Đa số giới học giả tin rằng các kim tự tháp được xây để làm lăng mộ, nhưng giả thuyết này vẫn bị tranh cãi trong một vài thập kỷ qua, vì một số lý do đáng lưu ý.
Hình ảnh kim tự tháp khi tiến hành chụp scan nhiệt độ (ảnh: HIP Institute)
Nếu chúng thực chất được xây làm lăng mộ, thì người ta hẳn phải tìm thấy xác ướp trong đó. Nhưng cho đến hôm nay, chưa từng có xác ướp, bất kỳ thể loại nào, từng được tìm thấy bên trong kim tự tháp, hoặc ít ra là trong 3 kim tự tháp lớn nhất của Ai Cập.
Người ta đã đo thấy rằng các kim tự tháp sở hữu trường năng lượng bí ẩn và khả năng chữa bệnh, nhưng vì sao mà chúng lại có tính chất đó?
Câu trả lời là, có lẽ chúng chưa bao giờ được xây dựng để làm lăng mộ. Bài viết này sẽ phân tích giả thuyết các kim tự tháp chính là những nhà máy phát điện cổ xưa.
Cấu tạo đặc biệt khiến kim tự tháp có thể tạo ra điện
Lớp bên ngoài của kim tự tháp được cấu thành từ đá vôi trắng tufa, không chứa hàm lượng magiê, khiến nó có tính cách điện tốt, từ đó ngăn chặn nguồn điện năng bên trong hao hụt ra bên ngoài. Hơn nữa, các khối đá được xếp khít đến nỗi thậm chí một lưỡi dao lam cũng không thể chui lọt. Chính tính chất cách điện tinh vi này cho phép người Ai Cập cổ đại hoàn toàn kiểm soát được dòng điện tạo ra bên trong kim tự tháp.
Bề mặt kim tự tháp Giza ngày nay. (Ảnh: Thinkstock)
Kim tự tháp Giza từng được phủ bên ngoài bằng các khối đá vôi trắng tufa (ảnh qua ancient-code.com)
Không chỉ vậy, phần bên trong kim tự tháp sử dụng một loại đá vôi khác, chứa lượng nhỏ tinh thể thạch anh và kim loại, hai thành phần quan trọng giúp tối ưu hóa việc truyền tải điện năng.
Ngoài ra, các đường hầm được xây bên trong kim tự tháp (vẫn bị nhầm tưởng là dùng để thông khí) được làm từ đá granite có tính phóng xạ nhẹ, cho phép ion hóa không khí bên trong. Đặc điểm này khiến cho kim tự tháp giống như dây cáp điện, với lõi bên trong dẫn điện và vỏ bên ngoài cách điện.
Vật liệu xây dựng kim tự tháp khiến cho kim tự tháp giống như một dây cáp điện (ảnh: youtube)
Quần thể kim tự tháp Giza được dựng lập bên trên các lớp đá vôi ngầm (lớp đá ngậm nước), và khoảng trống giữa chúng chứa một lượng nước lớn. Khi đẩy lượng nước ngầm lên bề mặt, những lớp đá ngậm nước này có khả năng truyền dẫn điện năng lên phía trên. Cụ thể, lưu lượng lớn của dòng sông Nile khi đi xuyên qua các hốc đá này sẽ có khả năng tạo ra dòng điện, gọi là dòng điện vật lý (physio electricity).
Các đường hầm bên trong kim tự tháp Giza hoạt động như các thanh dẫn điện granite, được nạp bởi các dòng điện vật lý. Điều này có nghĩa là với các vật liệu được sử dụng và kiến trúc xây dựng đặc biệt của kim tự tháp, trường điện từ được hình thành từ sâu bên dưới kim tự tháp được truyền dẫn lên trên.
Dòng điện được sinh ra từ kim tự tháp (ảnh: youtube)
Người ta tin rằng trong quá khứ xa xôi, một thiết bị có độ dẫn điện rất cao (có thể bằng vàng) được đặt trên đỉnh chóp của kim tự tháp, nơi mà ngày nay chỉ còn lại khoảng trống, trông rất kỳ lạ. Từ đỉnh của kim tự tháp, điện được truyền dẫn vô tuyến đến các tháp cao được xây xung quanh kim tự tháp để cung cấp điện đi các nơi.
Bức ảnh chụp năng lượng của một mô hình kim tự tháp do Tiến sỹ Dee J. Nelson và vợ chụp vào năm 1979 (ảnh: 369universe.com)
Tháp phát điện không dây của Nikola Tesla
Điều thú vị là, công nghệ cổ đại đã thất lạc trong lịch sử này đã được tái phát hiện vào đầu thế kỷ 20 bởi nhà bác học thiên tài Nikola Tesla.
Nikolas Tesla coi Trái Đất là một bản cực trong tụ điện, tầng điện ly trong khí quyển (cách trái đất từ 80 đến 800km) tạo thành bản cực thứ hai. Những đo lường gần đây chỉ ra rằng điện áp gradient giữa “hai bản cực” này là khoảng 400.000 vôn. Nếu có thể khống chế và khai thác được việc phóng điện giữa “hai bản” cực này, thì ta sẽ có một nguồn năng lượng vô tận. Điều này cũng tương tự như việc mong muốn khống chế được các tia sét trong cơn mưa giông.
Dựa trên nguyên tắc này, Tesla nói rằng sáng chế của ông có thể cung cấp năng lượng miễn phí cho bất cứ ai, với mức độ không giới hạn, ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất.
Vào năm 1899, Tesla cho biết: “Tôi cuối cùng cũng quá thành công trong việc tạo ra sự phóng điện mà công suất của nó vượt xa rất nhiều so với sức mạnh của sấm chớp”.
Bức ảnh phơi sáng dài mô tả cảnh Tesla đang thí nghiệm với các tia sét do chính ông tạo ra (ảnh: The Century Magazine)
Tesla tin rằng với việc xây dựng các tháp phóng điện không dây, người ta ở bất kỳ đâu trên thế giới có thể chỉ cắm một dây dẫn của thiết bị nào đó vào mặt đất và chỉnh tần số để nó cộng hưởng cùng với tần số của tháp phóng điện là có thể thu được điện năng.
Vào năm 1901, từ nguồn kinh phí tài trợ xây dựng tháp liên lạc xuyên Đại Tây Dương của tỷ phú M.P Morgan, Nikolas Tesla thay vì xây dựng hệ thống tháp liên lạc, đã xây dựng một tháp phóng điện không dây có tên Wardenclyffe, trên đảo Long Island, New York để thực hiện ý tưởng của mình.
Tháp Wardenclyffe cũng được cho là xây dựng trên các lớp đá ngậm nước, nơi giàu nguồn ion âm. Nó có hình dáng của một kim tự tháp hình bát giác, bên trên đặt một khối hình nửa quả cầu. Điện tích âm từ phía dưới chân tháp sẽ di chuyển lên phía trên và tích trên đỉnh cầu. Tesla sử dụng một máy biến áp tạo ra điện áp lớn để kích thích quá trình phóng điện của tháp.
Hình ảnh của tháp Wardenclyffe năm 1904 tại đảo Long Island, NewYork (ảnh: wikipedia.org)
Trái: Kim tự tháp Giza; Phải: Tháp Wardenclyffe của Tesla. (Ảnh: unearth.info)
Vào nhiều đêm trong năm 1903, người dân New York đã thấy tháp Wardenclyffe phát ra những tia chớp nhân tạo khổng lồ, kéo dài hàng chục km, chúng chiếu sáng rực bầu trời, đến mức những người trên các con tàu ở Đại Tây Dương có thể đọc được cả báo vào ban đêm.
“Những đợt sóng tạo ra từ các máy phát năng lượng của tôi sẽ là những giếng năng lượng lớn nhất trên hành tinh”, Nikolas Tesla (1903).
Quá trình triển khai tháp Wardenclyffe của Tesla đang dang dở thì bị ngừng cấp kinh phí khi M.P. Morgan phát hiện ra ý định thực sự của Tesla. Tuy nhiên Tesla vẫn tiếp tục âm thầm thực hiện các thí nghiệm của mình ở tháp Wardenclyffe.
Đặc biệt, Nikola Telsa còn được cho là người đã gây ra sự kiện tại Tunguska – một khu vực hoang vu tại Seberia, Nga vào ngày 30/6/1908. Sự kiện này là vụ nổ trên không cách mặt đất 5-10 km, năng lượng của vụ nổ ước tính tương đương 10-20 triệu tấn thuốc nổ TNT, đốt cháy đến tận rễ 60 triệu cây cối trên diện tích rộng 2.150 km2, sóng lan truyền từ vụ nổ đã đi quanh Trái Đất 2 vòng. Đây là vụ nổ được coi là lớn nhất hành tinh trong thế kỷ 20. Người ta cho rằng từ tháp Wardenclyffe, Nikolas đã tạo tạo ra năng lượng khủng khiếp này và truyền đến tận Tunguska để thí nghiệm lý thuyết của mình.
Toàn bộ cây rừng trong phạm vi 2.150 km2 ở Tunguska đã bị cháy đến tận rễ, đổ rạp vì vụ nổ lớn nhất hành tinh (ảnh: thesun.co.uk)
Năm 1915, 7 năm sau sự kiện Tunguska, Telsa cho biết, “việc truyền thực tế năng lượng điện không cần dây dẫn và việc sinh ra tác động phá hủy vượt qua không gian dĩ nhiên là có thể. Tôi đã thiết kế những cột truyền không dây dẫn, các kỹ năng của tôi đã tiến xa đến mức tác động của sự hủy diệt lớn có thể được truyền đến bất kỳ điểm nào trên trái đất được xác định từ trước với độ chính xác cao”.
Gần đây người ta cũng phát hiện ra rằng, đầu năm 1908, trước khi xảy ra sự việc ở Tunguska vài tháng, Tesla đã vài lần đến thư viện Nghị viện Mỹ để nghiên cứu các tấm bản đồ vùng Trung Siberia, rất có thể ông đã tính toán và tìm ra vị trí Tunguska – một nơi hoang vu – để năng lượng của tháp Wardenclyffe truyền đến trong thí nghiệm.
Máy phát điện miễn phí từ mô hình kim tự tháp thời hiện đại
Năm 2006, nhà phát minh người Áo, Thomas Trawöger, đã khám phá ra máy phát điện miễn phí từ các mạch nạp năng lượng ở trọng tâm của mô hình kim tự tháp do ông chế tạo. Thomas Trawöger là người đầu tiên thành công trong việc xây dựng máy phát điện miễn phí từ mô hình của kim tự tháp, dù trước đó có hàng ngàn người đã thử nghiệm và thất bại.
Máy phát điện miễn phí từ mô hình kim tự tháp của Thomas Trawöger (ảnh: youtube)
Năng lượng điện do kim tự tháp sinh ra giúp cho Thomas chạy một cái quạt nhỏ. Cái quạt này có thể hoạt động liên tục trong hơn 30 ngày nhờ năng lượng do kim tự tháp cung cấp. Quạt chạy ở điện áp trên 12 vôn và cường độ dòng điện tối đa là 1,1 ampe.
Máy phát điện miễn phí từ mô hình kim tự tháp của Thomas Trawöger có thể cấp điện cho quạt và bóng đèn (ảnh: youtube)
Ngoài ra, ông cũng cho biết hướng đặt kim tự tháp cũng đóng một vai trò quan trọng. Sự hao hụt trong việc sản xuất năng lượng sẽ được cải thiện khi đặt kim tự tháp đúng hướng. Vị trí (hướng bắc-nam) là nguyên nhân gây ra sự biến thiên năng lượng ở đầu ra của kim tự tháp khoảng từ 5-8%. Điều này có thể giải thích lý do kim tự tháp Giza và Bosnia đều có hướng chính Bắc cực kỳ chuẩn xác.
Cho đến giờ, khả năng phát điện không dây của kim tự tháp và câu chuyện tạo ra sấm sét của Nikola Tesla vẫn còn rất nhiều điều bí mật. Điều này cho ta thấy được rằng, tri thức nhân loại ngày nay vẫn còn rất hạn hẹp so với những nền văn minh cổ đại.
Video mô tả khả năng tạo ra điện của kim tự tháp Ai Cập và tháp Wardenclyffe
Video mô tả cách máy phát điện của Thomas Trawöger hoạt động.
Nguồn: Trithucvn/ancient-code