Việc dây thép mọc từ bụng nghe có vẻ khó tin nhưng đây lại là những gì một giáo viên mầm non ở Indonesia đã phải chịu đựng suốt 26 năm qua.
Tên người phụ nữ ấy là Noorsyaidah, một giáo viên mầm non gần 50 tuổi sống tại ngôi làng Sangatta, Đông Kutai. Những người dân sống xung quanh thường gọi cô là người phụ nữ có dây vì suốt 26 năm cô phải chịu nhiều đau đơn của một căn bệnh kỳ lạ, những sợi dây kim loại mọc ra từ bụng và ngực.
Không chỉ gây tổn thương cho cô khi nhô lên khỏi da, những sợi dây thép còn khiến cô không thể di chuyển bình thường. Giáo viên mầm non gần 50 tuổi này luôn phải cúi xuống và kéo quần áo ra khỏi các phần mọc dây thép, bởi nếu chạm vào dây sẽ gây ra đau đớn.
Cơ thể cô bắt đầu “mọc đinh” vào năm 1991 khi cô còn là sinh viên. Một hôm khi đang tắm, Noorsyaidah phát hiện có một “sợi dây thép” mọc ra từ cơ thể mình. Ngày hôm sau các dây khác phát triển và đâm ra khắp người, các sợi dây phát triển dần dần và dài đến 10-20 cm.
Đến một lúc nào đó, những sợi dây già đi và sẽ tự phân hủy, những sợi dây mới sẽ phát triển nối tiếp những sợi dây vừa được giải phóng trước đó. Đặc biệt hơn, có lúc còn mọc ra cả những sợi thép đã hắt đầu han gỉ.
Các dây khác phát triển và đâm ra khắp người, các sợi dây phát triển dần dần và dài đến 10-20 cm. (Ảnh: anomalija)
Trong suốt 26 năm đó, Noorsyahidah liên tục tìm kiếm câu trả lời cho nguyên nhân và cách chữa bệnh “cơ thể mọc đinh”, nhưng không ai có thể thể giải thích nguyên nhân hay tìm ra phương pháp chữa căn bệnh vô cùng hiếm gặp này.
Câu chuyện của người phụ nữ mọc dây thép từ lâu đã được báo giới biết đến, nhờ đó từ năm 2007 chị đã được bệnh viện Samarinda nhận điều trị miễn phí. Tuy nhiên cho đến hiện tại chứng bệnh lạ này vẫn chưa được chữa khỏi.
Theo bác sĩ Ajie Syirafudin, Tổng giám đốc Bệnh viện Abdul Wahab Sjahranie, nói: “Về mặt y khoa, tôi chưa bao giờ tìm thấy hay đọc được một loại bệnh như vậy. Cơ thể con người không tạo ra dây sắt, hoặc thậm chí lôi nó ra khỏi cơ thể”.
Dựa trên kết quả chụp MRI, người ta phát hiện ra rằng sự phát triển dây từ bên dưới bề mặt da nên nó không ảnh hưởng vào cơ quan trong cơ thể, nhưng nguyên nhân gây ra sự tăng trưởng dây thép vẫn chưa được biết. Tất cả các chức năng cơ thể của Noorsyaidah được xác định là bình thường.
Mệt mỏi với những tháng ngày tìm kiếm cách điều trị căn bệnh lạ, hiện tại chị Noorsyaidah cho biết chị đã từ bỏ nỗ lực loại bỏ những sợi dây thép khỏi cơ thể. “Tôi chỉ mong được sống một cuộc sống bình thường”, người phụ nữ này chia sẻ.
Nguồn: TH