Bí mật công nghệ mạ kim loại từ 2.000 năm trước, kỹ thuật ngày nay không sánh kịp

Cách đây 2.000 năm, những người thợ thủ công đã có thể sử dụng kỹ thuật mạ kim loại vượt trội so với kỹ thuật của người hiện đại trên các sản phẩm như đĩa DVD, pin Mặt trời, thiết bị điện tử,… Điều này khiến chúng ta phải tự hỏi, người cổ đại đã làm ra những tác phẩm đó bằng cách nào?

Một tác phẩm mạ vàng từ năm 825 TCN. (Ảnh: ACS)

Ra đời vào khoảng cuối thế kỷ thứ 19, công nghệ màng mỏng (thin film) hiện là một trong những lĩnh vực nghiên cứu mũi nhọn, ứng dụng rộng rãi trong các quy trình sản xuất đa ngành như đĩa quang, mạ vật liệu, sản xuất linh kiện điện tử… Tuy nhiên, nhiều phát hiện gần đây cho thấy, các thợ thủ công xưa đã làm chủ công nghệ này từ 2.000 năm trước.




Một khám phá được tổ chức Hạch toán Nghiên cứu Hóa học (ACR) báo cáo vào tháng 7/2013 đã khẳng định: “…Mức độ hoàn thiện mà các nghệ nhân và thợ thủ công cổ xưa sở hữu có thể tạo ra nhiều tác phẩm có chất lượng nghệ thuật đỉnh cao trong thời cổ đại và công nghệ hiện nay vẫn chưa thể đạt được”.

Kỹ thuật đốt và mạ kim loại truyền thống là quá trình phủ lên bề mặt sản phẩm như đồ trang sức, huy chương, tượng,… Kỹ thuật này thường được sử dụng cho mục đích trang trí. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để làm giả trang sức bằng cách phủ những kim loại quý như vàng hoặc bạc.
2.000 năm trước, con người đã biết mạ kim loại lên đồ gốm sứ, đặc biệt lớp mạ này rất mỏng, bám rất chắc và đồng đều. Nó có tác dụng tiết kiệm chi phí, tăng độ bền và khiến cho tác phẩm trở nên sang trọng hơn.




Con người vẫn chưa thể đạt được trình độ này trong thế giới hiện đại.

Một số vật được mạ vàng từ thế kỷ 11. (Ảnh: Suraj Belbase)

Mặc dù thiếu hụt các kiến thức về vật lý và hóa học, nhưng các nghệ nhân cổ xưa lại có thể tạo ra thành quả tuyệt vời khi xử lý các vật liệu bằng kim loại. Một kỹ thuật mà họ sử dụng đó là tạo ra thủy ngân như một chất kết dính sau đó áp vào các lớp mỏng kim loại quý cần mạ.

“Các nghệ sĩ và thợ thủ công thời kỳ cổ đại đã đạt tới trình độ mạ ở cấp độ rất cao, họ tạo ra những sản phẩm có chất lượng nghệ thuật không thể tốt hơn. Thậm chí ngày nay, với tất cả công nghệ hiện đại nhất, chúng ta cũng không dễ làm được như vậy”, đại diện Hiệp hội Hóa học Mỹ (ACS) cho biết.
Nghiên cứu này có thể giúp chúng ta bảo tồn tốt hơn những tài nguyên quý trong thế giới cổ xưa, và nó cũng chứng minh được rằng ở một số lĩnh vực, con người cổ đại còn sở hữu nhiều kỹ năng và tri thức tiên tiến.





Một tbức phù điêu mạ vàng tại Bảo tàng Azerbaijan ở Iran. (Ảnh: Adam Jones)

Bên cạnh đó, còn nhiều ví dụ về công nghệ cổ đại cũng đã khiến nhiều người phải kinh ngạc.

Điển hình như thiết bị Antikythera 2.000 năm tuổi là một chiếc máy được làm từ các bánh răng kim loại phức tạp, người ta cho rằng nó được dùng để tính toán thời điểm nhật thực, nguyệt thực cũng như vị trí các thiên thể.

Thiết bị Antikythera. (Ảnh: Wikipedia)




Hay pin Baghdad là một công nghệ cổ đại khác. Đây là một chiếc nồi bằng đất sét có chứa xi lanh bằng đồng và một thanh sắt ở giữa, đây có thể là một dạng pin điện sớm nhất của con người.

Pin Baghdad. (Ảnh: theironskeptic)

Các phát hiện này cho thấy người cổ đại có một mức độ hiểu biết và kiến thức về kỹ thuật tiên tiến cao hơn nhiều so với những gì chúng ta thường nghĩ.

Một miếng lúc lắc mạ vàng từ thế kỷ 12 tại Peru. (Ảnh: Epoch Times)

Nguồn: TH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *