Vào thời Bắc Tống, có một người đàn ông kỳ lạ sống đến 118 tuổi, thông thạo Đạo gia và rất giỏi xem tướng, là một cao nhân vô cùng bí ẩn.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Tinhhoa
Từ thời cổ xưa, kỳ sơn xuất Tiên nhân, các triều đại đều có rất nhiều Đạo sĩ ẩn cư ở Hoa Sơn, tiêu diêu tự tại, trong đó có một vị Đạo sĩ nổi tiếng nhất là Trần Đoàn. Vị Đạo sĩ nổi tiếng trong Đạo giáo này thường được người thế gian coi là Thần Tiên, và được tôn xưng là Trần Đoàn lão tổ, Hi Di lão tổ…. Người này không phải là câu chuyện huyền thoại mà người ta hư cấu trong dân gian. Triệu Quang Nghĩa, Hoàng đế thứ hai của triều đại Bắc Tống, đã đích thân gặp và đàm đạo cùng ông.
Trần Đoàn, được biết đến với cái tên Phù Dao Tử, là một đạo sĩ nổi tiếng trong thời Ngũ Đại và đầu thời nhà Tống, đồng thời cũng là một bậc thầy về tướng số cổ đại.
Thời Hậu Đường thời Ngũ Đại, Đường Minh Tông đích thân viết chiếu thư mời Trần Đoàn vào cung. Khi vào cung, ông chỉ chắp tay hành lễ mà không bái lạy. Nhưng Minh Tông đối đãi với ông lại ngày một cung kính hơn, đồng thời ban cho ông 3 cung nữ hầu hạ. Trần Đoàn từ chối rồi rời khỏi hoàng cung, ẩn cư ở vách núi Cửu Thất núi Võ Đang để tu hành, tổng cộng hơn 20 năm. Sau đó, ông lại đến động đá núi Hoa Sơn tiếp tục tu hành, có lúc ông ngủ hơn 100 ngày không dậy.
Chân dung ông tiên ngủ Trần Đoàn. Nguồn ảnh: kknews.
Chu Thế Tông nhà Hậu Chu thích pháp thuật luyện đan dược thành vàng bạc của đạo sỹ, nghe nói đến đạo hạnh của Trần Đoàn, Thế Tông liền lệnh cho người đón ông vào cung sống hơn một tháng.
Chu Thế Tông hỏi pháp thuật luyện vàng bạc, Trần Đoàn trả lời rằng: “Bệ hạ là chúa của bốn biển, nên để tâm dốc sức trị quốc, sao lại để ý đến những chuyện phương thuật luyện vàng bạc như thế này?” Chu Thế Tông không trách tội ông, trái lại còn bổ nhiệm ông làm Gián nghị Đại phu. Trần Đoàn tạ từ rồi ra đi.
Trong số các hoàng đế này, Trần Đoàn có mối quan hệ sâu sắc nhất với hai anh em Triệu Khuông Dận và Triệu Khuông Nghĩa. Sử sách ghi lại, nhiều năm sau, khi Trần Đoàn cưỡi lừa đến Khai Phong, chuẩn bị vào thành, nghe tin Triệu Khuông Dận lên ngôi hoàng đế, ông liền vỗ tay cười lớn và nói: “Thiên hạ từ nay thái bình rồi”. Không lâu sau, Tống Thái Tổ hai lần triệu kiến ông, Trần Đoàn từ chối rằng: “Chiếu dụ Hoàng Đế, thôi đừng để phượng hoàng đem đến, một cái tâm nơi hoang dã đã bị mây trắng giữ chặt rồi”.
Triệu Khuông Dận và Triệu Khuông Nghĩa. Nguồn ảnh: soundofhope
Sau khi Tống Thái Tổ qua đời, Tống Thái Tông lên ngôi, Trần Đoàn biết Tống Thái Tông không phải là người tốt, nên đã xuất sơn đến gặp ông. Trần Đoàn đến yết kiến Thái Tông, Thái Tông đối đãi ông rất trọng thị. Mấy năm sau, Trần Đoàn lại đến yết kiến Thái Tông. Tể Tướng của Thái Tông là Tống Kỳ nói: “Trần Đoàn giữ mình thiện riêng, không để thế lực danh lợi can nhiễu, đó chính là ẩn sỹ ngoài cõi trần thế. Trần Đoàn cư trú ở núi Hoa Sơn đã hơn 40 năm, tính ra tuổi của ông đã gần 100 tuổi rồi. Trần Đoàn tự nói ông đã trải qua loạn thế thời Ngũ Đại, may mắn hiện nay thiên hạ thái bình, do đó đến triều đình yết kiến. Đàm đạo với ông quả là rất đáng nghe những suy nghĩ của ông”.
Thế là Tống Kỳ hỏi Trần Đoàn sao không truyền thụ phương pháp tu thân dưỡng tính. Trần Đoàn nói, bản thân ông không có phương thuật gì có thể truyền thụ, ông cho rằng:
“Hiện nay chính là lúc vua tôi trên dưới đồng lòng tu đức, thay đổi cải cách, dốc sức quản lý thiên hạ, nỗ lực tu luyện cũng không vượt ra khỏi phạm vi này”. Tống Thái Tông cảm thấy rất xúc động khi nghe điều này, sau đó ông muốn Trần Đoàn xem tướng cho các con trai của mình.
Khi Trần Đoàn nhìn thấy con trai cả của Thái Tông, Triệu Nguyên Tá, hoàng tử rất thông minh và lanh lợi, Thái Tông cũng có ý định truyền ngôi cho Triệu Nguyên Tá. Tuy nhiên, Trần Đoàn đã lắc đầu.
Sau khi nhìn thấy người con trai thứ hai Triệu Nguyên Hy, Triệu Nguyên Hy cũng rất khôi ngô và ít nói, mặc dù trông có vẻ tài năng nhưng Trần Đoàn vẫn lắc đầu.
Khi đến nhà của con trai thứ ba Triệu Nguyên Khản, nhưng Trần Đoàn vừa vào đến cổng Tương Phủ liền quay trở lại, Thái Tông kinh ngạc hỏi: “Trẫm phiền tiên sinh đến Tương Phủ xem tướng, sao không xem mà lại quay trở lại?”.
Trần Đoàn nói rằng: “Không cần phải vào phủ, bởi vì tất cả những người hầu ở cổng Tương Phủ đều có phúc phận quan tướng, huống chi là chủ nhân bên trong?”
Ngụ ý rằng Triệu Nguyên Khản không phải là người bình thường, Nguyên Khản sẽ là một Hoàng đế trong tương lai.
Thái Tông sau khi nghe điều này đã không đồng ý, bởi vì Triệu Nguyên Khản chỉ là con trai thứ ba, việc thừa kế ngai vàng rất chú ý đến thứ tự, Triệu Nguyên Khản vẫn còn có hai người anh trai. Sau đó, con trai cả của Thái Tông, Triệu Nguyên Tá bị phế truất làm hoàng tử và con trai thứ hai của ông Triệu Nguyên Hy chết trẻ vì bị đầu độc.
Do đó, Thái Tông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phong con trai thứ ba của mình là Triệu Nguyên Khản làm Hoàng tử. Cuối cùng, Triệu Nguyên Khản đổi tên thành Triệu Hằng, cũng chính là Tống Chân Tông, quả nhiên lời dự đoán của Trần Đoàn đã ứng nghiệm.
Trần Đoàn qua đời tại đỉnh Liên Hoa, của núi Nga Mi vào năm 989 sau Công nguyên, thọ 118 tuổi. Vì những thành tựu về Đạo giáo, tướng số và dưỡng sinh của Trần Đoàn, ông được các thế hệ sau tôn xưng là “Trần Đoàn lão tổ”.
Nguồn: VDH
- Ngọn núi được mệnh danh là kim tự tháp phương Đông: Long mạch nơi chôn cất 24 vị Hoàng đế của sáu triều đại
- Những bí ẩn trên thế giới con người chưa thể lý giải
- Người duy nhất trên thế giới từ người lùn hóa thành khổng lồ