Nằm rải rác trên đồng bằng bằng phẳng, hẻo lánh ở tỉnh Thiểm Tây, gần cố đô Tây An là hàng chục mô đất hình chóp ngoạn mục hiện vẫn còn là một bí ẩn với thế giới bên ngoài. Đứng cùng với những lăng mộ hùng vĩ này là truyền thuyết về một kim tự tháp khổng lồ cao 305m có đỉnh màu trắng, khảm đá quý có thể còn vượt trội hơn cả Đại Kim tự tháp Giza (Ai Cập). Trong khi một số nhà nghiên cứu tin rằng nhìn từ trên không, “Kim tự tháp Trắng của Tây An” thực ra chính là kim tự tháp Mậu Lăng, lăng mộ của Hán Vũ Đế, nhưng số khác lại cho rằng kim tự tháp huyền thoại này hiện vẫn chưa được phát hiện.
Tương truyền dải núi Tần Lĩnh ở Trung Quốc là nơi tọa lạc của Kim tự tháp Trắng ở Tây An. Trên cùng bên phải: Mô hình lăng mộ kim tự tháp tại Bảo tàng Hán Dương Lăng. Một số người cho rằng người ta đã nhầm lẫn giữa lăng mộ kim tự tháp nổi tiếng với Kim tự tháp Trắng huyền thoại, trong khi số khác phủ nhận vì những mô tả không trùng khớp với nhau. (Nguồn: Wikimedia Commons)
Nằm rải rác trên đồng bằng bằng phẳng, hẻo lánh ở tỉnh Thiểm Tây, gần cố đô Tây An là hàng chục mô đất hình chóp ngoạn mục hiện vẫn còn là một bí ẩn với thế giới bên ngoài. Đứng cùng với những lăng mộ hùng vĩ này là truyền thuyết về một kim tự tháp khổng lồ cao 305m có đỉnh màu trắng, khảm đá quý có thể còn vượt trội hơn cả Đại Kim tự tháp Giza (Ai Cập). Trong khi một số nhà nghiên cứu tin rằng nhìn từ trên không, “Kim tự tháp Trắng của Tây An” thực ra chính là kim tự tháp Mậu Lăng, lăng mộ của Hán Vũ Đế, nhưng số khác lại cho rằng kim tự tháp huyền thoại này hiện vẫn chưa được phát hiện.
Kim tự tháp Mậu Lăng cao khoảng 47m, thấp hơn nhiều so với cấu trúc hùng vĩ của kim tự tháp màu trắng trong truyền thuyết.
Vụ chứng kiến đầu tiên—Fred Meyer Schroder, năm 1912
Những vụ chứng kiến đầu tiên về kim tự tháp trắng khổng lồ ở Trung Quốc đã có niên đại từ hơn một thế kỷ trước trong các tư liệu nhật ký của thương nhân và nhà đại lý du lịch người Mỹ Fred Meyer Schroder. Ông đã nhìn thấy một loạt các kim tự tháp khi đang bước đi cùng một tu sĩ Phật giáo dẫn đường cho ông ở tỉnh Thiểm Tây vào năm 1912. Ông cho biết đã nhìn thấy một kim tự tháp khổng lồ, với các kim tự tháp nhỏ hơn bao xung. “Thật sự nó còn đỡ lạ kỳ hơn nếu chúng tôi phát hiện ra chúng ở một chốn hoang vu”, ông viết. “Những [kim tự tháp] này, theo một cách hiểu nào đó, là đang được phô ra giữa thanh thiên bạch nhật, nhưng lại hoàn toàn chưa được biết đến trong thế giới Tây phương”.
Với kích thước như vậy, kim tự tháp này sẽ có thể tích lớn gấp mười lần so với Đại Kim tự tháp ở Ai Cập.
Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập.
Schroder ước tính kim tự tháp chính giữa có chiều cao ít nhất 300 m với chiều dài các cạnh 500m. Với kích thước như vậy, kim tự tháp này sẽ có thể tích lớn gấp mười lần so với Đại Kim tự tháp ở Ai Cập có chiều cao 140 m.
Hướng dẫn viên người Mông Cổ của Schroder, Bogdo, đã bảo ông rằng những kim tự tháp này có ít nhất 3.000 năm tuổi và các thông tin về chúng đã được ghi lại trong các kinh sách tu học cổ đại và vô cùng phổ biến trong truyền thuyết địa phương.
Vụ chứng kiến thứ hai—James Gaussman, 1945
Vụ chứng kiến thứ hai và cũng là nổi tiếng nhất của Kim tự tháp trắng ở Tây An là của James Gaussman, một phi công thuộc Quân đoàn Lục quân Không quân Hoa Kỳ. Khi đang bay từ Trung Quốc đến bang Assam, Ấn Độ vào mùa xuân năm 1945, ông báo cáo nhìn thấy một kim tự tháp khổng lồ màu trắng, trên đỉnh khảm đá quý ở phía tây nam thành phố Tây An. Sau này ông viết: “Tôi bay vòng quanh một ngọn núi và sau đó chúng tôi đến một thung lũng. Ngay bên dưới chúng tôi là một kim tự tháp trắng khổng lồ. Như thể nó đến từ một câu chuyện cổ tích vậy. Kim tự tháp này được che phủ trong ánh sáng trắng mờ ảo.
“Nó có màu trắng trên tất cả các cạnh. Điều thú vị nhất là tảng đá chốt vòm: một khối chất liệu khổng lồ giống đá quý. Tôi rất kinh ngạc trước kích cỡ đồ sộ của thứ này”.— James Gaussman, Quân đoàn Lục quân Không quân Hoa Kỳ
“Đây có thể là sắt, hoặc một loại đá nào khác. Kim tự tháp có màu trắng trên tất cả các cạnh. Điều thú vị nhất là tảng đá chốt vòm: một khối chất liệu khổng lồ giống đá quý. Tôi rất kinh ngạc trước kích cỡ đồ sộ của thứ này”, James Gaussman cho hay.
Vụ chứng kiến thứ ba—Thượng tá Maurice Sheahan, 1947
Chỉ hai năm sau vụ chứng kiến kim tự tháp trắng của Gaussman, Thượng tá Maurice Sheahan, giám đốc khu vực Viễn Đông của hãng hàng không Trans World Airlines, khi đang bay trên một thung lũng gần dãy núi Tần Lĩnh, khoảng 60 km về phía tây nam thành phố Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây, đã nhìn thấy một kim tự tháp khổng lồ ở khu vực bên dưới. Trải nghiệm của Sheahan đã được đăng trên tờ New York Times số ra ngày 28/3, trong bài viết có tựa đề “Phi công Mỹ báo cáo phát hiện thấy kim tự tháp Trung Quốc khổng lồ ở vùng đồi núi biệt lập phía tây nam thành phố Tây An”.
Dãy núi Tần Lĩnh, Trung Quốc. (Nguồn: Wikimedia Commons)
Bài viết trích lời Sheahan rằng kim tự tháp này có chiều cao khoảng 300m và chiều rộng 500m và có vẻ như đã “bỏ xa kim tự tháp Ai Cập”. Hai ngày sau bài báo, tờ New York Times đã cho đăng một bức ảnh được cho là của kim tự tháp này, và Gaussman được cho là người đã cung cấp nó. Trong khi đó, các nhà khảo cổ học Trung Quốc lại đang phủ định rằng không có kim tự tháp như thế từng tồn tại.
Ảnh Kim tự tháp Trắng đăng trên tờ New York Times. (Nguồn: Ancient Origins)
Bức ảnh này hơi đáng thất vọng – kim tự tháp trong hình không có màu trắng thuần khiết, cũng không được gắn đá quý trên đỉnh, và nó không có vẻ là cao đến 300m, đặt ra dấu hỏi về việc liệu bức ảnh này chỉ là một cái gì đó được cho thêm vào cho trọn vẹn chứ không phải được chụp bởi chính Gaussman.
Bức ảnh sau đó đã được xác nhận là mô đất an táng nổi tiếng Mậu Lăng, lăng mộ của Hán Vũ Đế (156–87 TCN), đặt tại thành phố Hưng Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, khoảng 40km về phía tây bắc thủ phủ Tây An.
Hán Vũ Đế (Nguồn: Wikimedia Commons)
Mậu Lăng
Mậu Lăng là kim tự tháp (hay mô đất an táng hình thang) lớn nhất của triều đại Tây-Hán được xây dựng theo mô hình lăng mộ hoàng gia hơn 2.000 năm trước, nhưng vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với kích cỡ được báo cáo của Kim tự tháp trắng ở Tây An. Mộ táng này được xây dựng với đất và đất sét với một tầng đáy hình chữ nhật kích cỡ khoảng 220 x 220m và chiều cao 50m.
Các vụ chứng kiến Kim tự tháp trắng xảy ra gần dãy núi Tần Lĩnh, trong khi Mậu Lăng lại nằm ở một vùng đồng bằng bằng phẳng, tách biệt.
Việc xây dựng khu lăng mộ này được bắt đầu vào năm Hán Vũ Đế thứ hai (139 TCN) và được hoàn thiện khi ông qua đời khoảng 53 năm sau đó. Lăng mộ có nhiều các đồ tùy táng quý báu, rất nhiều trong số chúng hiện đang được trưng bày ở một bảo tàng lân cận. Xung quanh Mậu Lăng là một hàng dài các lăng mộ nhỏ hơn của phi tần được vua Hán sủng ái nhất, Lý phu nhân; và danh tướng Hoắc Khứ Bệnh; cùng các thành viên khác của hoàng tộc.
Mậu Lăng, lăng mộ của Hán Vũ Đế. (Nguồn: Wikimedia Commons)
Rất nhiều các nhà nghiên cứu, những người đã khảo sát cả truyền thuyết lẫn các vụ chứng kiến của Kim tự tháp trắng ở Tây An, đều không tin rằng chúng có liên quan đến Mậu Lăng. Một nguyên nhân là các vụ chứng kiến Kim tự tháp trắng xảy ra gần dãy núi Tần Lĩnh, trong khi Mậu Lăng lại nằm ở một vùng đồng bằng bằng phẳng, tách biệt. Hơn nữa, Mậu Lăng nằm ở phía tây bắc thành phố Tây An, trong khi theo lời kể của Gaussman và Sheahan, kim tự tháp lại nằm ở phía tây nam.
Các miêu tả cũng không trùng khớp, bao gồm việc Sheahan miêu tả Kim tự tháp trắng có một “hình dạng kim tự tháp đều”, trong khi Mậu Lăng lại có chóp đỉnh bẹt.
Phải chăng tờ New York Times chỉ đơn giản lấy một bức ảnh của Mậu Lăng để làm hình ảnh minh họa cho kim tự tháp ở Trung Quốc, từ đó để ngỏ khả năng có một Kim tự tháp trắng thật sự vẫn ở ngoài đó đang chờ được phát hiện? Hay liệu cả Schroder, Gaussman, và Sheahan đều đã nhầm lẫn trong các miêu tả và ước tính các kích cỡ của mình, tức là những vụ chứng kiến của họ thực ra chính là của Mậu Lăng?
Một số người tin rằng Kim tự tháp trắng có thể nằm trong vùng địa hình ghập ghềnh của dãy Tần Lĩnh, rất khó phát hiện bên cạnh những ngọn núi chọc trời và hẽm núi sâu. Rất nhiều các nhà nghiên cứu và nhà thám hiểm đã và đang truy tìm Kim tự tháp trắng ở Tây An, nhưng chưa ai thành công tính đến hiện tại.
Nguồn: DKN – Bởi April Holloway, www.ancient-origins.net