Đền Hoysaleswara Ấn Độ: Kính viễn vọng, tên lửa đã được sử dụng từ thời cổ đại?

Ở Ấn Độ hiện nay còn tồn tại rất nhiều công trình tôn giáo bằng đá được xây dựng từ thời cổ đại. Ngoài vẻ đẹp và sự huyền bí thì những nơi này cũng mang đến cho chúng ta những thắc mắc về trình độ công nghệ thật sự của con người xa xưa… điển hình là đền Hoysaleswara.

Khu phức hợp đền Hoysaleswara được xây dựng từ thế kỷ 12 là công trình kiến trúc có khớp nối vô cùng hoàn hảo với các đường nét chạm khắc tinh xảo, được tin là bằng chứng của công nghệ gia công bằng máy móc tiên tiến thời cổ đại.

Người ta cho rằng đền Hoysaleswara được xây dựng từ thế kỷ 12, tại Halebidu, bang Karnataka, Ấn Độ bởi vua Vishnuvardhana, dành riêng cho việc thờ phụng các vị thần trong tín ngưỡng đạo Hindu.

Những chi tiết đá trong ngôi đền đã làm cho người xem phải băn khoăn, người ta đã tạo ra chúng như thế nào?

Hình chạm khắc một người đàn ông đang cầm kính viễn vọng tại đền Hoysaleswara, Ấn Độ. Ảnh: Praveen Mohan

Hình chạm khắc một tên lửa nhiều tầng tại quần thể kiến trúc Mahabalipuram, Ấn Độ. Ảnh: Praveen Mohan




Các cột đá tại một lối vào của đền Hoysaleswara (Ảnh: wikipedia)

Khi tới thăm đền Hoysaleswara, nhìn thấy đường nét chạm khắc tinh xảo của những trụ cột, những bức tượng của các vị thần… khiến người ta kinh ngạc và tự đặt ra câu hỏi: làm cách nào mà người ta có thể chế tác ra nó? Làm sao từ thời cổ đại mà con người lại có thể làm được những việc cần các loại máy móc tiên tiến như bây giờ?




Hình ảnh khiến ta nghĩ rằng chúng là các cột cầu thang gỗ được tiện tròn vẫn thường sử dụng hiện nay. Nguồn ảnh: tuyetnhan

Gây ngạc nhiên đầu tiên là những trụ cột trong đền Hoysaleswara. Những trụ cột ở đây có những vòng tròn nhỏ bao khắp xung quanh mà không cách nào làm thủ công chỉ với cây búa và cái đục. Nếu quan sát những cột trụ kỹ hơn một chút sẽ thấy các vòng tròn rất đều đặn cứ y như chúng được máy móc làm ra vậy. Trên thực tế, các nhà khảo cổ học đồng ý rằng những cột trụ này được chế tác bằng máy tiện, nhưng không thể giải thích được chúng được chế tác bằng máy móc như thế nào, từ cách đây 900 năm trước.




Vật thể lạ trên tay tượng một vị thần. (Ảnh: phenomenalplace.com)

Trong ảnh trên là một thiết bị rất lạ trong tay của một vị thần tên là Masana Bhairava. Bức tượng điêu khắc này rõ ràng biểu thị cho một loại cơ cấu bánh răng gọi là bánh răng hành tinh. Bánh răng bên ngoài (mũi tên đỏ) có 32 răng và bánh răng bên trong (mũi tên xanh) có chính xác một nửa số đó, tức 16 răng, và đây chính xác là cách chúng ta sử dụng bộ giảm tốc hiện đại.




Thậm chí thú vị hơn, chúng ta còn có thể nhìn thấy một cái khóa chạy xung quanh cấu trúc này và bị khóa lại ở chính giữa trung tâm. Ngày nay, chúng ta cũng sử dụng đúng loại công nghệ này, và nó được gọi là circlip lock (vòng hãm) hoặc snap ring (vòng khóa) để cố định các chi tiết tại đúng vị trí. Nếu các nhà sử học đúng, thì làm thế nào những con người thời đó, thao tác chỉ với cây búa và cái đục, lại có thể tưởng tượng ra được một cơ cấu như vậy? Phải chăng công nghệ máy móc tiên tiến đã được sử dụng cách đây 900 năm?

Đó có phải là lý do tại sao, chúng ta nhìn thấy những cột trụ hoàn hảo như vậy? Một điều còn thú vị hơn nữa là vị thần cầm trên tay công cụ này, với tên gọi Masana Bhairava (Masana = Đo đạc, Bhairava = Thần). Có phải ngẫu nhiên khi vị Thần đo đạc đang cầm trong tay một công cụ vô cùng tiên tiến và chính xác?

Hình ảnh của một hệ thống truyền động bằng bánh răng hiện đại. Nguồn ảnh: thienphatgiao

Công nghệ khắc đá tinh xảo
Nhìn vào vương miện của một bức tượng thần cao 2,1m, ta thấy các hộp sọ được trang trí trên vương miện có chiều rộng khoảng 2cm. Khi đâm xuyên một cành cây nhỏ vào một bên mắt của hộp sọ thì nó sẽ đi xuyên ra ngoài từ tai phía bên kia. Hơn thế nữa, người ta cũng có thể đâm xuyên cành cây từ tai này sang tai khác, cũng như từ tai sang miệng, theo bất kỳ cách nào. Điều này chứng tỏ rằng toàn bộ hộp sọ bị rỗng ruột bên trong.




Nếu đâm xuyên một cành cây nhỏ vào một bên mắt của hộp sọ thì nó sẽ đi xuyên ra ngoài từ tai phía bên kia. (Ảnh: Praveen Mohan)

Thật không thể tưởng tượng họ đã làm như thế bằng cách nào. Bởi ngay cả với máy móc hiện đại ngày nay, đây cũng là một công việc vô cùng khó. Do đó với các công cụ nguyên thủy, việc tạo ra một quả cầu rỗng bên trong một hòn đá nhỏ như vậy thì càng không thể hiểu được.

Thú vị hơn là khi chúng ta chiếu đèn pin vào khu vực giữa phần đầu và vương miện, ánh sáng đèn pin có thể chiếu xuyên qua được. Có một khe hở rất nhỏ giữa phần đầu và vương miện. Nếu chèn cành cây nhỏ khoảng 3mm vốn dùng để đâm xuyên các hộp sọ trang trí vương miện trước đó vào khe hở, nó sẽ không thể chui lọt. Nghĩa là khe hở này rộng chưa đầy 3mm.




Làm thế nào người Ấn Độ cổ đại có thể tạo ra một khe hở nhỏ, rộng chưa đầy 3mm bằng cây đục thô sơ, to lớn? Hay là vương miện, các hộp sọ nhỏ trên vương miện và các chi tiết khác được điêu khắc từ những khối đá riêng biệt, sau đó được gắn lại với nhau và do gắn không khít nên mới tạo ra khe hở nhỏ như thế? Không phải! Các nhà khảo cổ đã xác nhận rằng bức tượng cao 2,1m này được chế tác từ một tảng đá cứng, nguyên khối duy nhất…

Công nghệ đánh bóng siêu việt

Một bức tượng thần bò tại đền Hoysaleswara. Nguồn ảnh: tuyetnhan




Nguồn ảnh: thienphatgiao

Bộ mũi khoan Rotary Burr (ảnh: pinterest.jp)




Tại Ấn Độ, đền Hoysaleswara nổi tiếng vì có 2 bức tượng thần bò nguyên khối có vẻ đẹp hoàn hảo với kích thước lớn xếp thứ 6 và thứ 7 trên cả nước. Những bức tượng thần bò này trông như thể được tạo ra với độ chính xác của máy móc siêu việt. Đặc biệt là độ bóng của chúng. Chúng bóng đến độ người ta có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu khuôn mặt mình trên thân tượng giống y như đang soi gương vậy.

Điều này quả đáng kinh ngạc, bởi lẽ ra theo thời gian bề mặt bức tượng sẽ bị hư hại và xói mòn. Do đó, thật khó có thể tưởng tượng vào thời gian mới được tạo ra, không biết chúng còn sáng bóng đến như thế nào. Phải chăng từ 900 năm trước con người đã biết đánh bóng đồ vật bằng máy móc?


Nguồn ảnh: tuyetnhan




Các họa tiết và vòng tròn đều nhau bao xung quanh các cột trụ đá (ảnh: phenomenalplace.com)







Nguồn ảnh: thienphatgiao

Hoysaleswara không chỉ đặc biệt với tác phẩm điêu khắc ngay trên bức tường bên ngoài, mà còn nổi tiếng là một đền thờ với những công trình kiến trúc chạm khắc tinh xảo. Hơn thế nữa nó còn mang đến cho con người hiện đại một câu hỏi chưa thể trả lời: Tại sao ở thời cổ đại mà người ta có thể làm được những điều kỳ diệu đến như thế?

Video khám phá ngôi đền Hoysaleswara của nhà thám hiểm nghiệp dư Praveen Mohan:

Nguồn: VDH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *