“Chân thân” của Đức Phật được tìm thấy trong tháp cổ nghìn năm, để lộ bí mật kiᥒh thiên chấn động thế giới

Chùa Pháp Môn, còn có tên gọi khác là “Chân Thân Bảo Tháp”, tọa lạc tại thành phố Bảo Kê. Bảo Kê là địa phương được lịch sử ưu đãi, nó không chỉ là quê hương của Viêm Đế mà còn là quê hương của thời đại đồ đồng.

Ảnh ghép minh họa.

Địa điểm cụ thể Chùa Pháp Môn là ở huyện Phù Phong, cách Tây An, Thiểm Tây 110 km về phía Tây. Chùa Pháp Môn có lịch sử hơn 1.700 năm, đây cũng là một bảo tháp Phật giáo, có thể nhìn thấy từ bốn chữ “Chân thân bảo tháp”. Theo các ghi chép lịch sử, dưới tòa tháp này còn có một cung điện dưới mặt đất, chứa xá lợi xương ngón tay của Thích Ca Mâu Ni và nhiều bảo vật khác.

Truyền thuyết liên quan đến kho báu luôn thu hút mọi người, tuy nhiên những ghi chép này không phải lúc nào cũng được kiểm chứng, nên người đời sau cũng không có cách nào để đánh giá tính xác thực của chúng.

Cho đến 38 năm trước, Quan Trung, Thiểm Tây gặp phải một trận mưa lớn bất ngờ và hiếm gặp, thì những tin đồn bấy lâu nay đã xuất hiện trước mặt con người thế gian.

Tháp cổ bị sụp đổ một nửa. Nguồn ảnh: soundofhope

Được biết đêm 24 tháng 8 năm 1981 trời có mây đen, sấm chớp!

Ngôi Bảo tháp ngàn năm tuổi đã sụp đổ sau một tiếng sấm sét, nhưng điều kỳ lạ là chỉ có một nửa tòa tháp bị sập, nửa còn lại hướng thẳng lên trời như một ngón tay uốn cong, điều này thực sự đáng kinh ngạc!

Điều kỳ diệu là sự kiện này lại trùng vào ngày 8/4 âm lịch, là ngày Phật Đản, điều này dường như đã được ông Trời cố ý an bài, hàng triệu tín đồ đã không ngại đường xa nghìn dặm để đến chứng kiến ​​và chiêm ngưỡng Thánh vật bên trong mà họ không thể chạm tới.

Tương truyền, chùa Pháp Môn là nơi thờ xá lợi ngón tay duy nhất của Đức Phật sau khi Ngài viên tịch. Năm 1987, người ta phát hiện ra ghi chép của Biên niên sử quận Phù Phong: Dưới lời kể của Do Tỉnh rằng ông được triệu vào cung để xây dựng một cung điện tráng lệ, bên trong tỏa lên ánh vàng kim kỳ lạ bí ẩn.

Thế là mọi người quyết định đào móng sửa lại bảo tháp, một bí mật chấn động thế gian được mở ra. Sau khi các nhà khảo cổ dỡ bỏ lớp đá cẩm thạch, trước mắt mọi người đột nhiên xuất hiện một cổng đá hình tròn, tuy nhiên khi đào từ cổng chính xuống thì bất ngờ xuất hiện một cầu thang 19 tầng, có hơn 27000 đồng tiền.

Ngay cả những nhà khảo cổ dày dặn kinh nghiệm cũng phải sững sờ, nghi thức này gọi là “kim tiền phô để” (tiền lót dưới đáy) và là nghi thức an táng thuộc hàng lễ tiết cao nhất.

Nội thất của cung điện dưới lòng đất. (Ảnh qua Sound Of Hope)

Hơn 800 mảnh vải lụa vàng cũng được khai quật lần này, quần áo làm từ lụa và sợi vàng chưa mỏng đến 1/3 sợi tóc, kỹ thuật sản xuất tinh xảo này ngay cả trong xã hội ngày nay cũng rất hiếm thấy.

Họ không ngờ rằng tất cả sự rực rỡ và sang trọng này chỉ làm nền cho một vật thể thiêng liêng khác. Lúc này, các nhà khảo cổ học mới phát hiện, một chiếc hộp sắt nhỏ thần bí xuất hiện trước mặt mọi người.

Xá lợi ngón tay Phật. (Ảnh qua Sound Of Hope)

Các nhà khảo cổ xúc động mở ra tầng thứ nhất, bên trong lại có một chiếc hộp sắt, tiếp theo là những chiếc hộp pha lê bằng vàng và bằng gỗ đàn hương thời trung cổ, lần này đặt bên trong là một tháp xá lợi lấp lánh trong suốt bằng ngọc bích, sau khi mở ra, tất cả mọi người đều sững sờ, bên trong là xá lợi xương ngón tay của Đức Phật mà mọi người đang tìm kiếm.

Các chuyên gia ngay lập tức tiến hành giám định nó, và những ghi chép trong bia ký khắc trước đó đã chứng minh rằng đây chính là xá lợi ngón tay thật sự của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập Phật giáo. Mọi người mở lịch ra thì thấy hôm đó là ngày 8 tháng 4 là ngày lễ Phật Đản. Cộng đồng Phật tử cho rằng đây là Đức Phật hiển linh, càng làm tăng thêm màu sắc huyền thoại cho chùa Pháp Môn.

Khi tin tức khai quật được xá lợi ngón tay của Đức Phật được công khai đã lập tức gây chấn động toàn Phật giáo, lúc bấy giờ đã thu hút gần 4 triệu tín đồ đến chiêm bái, ngoài ra còn thu hút một bộ phận tín đồ từ Đông Nam Á và nhiều nước khác.


Ngày nay, chùa Pháp Môn đã được UNESCO đánh giá là “Đại kỳ quan thứ 9 của thế giới”, và xá lợi chân thân của Đức Phật đã liên tục vượt các đại dương để trưng bày khắp nơi trên thế giới. Ngày nay, chùa Pháp Môn ngày càng lớn hơn và sang trọng hơn, nhưng đồng thời, ngôi chùa cổ kính vẫn bảo tồn được ngôi cổ tự chân thân bảo tháp trưng bày các văn vật trong địa cung.

Bằng cách này, một bí mật ngàn năm cuối cùng đã xuất hiện trở lại trên thế gian để cho thế nhân có cơ hội chiêm ngưỡng và thành kính.

Nguồn: VDH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *