Trên một vách đá ở vùng núi của Myanmar, có một tảng đá khổng lồ dựng đứng như sắp đổ, và trên tảng đá có một tháp Phật cao chót vót.
Nguồn ảnh: baoquocte
Chúng trông giống như một màn biểu diễn giữ thăng bằng, nhưng các nhà khoa học cho biết chúng là những cấu trúc phản trọng lực. Đâu là bí ẩn của phép lạ này?
Chùa Đá Vàng của Myanmar
Tại miền nam Myanmar có một thành phố tên là Bago, nơi này cách thủ đô Yangon chỉ khoảng 80km. Vào ngày 11/1/2018, đã xảy ra trận động đất cấp độ 6, khiến nhiều toà nhà trong thành phố Bago và khu vực lân cận của thành phố bị sập đổ, may mắn là không có thương vong về người. Tuy nhiên trận động đất này đã làm cho nhiều quan chức thành phố Bago toát mồ hôi lạnh khi tự hỏi liệu nó có làm hư hại một điểm du lịch thu hút khách nhất ở gần đó hay không. Nó nằm cách phía đông của thành phố Bago khoảng 100km, có tên là Kyaikhtiyo hay là Chùa Đá Vàng.
Các quan chức lái xe tới chùa, từ xa đã trông thấy tòa bảo tháp sừng sững tọa lạc trên phiến đá khổng lồ, phát ra ánh sáng vàng kim chói sáng dưới ánh mặt trời. Khi nhìn thấy cảnh tượng này, họ mới thở phào nhẹ nhõm. Chùa Đá Vàng là một trong những địa điểm hành hương Phật giáo quan trọng nhất của Myanmar. Chùa nằm trên đỉnh một ngọn núi tên là Kyaikhtiyo bên cạnh Bago, cũng là một địa điểm nổi tiếng thu hút du khách, bởi vì tảng đá vàng khổng lồ ở phía dưới bảo tháp cũng cực kỳ đặc biệt.
Tảng đá vàng cao khoảng 8,15m; nặng khoảng 611 tấn, là một phiến đá hoa cương hoàn chỉnh. Nằm trên tảng đá là tòa bảo tháp cao 7,3m. Thực ra tảng đá vốn ban đầu không phải là màu vàng, sau này nó được những du khách hành hương dát vàng lá, nên mới trở thành màu vàng. Khi mặt trời lên, tảng đá và bảo tháp cùng phát ra ánh sáng vàng lấp lánh làm loá mắt người. Vì vậy nó được gọi là Chùa Đá Vàng.
Chùa Đá Vàng nằm đúng ở trên rìa vách đá cao 1100m, hơn nữa điều khiến người ta run sợ nhất là khi bước tới gần Chùa Đá Vàng thực ra lại nằm trên một mặt đá dốc. Nếu như tiến lại gần thêm một chút, bạn sẽ càng thêm sợ hãi bởi vì diện tích tiếp xúc của Dajinshi với tảng đá lớn ở dưới có đường kính chỉ khoảng 2m. Do đó quan sát trực quan, tảng đá vàng khổng lồ này chắc chắn rất nguy hiểm, chỉ cần mặt đất lắc một chút nó sẽ lăn xuống vách đá dưới tác dụng của trọng lực, và mang theo cả ngôi chùa trên đó, khiến thịt nát xương tan. Tuy nhiên, từ khi tảng đá ở đó tới nay chưa bao giờ xảy ra chuyện như vậy, nó chưa hề bị lăn xuống dưới. Dù nhìn từ góc độ nào, tảng đá này đều bất chấp định luật trọng lực.
Tảng đá vàng cao khoảng 8,15m; nặng khoảng 611 tấn, là một phiến đá hoa cương hoàn chỉnh. Nằm trên tảng đá là tòa bảo tháp cao 7,3m (Ảnh chụp màn hình)
Nhưng quá khứ chưa xảy ra sự cố không có nghĩa là ngày nay hoặc tương lai sẽ không có. Vì vậy, trận động đất năm 2018 đã khiến các quan chức của thành phố Bago rất lo lắng danh lam thắng cảnh tuyệt vời này bị tổn hại. Việc họ lo lắng cũng có căn cứ bởi vì Myanmar ở trên đường đứt gãy vỏ trái đất dài 120 km kéo dài từ bắc tới nam, xuyên qua thành phố chính của Myanmar, tiến nhập vào vịnh Martaban của Ấn Độ Dương, trong đó bao gồm cả Bago cách Chùa Đá Vàng chưa tới 100km.
Theo ước tính của các nhà khoa học, đoạn đứt gãy này cứ cách mỗi 80-110 năm sẽ xảy ra một trận động đất với cấp độ 6 trở lên. Ví dụ như vào năm 1930, ở Bago đã có động đất 7,3 độ Richter. Hầu như tất cả các tòa nhà trong bán kính hơn 100 km xung quanh thành phố đã bị phá hủy, nhưng Chùa Đá Vàng vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, không hề hư hại.
Đối với các môn đồ Phật giáo, hiện tượng kỳ lạ này không hề kỳ lạ chút nào. Họ cảm thấy rằng bất kể trận động đất mạnh như thế nào cũng không thể rung chuyển tảng đá lơ lửng này, bởi vì Chùa Đá Vàng là tượng trưng của Thần tích – sức mạnh của Phật.
Về nguồn gốc của Chùa Đá Vàng có một số cách giải thích, nhưng mỗi cách đều có liên quan tới Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Một giải thích cho rằng, khối đá lớn này là do đệ tử của Đức Phật – Tôn giả Mục Kiền Liên dùng thần thông di dời tới. Tuyên bố này xuất phát từ lời kể của chính các tăng nhân địa phương trong cuốn sách từ các ghi chép hàng ngày của hoà thượng Hư Vân, vị đệ nhất thần thông ở thời Trung Hoa Dân Quốc. Cuốn sách do đệ tử Khoan Hiền của thiền sư Hư Vân biên soạn thành một cuốn sách. Hòa thượng Hư Vân cho biết, ông đã từng tới Myanmar. Khi tới thăm Chùa Đá Vàng, nghe nói rằng tảng đá do Tôn giả Mục Kiền Liên đặt ở đó.
Có một phiên bản khác của câu chuyện là nó được tìm thấy trên một tấm bia thế kỷ 15 của một vị vua cổ xưa Miến Điện. Câu chuyện này kể rằng vào ngày thứ 8 sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khai công, khai ngộ dưới cội Bồ Đề, cũng là thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, Ngài đã dẫn các đệ tử tới đất nước Thaton. Thời đó, đất nước này do bộ tộc Mon thống trị. Ngày nay Mon là dân tộc thiểu số lớn thứ tư ở Myanmar. Khi đó phạm vi cai trị của Thaton không nhỏ, ngày nay còn được gọi là khu vực Hạ Miến Điện. Tại Thaton, Đức Phật Thích Ca đã gặp ba vị ẩn sĩ. Đức Phật đã tặng cho họ ba sợi tóc của Ngài, mỗi người một sợi. Ba ẩn sĩ vui mừng cầm lấy lễ vật vô cùng trân quý trông thì nhẹ như lông mà kỳ thực rất nặng.
Sau khi xuất gia, Phật Đà cả đời thanh khổ, không nhiễm thế duyên, Ngài không có vật phẩm gì có thể ban tặng, đã lấy sợi tóc của mình làm lễ vật hay tín vật. Đây là một ngoại lệ cực lớn. Làn da và mái tóc là của cha mẹ, dù là ở Trung Quốc hay Ấn Độ, cổ nhân đều coi chúng rất rất trân quý. Việc tặng tóc tương đương như việc đem sinh mệnh giao phó cho đối phương, thể hiện ý nghĩa vô cùng tin tưởng. Dĩ nhiên, ba người ẩn sĩ vô cùng hãnh diện.
Một trong ba vị ẩn sĩ mang sợi tóc của Đức Phật tới núi Kailash – chính là núi Thần ở Tây Tạng – Cương Nhân Ba Tề. Hai vị ẩn sĩ còn lại là hai anh em, họ trân trọng cất giấu kỹ sợi tóc Đức Phật tặng trong búi tóc của bản thân. Sau khi người em qua đời, hai sợi tóc đều được người anh nắm giữ. Thời gian trôi đi, người anh cũng ngày một già đi, vì vậy ông quyết định đem hai sợi tóc quý giá đó tặng cho quốc vương của đất nước Thaton bấy giờ, hy vọng ông có thể xây một tòa bảo tháp để thờ cúng sợi tóc của Đức Phật.
Núi Cương Nhân Ba Tề (núi Kailash) (Ảnh chụp từ video)
Quốc vương rất vui mừng, nhanh chóng đáp ứng nguyện vọng của người ẩn sĩ. Tuy nhiên ẩn sĩ này đưa ra một yêu cầu kỳ lạ rằng, quốc vương còn phải đi tìm một tảng đá khổng lồ và đặt bảo tháp lên trên tảng đá đó, trong bảo tháp sẽ thờ cúng tóc của Đức Phật. Nhưng hình dạng của tảng đá này phải giống như cái đầu của người ẩn sĩ, có nghĩa là hình dạng của bảo tháp giống như búi tóc, hình dạng của tảng đá lớn giống như cái đầu. Điều này cho thấy người ẩn sĩ mong muốn sau khi mình qua đời vẫn có thể dùng một hình thức khác để được tiếp tục đội tóc của Đức Phật.
Sau khi nghe yêu cầu kỳ lạ đó, quốc vương có chút lặng đi kinh ngạc, nhưng vẫn đồng ý, ông tập hợp khắp cả nước để tìm tảng đá lớn có hình dạng như đầu của người ẩn sĩ. May mắn thay, không lâu sau đã có người tìm được tảng đá hoa cương thích hợp với yêu cầu ở vùng biển nông. Quốc vương mừng rỡ, lệnh cho người vận chuyển tảng đá lên đỉnh núi Kyaikhtiyo.
Người ẩn sĩ giữ lời hứa và giao lại cho quốc vương sợi tóc của Đức Phật. Đức vua đã cho xây một tòa bảo tháp đặt bên trên tảng đá lớn, trịnh trọng đặt sợi tóc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào bên trong bảo tháp để mọi người thờ cúng. Sau này những người tín ngưỡng tự động dát thêm vàng lá lên tảng đá, và nó trở thành tảng đá vàng như ngày nay.
Vấn đề là Chùa Đá Vàng treo ở đó trong tư thế hiện tại là do ngọn núi bị phong hóa và sụp đổ gây ra, hay là rất lâu về trước nó đã như thế, hoặc là đúng như câu chuyện kể trên rằng có người đã vận chuyển tảng đá lên. Tới nay vẫn chưa tìm thấy có bất kỳ ghi chép nào. Nhưng từ thế kỷ 18 và cuối thế kỷ 19, qua các tấm ảnh và bức hình, ít nhất từ 200 năm trước Chùa Đá Vàng đã là như thế rồi. Đồng thời, cũng không có dấu hiệu cho thấy tảng đá khổng lồ hơn 600 tấn là do con người mang lên đặt ở vị trí đó.
Như đã đề cập, Myanmar nằm trên đúng đường đứt gãy vỏ trái đất, động đất là chuyện bình thường, năm nào cũng thường có. Tại sao động đất không hề làm rung lắc tảng đá lớn lơ lửng trên không đó?
Giải thích của các tín đồ Phật giáo khá đơn giản: đó là bởi vì tóc của Đức Phật, trong bảo tháp ở trên tảng đá lớn có tóc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nên đã trấn trụ vững tảng đá lớn.
Đương nhiên, đối với giải thích này, những người tin vào khoa học hiện đại – họ không hề tin.
Viện Smithsonian của Mỹ đã từng làm một bộ phim tài liệu về Chùa Đá Vàng. Các nhà địa chất và khảo cổ đi theo đoàn làm phim đã bận rộn rất lâu bên cạnh Chùa Đá Vàng, mong muốn tìm ra nguyên lý có thể dựng được Chùa Đá Vàng nơi vách đá. Nhưng cuối cùng họ đành thất vọng, và trong chương trình của họ đành phải thừa nhận đây là hiện tượng thách thức định luật trọng lực.
Viện Smithsonian của Mỹ đã từng làm một bộ phim tài liệu về Chùa Đá Vàng (Ảnh chụp màn hình)
Chùa Đá Vàng có thể coi là Huyền Không tự phiên bản Myanmar. Nhưng nếu xem xét kỹ, có thể thấy nó vẫn có điểm khác với Huyền Không tự của Trung Quốc bởi vì Huyền Không tự Sơn Tây là công trình kỳ tích của nhân loại, còn Chùa Đá Vàng của Myanmar, nó thực ra là sự hợp nhất của một loại kỳ quan tự nhiên ‘đá thăng bằng’ với công trình của con người (bảo tháp).
Chùa Đá Vàng là ‘đá thăng bằng’?
Ví dụ như tảng đá hình dưới, trông hình dạng khá giống với Chùa Đá Vàng, nó cũng là một tảng đá lớn, chỉ có một phần nhỏ ở đáy, xem ra rất không ổn định nhưng thực ra lại rất ổn định, đã tồn tại hàng chục ngàn năm. Nó là tảng đá cân bằng ở công viên quốc gia Guadalupe Mountains, thuộc bang Texas, Mỹ.
Tảng đá cân bằng ở công viên quốc gia Guadalupe Mountains, thuộc bang Texas, Mỹ (Ảnh chụp màn hình)
Hay như một ví dụ khác như hình dưới đây. Nó là tảng đá cân bằng Mẹ và con ở công viên quốc gia Matobo tại Zimbabwe. Nó không chỉ là tảng đá duy trì một sự cân bằng tuyệt vời, mà là tảng đá xếp hình người vẫn duy trì thăng bằng trên vạn năm không bị đổ, quả là tuyệt tác của thiên nhiên.
Tảng đá cân bằng Mẹ và con ở công viên quốc gia Matobo tại Zimbabwe (Ảnh chụp màn hình)
Còn có một tổ hợp hòn đá thăng bằng do ba viên đá xếp chồng lên nhau và được gọi là tam điệp thạch. Nó xuất hiện trong tờ tiền mệnh giá lớn nhất thế giới – trên tờ tiền giấy mệnh giá 100 nghìn tỷ của Zimbabwe.
Đá thăng bằng do ba viên đá xếp chồng lên nhau và được gọi là tam điệp thạch. Nó xuất hiện trong tờ tiền mệnh giá lớn nhất thế giới – trên tờ tiền giấy mệnh giá 100 nghìn tỷ của Zimbabwe (Ảnh chụp màn hình)
Còn có rất nhiều hiện tượng tảng đá thăng bằng kỳ diệu khác nữa được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
Thực ra, đá Phi Lai ở Hoàng Sơn, Trung Quốc cũng có thể được coi là một loại đá thăng bằng.
Những tảng đá thăng bằng ở trên, mặc dù trông khá giống với Chùa Đá Vàng, nhưng thực chất lại không giống, vì những tảng đá thăng bằng này liên kết với phần thân chính của nền đá bên dưới.
Hiện nay, các nhà địa chất học cho rằng, đá cân bằng được hình thành trong địa hình bao gồm đá sa thạch và đá granit; bề mặt là đá sa thạch, tầng dưới là đá granit. Sự chuyển động của vỏ trái đất gây ra các nếp gấp của vỏ trái đất làm nứt đá sa thạch bề mặt và nâng cao đá granit bên dưới. Khi áp lực lên đá granit phía trên giảm dần, đá granit mở rộng và gãy trong quá trình nâng lên, sau đó tách thành các khối đá granit riêng lẻ. Tốc độ phong hóa của khối đá granit nhô lên khỏi mặt đất khác với tầng đá sa thạch xung quanh. Trải qua thời gian lâu dài, tầng đá sa thạch xung quanh bị xói mòn mất đi, phần đáy dưới của đá granit trở nên nhỏ đi nhưng vẫn có một phần gắn liền với phía dưới, vì vậy hình thành nên cảnh quan đá thăng bằng như ở trên.
Mỗi tảng đá thăng bằng đều mang theo mình những câu chuyện riêng. Chùa Đá Vàng và nhiều hòn đá thăng bằng kể trên khác nhau ở chỗ trọng tâm của Chùa Đá Vàng đặc biệt không thăng bằng.
Theo quan điểm của cơ học Newton, nó vẫn có thể bảo trì ổn định thời gian lâu dài trong trạng thái như thế, là có hai khả năng lớn. Thứ nhất là bảo tháp bên trên Chùa Đá Vàng có tác dụng giữ sự ổn định. Bảo tháp cao 7,3m được xây đúng ở vị trí ⅔ hướng vào trong của Chùa Đá Vàng. Nếu như trọng lượng của bảo tháp vừa đúng khiến trọng tâm của Chùa Đá Vàng duy trì ở vị trí ổn định, cộng với lực ma sát của hòn đá và nguyên tắc đòn bẩy thì sẽ có khả năng giúp Chùa Đá Vàng không bị đổ, giống như thuật siêu cân bằng, chỉ cần tìm đúng trọng tâm việc cân bằng vạn sự vạn vật là không phải vấn đề. Archimedes có một câu nói nổi tiếng ‘Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên’. Nhưng việc phụ thuộc vào trọng tâm này có một vấn đề là không được lắc, nếu lắc thì nó sẽ bị đổ.
Nhưng như đề cập ở trên, vị trí địa lý của Chùa Đá Vàng lại ở đúng vùng động đất, cứ cách mỗi 80-100 năm, mặt đất sẽ rung chuyển dữ dội một lần, mà Chùa Đá Vàng không hề bị tổn hại. Do đó chỉ dựa vào cân bằng trọng tâm liệu có đạt được hiệu quả như hiện giờ? Thực ra đây là một câu hỏi lớn.
Tình huống thứ hai là Chùa Đá Vàng có một cơ cấu giữa nó và nền đá bên dưới nó, và có các rãnh trên đá bên dưới để giữ nó cố định, thậm chí có các thiết bị như móc. Nhưng từ góc ảnh phía dưới có thể thấy rõ diện tích tiếp xúc giữa phần dưới của hòn đá và bề mặt rất nhỏ. Ngay cả có các rãnh, chúng cũng không thể đủ giúp tảng đá lớn ổn định. Nếu là có trang bị các thiết bị như móc, sẽ cần phải thay đổi định kỳ để tránh rỉ sét. Nhưng có thể chắc chắn rằng Chùa Đá Vàng chưa bao giờ thay đổi cơ chế, vì vậy nó là những dấu hiệu này khiến Viện Smithsonian thấy khó hiểu và họ mới cảm thấy rằng Chùa Đá Vàng không phù hợp với luật hấp dẫn.
Vậy rốt cuộc Chùa Đá Vàng là kết quả của công nghệ cao cổ đại nào mà chúng ta chưa biết đến hay thực sự là sức mạnh của Đức Phật gia trì tạo nên. Có lẽ, vào một ngày nào đó, trong tình huống không có sự ảnh hưởng của cảm tình tôn giáo, chúng ta có thể có được sự giải thích toàn diện đối với văn vật, có thể có cơ hội giải đáp ẩn đố.
Nguồn: VDH
- Tam giác Rồng – Bí ẩn chưa có lời giải nghi liên quan đến những thế lực ngoài hành tinh?
- Ramanujan – người dùng công thức toán học chứng minh sự tồn tại của Thần
- Điểm tương đồng kỳ lạ của hai quân vương vĩ đại: Hoàng đế Khang Hy và vua Louis XIV