phát minh nổi tiếng Nikola Tesla, người từng phụ trách vai trò giám đốc kỹ thuật và nghiên cứu của Công ty phát thanh Hoa Kỳ vào thời đó, chính là người tiến hành các tính toán và các bản vẽ thiết kế cần thiết, đồng thời cung cấp máy phát cho thí nghiệm này. Tuy nhiên, ông đã qua đời vài tháng trước khi thí nghiệm được tiến hành.

Vụ du hành xuyên không-thời gian ở tam giác quỷ Bermuda

Rất ít người còn sống sót để kể về bất kỳ hiện tượng dị thường nào từng xảy đến với họ tại Tam giác Bermuda. Tuy nhiên, phi công người Mỹ Bruce Gernon là một ngoại lệ, khi đã sống sót để kể lại câu chuyện của mình. Năm 1970, trong khi ông Gernon, cha ông và một đối tác làm ăn đang bay từ Bahamas đến đến Florida, ông đã báo cáo nhìn thấy một đám mây kỳ lạ ngay đằng trước máy bay. Ông cho biết, sau đó khi máy bay áp sát, đám mây này đã hình thành một cái hố hình bánh vòng trông giống như một cơn gió xoáy.




“Đường hầm [gió xoáy] khá lớn lúc ban đầu, nhưng sau đó bắt đầu trở nên nhỏ hơn một cách nhanh chóng khi chúng tôi tiến vào, và một điều kinh khủng đã xảy ra. Các đường kẻ kỳ lạ đã hình thành và nó trông giống như nhìn vào bên trong một nòng súng trường (súng có nòng xẻ rãnh xoắn), bởi vì các đường kẻ này đang xoáy chầm chậm ngược chiều kim đồng hồ.

Tôi đã bắt gặp một vài luồng điện cực mạnh, chúng giống như các tia chớp lóe lên rồi vụt tắt và tất cả những gì tôi có thể nhìn thấy là đám sương mù kỳ lạ màu vàng xám này, mà tôi gọi là “đám sương mù điện tích”. Tôi để ý thấy các thiết bị của tôi đã ngừng hoạt động, và cùng lúc, tôi có một cái cảm giác thật khó tả”. – Bruce Gernon.




Ông Gernon nói rằng cuối cùng ông đã bay ra khỏi đường hầm, và ông liên lạc với trạm kiểm soát không lưu Miami, nhưng họ không thể tìm thấy máy bay của ông trên màn hình radar. Sau một vài phút, đài kiểm soát không lưu đã liên lạc lại với ông Gernon để cho ông biết rằng họ đã xác nhận được vị trí của ông: trên bầu trời thành phố Miami.

Gernon cảm thấy điều này thật khó tin bởi vì ông mới chỉ bay được 33 phút, và với vị trí hiện tại của ông trên bầu trời thành phố Miami, ông hẳn đã phải cần đến khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Phải chăng ông Gernon đã trải nghiệm việc tiến nhập vào một chiều thời gian, không gian khác khi tiến vào đường hầm gió xoáy?

Làm sao giải thích hiện tượng dịch chuyển tức thời này?

Với hai điểm bất kỳ trên một tờ giấy, khoảng cách ngắn nhất chắc hẳn là đường thẳng nối hai điểm đó. Người ta gọi đó là đường chim bay. Tuy nhiên nếu chúng ta gập tờ giấy lại để cho hai điểm đó chạm vào nhau, thì chúng ta sẽ có thể du hành từ điểm đầu đến điểm cuối chỉ bằng một bước chân. Điều này nghe có vẻ không tưởng, nhưng đây chính là một cách miêu tả hình tượng về lỗ sâu, hay Cầu Einstein-Rosen, một loại đường tắt trong không-thời gian nối các vị trí trong vũ trụ. Điều này được dựa trên Thuyết tương đối hẹp và Thuyết tương đối rộng của Einstein.





Ảnh minh họa lỗ sâu. Các vật thể như máy bay, tàu thủy hay người có thể đã đi qua đường tắt này để đến điểm đích trong tích tắc. (Ảnh: Internet)

Lỗ sâu kể trên chính là một dạng thức của chiều không gian-thời gian khác biệt, ở nơi đó khái niệm không gian và thời gian là khác biệt so với của chúng ta. Tức là nếu có thể tiến nhập vào một chiều không-thời gian khác, thì chúng ta có thể trong tích tắc du hành đến các nơi chốn cách xa hàng triệu dặm. Điều này không hề phi lý, khi có nhiều nhà khoa học nổi tiếng đã đề xuất giả thuyết về sự tồn tại của nhiều vũ trụ (đa vũ trụ).

Có giả thuyết cho rằng có thể đi qua lỗ sâu để tiến vào các vũ trụ khác. (Ảnh: Internet)

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *