Ngày nay, không ít các câu chuyện về xuyên không được giới khoa học công nhận, thậm chí được camera ghi nhận lại. Nhưng thật ra từ thời rất xa xưa, đã có nhiều câu chuyện cho thấy du hành xuyên thời gian đã tồn tại từ lâu.
1. Chuyến du hành đến thiên quốc của vua Kakudmi và công chúa
Vào năm 400 TCN trong thời kỳ Mahabharata ở Ấn Độ cổ, nhà vua Raivata Kakudmi sở hữu một vương quốc rộng lớn, nguy nga, tráng lệ dưới đáy biển. Một ngày nọ, ông trở nên lo lắng vì chưa tìm được một chàng rể thích hợp cho cô công chúa duy nhất của mình là Revati.
Chuyến du hành đến thiên quốc của vua Kakudmi và công chúa.
Để tìm kiếm những gợi ý liên quan đến chàng rể phù hợp, ông đã cùng công chúa Revathi đi tìm gặp Đấng Sáng thế Brahma. Khi họ đến, Đấng Brahma đang xem một buổi trình diễn âm nhạc. Khi Ngài xem xong, nhà vua tiến đến cúi chào và kính cẩn nhờ giúp đỡ.
Khi nghe đề nghị của nhà vua, Đấng Brahma cười, nói:
“Ôi đức vua! Các hoàng tử mà ông nghĩ sẽ trở thành chàng rể của con gái ông, tất cả đều đã chết; thậm chí con trai, cháu trai và bạn bè của họ đều đã qua đời”.
Đấng Brahma giải thích với vua Kakudmi rằng thời gian trôi nhanh chậm khác nhau ở các không gian khác nhau. Thời gian mà họ chờ đợi ở thiên quốc để gặp Đấng Brahma tương đương 27 kỷ nguyên đã trôi qua trên Trái đất.
Trong khi đó, mọi thứ thuộc về nhà vua Kakudmi, từ bạn bè, gia đình, quân đội cho đến kho báu của ông đều đã biến mất theo thời gian. Nhà vua và công chúa đã bị sốc khi biết điều này, vì vậy Đấng Brahma an ủi họ, và đề nghị Balarama, anh em sinh đôi của vị thần Krishna sẽ làm chồng của công chúa Revathi.
2. Câu chuyện về hang động của Bảy người ngủ
Truyện kể rằng, dưới thời hoàng đế La Mã Decius (khoảng năm 250), trong cuộc đàn áp tín đồ Cơ Đốc giáo, có bảy chàng trai trẻ đã chạy trốn trong một hang động. Tại đây họ đã chìm sâu vào giấc ngủ. Sau đó, họ thức giấc và đi bộ vào thành Ephesus để mua lương thực.
Họ rất kinh ngạc khi biết rằng họ đã thiếp đi không chỉ trong một đêm, mà trong hơn 200 năm. Trong khoảng thời gian đó Cơ Đốc giáo đã phổ truyền đến mọi ngóc ngách của Đế quốc La Mã. Khi hoàng đế Theodosius II nghe kể về chuyện này, ông đã nhìn nhận đây là bằng chứng của sự phục sinh, một hiện tượng vẫn đang được thảo luận sôi nổi trong các nhà thờ lúc đó.
Về sau “Bảy người ngủ” này đã qua đời và được chôn cất trong hang động nơi họ từng ngủ. Hang động của Bảy người ngủ nằm ở sườn phía đông của đồi Panayirdag ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu chuyện về hang động của Bảy người ngủ.
Trong hàng trăm năm qua, người dân luôn muốn được chôn cất ở một nơi gần đó nhất, vì họ cho rằng những người này rất thiêng. Theo một niềm tin Cơ Đốc giáo, Thánh Maria Madalena cũng được mai táng ở đây.
Làm thế nào Bảy người ngủ có thể “ngủ vùi” trong vòng 200 năm? Phải chăng họ đã trải nghiệm hiện tượng du hành xuyên thời gian?
Có một vài ví dụ khác về hiện tượng du hành xuyên thời gian trong Kinh Thánh. Một câu chuyện đặc biệt, được tác giả nổi tiếng Erich von Däniken đề cập đến, xoay quanh nhà tiên tri Jeremiah.
Trong cuốn sách Baruch, chúng tôi bắt gặp một câu chuyện kỳ lạ khác về chủ đề du hành thời gian. Cuốn sách Baruch, thường được biết đến là 1 Baruch, được coi là cuốn sách thứ yếu của Kinh Thánh.
“Trong phần đầu (chương 1-4) nhà tiên tri Jeremiah đã được Đức Giê-hô-va cho biết rằng người Chaldean sẽ phá hủy Jerusalem và ông nên chôn các cuốn kinh thư thần thánh khỏi đền thờ. Sau đó ông bị quân Babylon bắt giữ.
Trước khi thành Jerusalem bị phá hủy, nhà tiên tri Jeremiah đã gửi Abimelech, một thái giám, đến hái sung tại vườn cây ăn quả của Agrippa. Trong vườn cây, người thái giám chìm vào giấc ngủ và chỉ tỉnh dậy 62 năm sau đó. Và một ông lão đã bảo cho ông biết điều gì đã xảy ra.
3. Câu chuyện về Urashima Taro
Câu chuyện về Urashima Taro.
Một câu chuyện đáng kinh ngạc khác đến từ Nhật Bản. Đó là truyền thuyết về Urashima Taro, một chàng trai đánh cá. Truyền thuyết kể rằng ông đã đến dạo chơi thuỷ cung của Đông Hải Long Vương.
Ông ở lại đó trong 3 ngày, nhưng khi trở lại mặt nước, 300 năm đã trôi qua. Tất cả những gì ông từng có đã biến mất; gia đình, bạn bè và cuộc sống trước đây, tất cả đã thay đổi trong chỉ dường như vài ngày. Tam tạng kinh của Phật giáo có ghi chép rằng trên thiên đường (thiên quốc) của 30 Chư thiên, thời gian trôi qua khác với dưới hạ giới, khi 100 năm ở hạ giới chỉ bằng 1 ngày trên Thiên quốc. Ngoài ra còn có rất nhiều các ví dụ khác nữa.
Tất cả những câu chuyện kể trên đều xoay quanh một khái niệm vật lý hiện đại “du hành thời gian”. Chủ đề du hành thời gian đã thu hút nhân loại trong nhiều năm, có lẽ lâu hơn rất nhiều so với chúng ta có thể tưởng tượng …
Nguồn : Tinhhoa