Câu chuyện về Kim Tự tháp Trung Quốc khổng lồ và được cho là lớn gấp nhiều lần so với Đại Kim Tự tháp Ai Cập đến giờ vẫn là bí ẩn, bởi chính quyền Trung Quốc không cho phép nghiên cứu về công trình này.
Hình ảnh KIm Tự Tháp Trung Quốc do quân đội Mỹ cung cấp.
Rất nhiều nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới mong muốn được nghiên cứu kỹ lưỡng Đại Kim Tự tháp Trung Quốc, đưọc cho là nằm gần thành phố Tây An. Tuy nhiên từ trước đến nay vẫn không nhận được sự cho phép của Trung Quốc.
Có một số người đã mạo hiểm tìm cách lẻn vào khu vực Kim Tự tháp và có những phát hiện khó tin. Kim Tự tháp này được xây dựng bởi 1 thứ hợp kim chưa từng được biết đến, và người ta ước lượng nó đã được xây dựng từ cách đây ít nhất 8.000 năm.
Nhiều nhà khoa học đã đặt câu hỏi, liệu có phải chúng là Kim Tự tháp lớn nhất thế giới? Một nhà thám hiểm từng lẻn được vào khu vực cấm đoán này đã tiết lộ, Đại Kim Tự tháp Trung Quốc lớn hơn nhiều so với Đại Kim Tự tháp ở Giza, Ai Cập.
Kim Tự tháp khổng lồ chụp từ trên không.
Sự tồn tại của Đại Kim Tự tháp Trung Quốc bắt đầu từ cuối Thế Chiến II, khi phi công Mỹ James Gaussman sắp hoàn thành nhiệm vụ cấp nhiên liệu trên không cho quân đội Trung Quốc. Bỗng dưng động cơ máy bay gặp vấn đề, buộc viên phi công này phải trở về căn cứ Assam tại bắc Ấn Độ. Vì lý do an toàn, ông quyết định bay ở cao độ thấp.
Ngay sau khi bay trên thành phố Tây An hướng tây nam, ông nhìn thấy công trình giống hệt một tòa Kim Tự tháp khổng lồ.
Vì quá đỗi ngạc nhiên nên ông đã bay qua bay lại vài lần trên cấu trúc vĩ đại này, và không quên chụp rất nhiều bức hình để khi về căn cứ, ông đã trao cho thượng cấp của mình.
Vụ việc tuy nhiên sau đó bị lãng quên và nằm trong đống hồ sơ của Không quân Hoa Kỳ cho tới tận 40 năm sau. Đại Kim Tự tháp Trung Quốc được mang ra ánh sáng khi tác giả Australia Brian Crowley đã xuất bản cuốn sách kèm một trong những tấm hình nói trên.
Và hóa ra phi công James không phải là người đầu tiên nhìn thấy cấu trúc khổng lồ bí ẩn này. Trên thực tế, vào Tháng 3/1947, khi chiến tranh đã chấm dứt, tờ New York Times từng ra số có bài viết nói về phát hiện của Thượng tá Maurice Sheehan khi đang bay trên bầu trời và nhìn thấy một Kim Tự tháp khổng lồ ở Trung Quốc. Thượng tá Maurice áng chừng Kim Tự tháp này có chiều cao khoảng 300 m và mỗi cạnh chu vi tầm 450 m.
Như vậy kích cỡ này rõ ràng khiến cho Kim Tự tháp Trung Quốc trở thành Kim Tự tháp lớn nhất từng được phát hiện ở Trái Đất, và Đại Kim Tự tháp Giza với chiều cao chỉ 147 m, các cạnh cỡ 320 m chẳng là gì.
Quần thể Kim Tự tháp khổng lồ ở Tây An
Một thực tế thú vị hơn nữa là Đại Kim Tự tháp Ai Cập có diện tích khoảng 52.900 m2, còn Đại Kim Tự tháp Trung Quốc vượt xa với diện tích là 202.000 m2.
Nhiều năm sau, không ít phi công báo cáo đã chứng kiến công trình Đại Kim Tự tháp này ở Trung Quốc và họ chụp rất nhiều ảnh, qua vệ tinh để làm minh chứng cho sự tồn tại của cấu trúc bí ẩn đặt tại châu Á này.
Tuy nhiên chính quyền Trung Quốc không hiểu vì sao lại phủ nhận sự tồn tại của cấu trúc bí ẩn này.
Vào đầu thế kỷ thứ 20, các nhà thám hiểm và thương gia, trong số đó có 2 công dân Đức Frederick Schroeder và Oscar Maman đã cung cấp bằng chứng cho biết rằng có khá nhiều Kim Tự tháp nằm rải rác gần thành phố Tây An của Trung Quốc.
Tuy nhiên bí ẩn đằng sau chúng còn thú vị hơn nhiều khi dần dần được khám phá. Theo nhiều báo cáo, một vài nhà thám hiểm đã nỗ lực lấy được mẫu vật liệu bằng kim loại tìm thấy xung quanh Kim Tự tháp này.
Chuyên gia khảo cổ xác nhận chúng phải tồn tại ít nhất 8.000 năm, tuy nhiên điều bí ẩn hơn cả không nằm ở đó, mà là không ai biết được vật liệu cấu tạo nên những công trình này là gì, bởi chúng hoàn toàn không tồn tại trong từ điển của khoa học hiện đại.
Nguồn: TH-Ancient-Code