Con người có sinh, lão, bệnh, tử; trăng có tròn, khuyết, sáng, tối. Dù công nghệ của con người có tiên tiến đến đâu cũng không thể thoát khỏi những ràng buộc của quy luật tự nhiên về sinh tử.
Sau khi qua đời, sinh mệnh con người sẽ không phải là kết thúc, mà sẽ xuyên việt tới các vũ trụ khác, và sống mãi mãi. (Ảnh minh hoạ: AD_Images/Pixabay)
Do đó, từ xưa tới nay, con người không tiếc công sức để cố tìm ra pháp môn trường sinh bất tử, mong muốn đột phá quy luật sinh tử. Ngày nay, một nhà khoa học sinh học đã tìm ra con đường để phá vỡ quy luật này.
Vào ngày 12 tháng 7 năm 2022, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đã công bố bức ảnh màu đầu tiên về bản đồ cụm thiên hà SMACS 0723, do Kính viễn vọng Không gian Webb chụp. Đây là hình ảnh sâu nhất về vũ trụ mà con người từng chụp được.
Trưởng ban sứ mệnh khoa học của NASA, ông Thomas Zurbuchen, tuyên bố công khai rằng, đây là hình ảnh rõ ràng nhất về vũ trụ, và quang phổ ngoại hành tinh từ trước đến nay. Quang cảnh rất đẹp khiến người ta xúc động rơi lệ. Một bức ảnh màu rõ ràng về vũ trụ có đáng phải rơi nước mắt như vậy không? Câu trả lời là có.
Bởi vì bức ảnh màu vũ trụ này không chỉ giúp các nhà khoa học quan sát vũ trụ được sinh ra vào khoảng 13,7 tỷ năm trước trông như thế nào, giúp các nhà khoa học hiểu được hệ mặt trời ra đời ra sao; quan trọng hơn là một khi các nhà khoa học giải mã được nguyên nhân ra đời của hệ mặt trời thông qua bức ảnh này. Điều này tương đương với việc giải mã lý do tại sao con người được sinh ra trên trái đất, giải mã ý nghĩa thực sự của sự tồn tại của con người.
Đối với mỗi con người trên trái đất, điều này có ý nghĩa thật to lớn.
Hiện tượng ‘đáng sợ’
Trên thực tế, việc NASA phát hành bức ảnh màu của cụm thiên hà SMACS 0723 thực sự đã làm được điều đó. Bởi vì kính thiên văn Webb đã bất ngờ phát hiện ra hình ảnh từ sâu thẳm của vũ trụ.
Ngày 19 tháng 7, một nhóm nghiên cứu của Đại học Cornell đã công bố kết quả nghiên cứu quan trắc trên trang web của Đại học Cornell. Các nhà khoa học gọi đó là một khám phá ‘đáng sợ’.
Một bức ảnh màu về vũ trụ đẹp đến mức khiến người ta phải rơi lệ, nhưng tại sao lại làm các nhà khoa học phải lo sợ?
Bức ảnh màu của cụm thiên hà SMACS 0723 do kính thiên văn vũ trụ James Webb của NASA chụp được. (Ảnh: NASA)
Vốn do giới hạn của tốc độ ánh sáng, nên các thiên thể khác nhau mà chúng ta hiện có thể quan sát trong vũ trụ, thực ra là hình dạng quá khứ của chúng.
Ví dụ, khi chúng ta quan sát Cận tinh (Proxima Centauri) có khoảng cách khoảng 4,22 năm ánh sáng so với Trái đất, trên thực tế, người ta chỉ nhận được hình ảnh của Proxima Centauri từ 4,22 năm ánh sáng trước đây. Vì vậy, những gì chúng ta đang thấy thực sự không phải là Proxima Centauri hiện nay.
Chính vì điều này nên nếu chúng ta có thể nhìn xa hơn và sâu hơn trong vũ trụ, cũng có thể nhìn thấy quá khứ xa xưa hơn. Và đây là một trong những sứ mệnh quan trọng của kính thiên văn Webb. Nghiên cứu những ngôi sao và thiên hà cổ đại đó trong vũ trụ, từ đó tìm hiểu bí mật về sự ra đời của vũ trụ, bí mật về sự ra đời của hệ mặt trời.
Theo lý thuyết vụ nổ lớn, các thiên hà trong vũ trụ đã phải trải qua quá trình phát triển từ ‘thiên hà non trẻ’ không quy tắc, tới va chạm với các thiên hà khác, và sáp nhập thành ‘thiên hà trưởng thành’.
Các nhà thiên văn học xưa nay nghĩ rằng, trong bức ảnh màu về cụm thiên hà SMACS 0723 do NASA công bố, những thiên hà xa xôi có độ lệch đỏ lớn hơn 3, sẽ bị chi phối chủ yếu bởi các “thiên hà non trẻ” có quy mô nhỏ hơn. Nếu không ngoài dự liệu, còn có thể quan sát nhiều các thiên hà đang trong quá trình va chạm và hợp nhất.
Nhưng điều đáng kinh ngạc là các quan sát của kính thiên văn Webb cho thấy rằng trong số nhiều thiên hà có độ dịch chuyển đỏ lớn hơn 3, có một số lượng lớn “thiên hà trưởng thành”. Và con số thực sự chiếm khoảng 50% tổng số các thiên hà quan sát được. Những thiên hà này thậm chí còn hình thành sớm hơn ước tính trước đây. Chúng không chỉ có hình dạng thông thường, mà lớn hơn tưởng tượng, và không có sự khác biệt rõ ràng so với nhiều thiên hà xung quanh Dải Ngân hà của chúng ta.
Điều này có nghĩa là, lý thuyết về nguồn gốc vụ nổ vũ trụ lớn đã được giới khoa học chấp nhận rộng rãi trước đây sẽ được viết lại. Vì vậy, các nhà khoa học không khỏi hoang mang.
Nhà văn khoa học người Mỹ Eric J. Lerner đã viết một cuốn sách mang tựa đề “Vụ nổ lớn chưa bao giờ xảy ra” (The Big Bang Never Happened).
Ông cho biết bức ảnh màu do NASA công bố đã đủ để chứng minh nguồn gốc thực sự của vũ trụ không phải từ cái gọi là “vụ nổ lớn”.
Dù những tuyên bố của Eric Lerner không được cộng đồng khoa học chấp nhận rộng rãi, nhưng bức ảnh màu này do NASA phát hành không ngờ lại trở thành một bậc thầy khoa học khác làm bằng chứng cho thuyết liên quan tới vũ trụ.
Robert Lanza
Tiến sĩ Robert Lanza là một nhà y học tái tạo nổi tiếng của Mỹ, và Giám đốc Khoa học của Công nghệ Tế bào Tiên tiến. Ông đã viết một cuốn sách mang tên “Lý luận về sinh vật trung tâm” (The Grand Biocentric Design). Trong cuốn sách này ông đã nói về một kết luận bùng nổ làm đảo lộn nhận thức khoa học.
Đó là, sau khi qua đời, sinh mệnh con người sẽ không phải là kết thúc, mà sẽ xuyên việt tới các vũ trụ khác, và sống mãi mãi. Ông nói: “Nhiều vũ trụ có thể tồn tại cùng một lúc. Trong một vũ trụ sau khi thân thể bạn chết đi, một vũ trụ khác sẽ hấp thụ ý thức của bạn và sau đó tiếp tục tồn tại, sẽ tiếp tục sống trong một vũ trụ khác tương tự như thế”.
Điều này nghe có vẻ hơi giật gân? Bởi vì theo thuyết tiến hóa của Darwin, sự sống và cái chết của con người dường như không liên quan đến vũ trụ hoặc đa vũ trụ. Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhà khoa học Lanza này là ai.
Tiến sĩ Robert Lanza là một nhà y học tái tạo nổi tiếng của Mỹ, và Giám đốc Khoa học của Công nghệ Tế bào Tiên tiến. (Ảnh: Wikipedia CC BY ASA 3.0)
Vào ngày 11 tháng 2 năm 1956, Lanza sinh ra ở Boston, bang Massachusetts của Mỹ. Được biết, ông đã đặc biệt quan tâm đến di truyền học từ khi còn là một đứa trẻ. Căn hầm trong nhà ông đã trở thành thiên đường để ông nghiên cứu về di truyền học của gà. Khi ông mang kết quả nghiên cứu di truyền của gà tới Trường Y Harvard, ông đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu.
Vào 10 năm sau, ông đã được các chuyên gia virus học người Mỹ Jonas Salk, nhà tâm lý học người Mỹ B. F. Skinner, và bác sĩ phẫu thuật tim người Nam Phi Christiaan Barnard hướng dẫn. Sau đó, Lanza theo học tại Đại học Pennsylvania và đạt được học vị cử nhân và Tiến sĩ Y khoa. Ông làm việc ở đó với tư cách là Học giả Benjamin Franklin và Học giả Đại học, đồng thời ông cũng là Học giả Fulbright.
Hiện ông đang sống ở Clinton, Massachusetts. Lanza là một trong những thành viên của nhóm nhân bản phôi người đầu tiên trên thế giới, và là người đầu tiên tạo ra thành công tế bào gốc từ người trưởng thành thông qua chuyển nhân tế bào soma.
Năm 2001, ông là người đầu tiên nhân bản một loài có nguy cơ tuyệt chủng là bò rừng Ấn Độ (Guar). Năm 2003, ông nhân bản một con bò rừng có nguy cơ tuyệt chủng từ tế bào da đông lạnh của một con bò rừng (Banteng) đã chết 25 năm trước tại Vườn thú San Diego.
Lanza và các đồng nghiệp của ông là những người đầu tiên chứng minh rằng, chuyển giao hạt nhân (nghĩa là chuyển nhân của tế bào hiến tặng vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân để tế bào sau này có thể được kích hoạt, phân chia và phát triển thành cá thể mới, mà không cần trải qua quá trình hữu tính như xâm nhập tinh trùng) có thể được sử dụng để kéo dài tuổi thọ của một số tế bào nhất định, và tạo ra mô tương thích miễn dịch.
Họ phát triển những bộ phận đầu tiên từ các tế bào nhân bản trong phòng thí nghiệm. Lanza cũng phát hiện ra rằng các tế bào hồng cầu với chức năng vận chuyển oxy có thể được tạo ra từ tế bào gốc phôi người trong các điều kiện lâm sàng thích hợp. Các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy này có thể hoạt động như một nguồn máu phổ biến. Nhiều kết quả nghiên cứu của Lanza và nhóm tế bào gốc của ông đã được đăng trên tạp chí y khoa nổi tiếng quốc tế The Lancet.
Đồng thời, do những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực y tế, năm 2010, ông Lanza đã nhận được Giải thưởng của Viện Y tế Quốc gia (NIH) vào năm 2010 cho “Chuyển các khám phá khoa học cơ bản thành các phương pháp điều trị mới và tốt hơn”.
Năm 2013, Lanza nhận được Giải thưởng Y học Ý. Vào năm 2014, ông được tạp chí Time của Mỹ bình chọn trong nhóm “100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới”. Đến năm 2015, ông được tạp chí Prospect của Anh bình chọn là một trong “50 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới”. Năm 2018, ông giành được Giải thưởng thành tựu trọn đời của Marquis Who’s Who.
Qua các nghiên cứu, Lanza phát hiện rằng khi tim ngừng đập, máu ngừng chảy, cũng chính là khi các nguyên tố vật chất ở trong trạng thái ngừng nghỉ, thì thông tin ý thức của con người vẫn có thể vận động. Nói cách khác, ngoài hoạt động thể chất, con người có những “thông điệp lượng tử” khác vượt ra ngoài nhục thể người. Nó còn được gọi là tồn tại của “linh hồn”.
Vậy là một lý thuyết hoàn toàn mới về vũ trụ đã ra đời, một lý thuyết mới về vũ trụ được dẫn dắt bởi lý thuyết sinh học.
Lý luận sinh vật trung tâm
Nói chung, sinh học dường như không dẫn đến các lý thuyết vũ trụ mới, nhưng một khi các nhà sinh học tin rằng họ đã phát hiện ra rằng dạng tế bào gốc phôi có liên quan đến “tế bào vũ trụ” thì sinh học dường như có khả năng kết hợp thế giới vật chất với thế giới tâm linh.
Mọi thứ xảy ra vào lúc này, thì ở trong đa vũ trụ song song, chúng cũng đang diễn ra đồng thời. (Ảnh minh hoạ: Geralt/Pixabay)
Khi nghiên cứu tế bào gốc, Lanza đã phát hiện ra rằng, phương thức mà cơ thể chúng ta tiếp nhận ý thức giống như vệ tinh tiếp nhận tín hiệu. Khi không có cơ thể, ý thức vẫn sẽ tồn tại. Ý thức căn bản sẽ không chết đi, nó tồn tại bên ngoài sự ràng buộc của thời gian và không gian. Nó giống như các vật thể lượng tử, không có tính cục bộ.
Từ quan điểm của vật lý lượng tử, có đủ bằng chứng để chứng minh rằng, sau khi cơ thể con người chết đi, ý thức không mất đi. Cái chết chỉ là ảo ảnh do ý thức con người tạo ra.
Ví dụ: mọi thứ xảy ra vào lúc này, thì ở trong đa vũ trụ song song, chúng cũng đang diễn ra đồng thời. Thí nghiệm khe đôi lượng tử nổi tiếng minh họa rất rõ điều này. Khi chúng ta suy xét lại những vấn đề về thời gian và ý thức, nó cũng ảnh hưởng đến ý thức của chúng ta trong thời gian và không gian song song khác.
Vì vậy, khi sinh mệnh đi đến hồi kết thúc, khi các chức năng cơ thể bị mất hoàn toàn, ý thức sẽ bắt đầu lại mới ở một thế giới khác. Vì vậy, Lanza tin rằng, sinh mệnh đã tạo ra vũ trụ, ý thức có trước khi có sự tồn tại của vũ trụ. Và cấu trúc của vũ trụ, các định luật, các lực lượng, các hằng số chẳng qua được tạo ra một cách tỉ mỉ để cho sự tồn tại của sinh mệnh.
Nói cách khác, trí tuệ tồn tại trước vật chất. Ý thức mới chính là trung tâm thực sự của thế giới. Bản thân vũ trụ không tạo ra được sinh mệnh, khi có ý thức rồi mới có vũ trụ. Chính ý thức làm cho thế giới có ý nghĩa.
Còn thời gian và không gian chỉ là công cụ của ý thức con người. Trên thực tế, từ xưa tới nay, nhiều triết gia đều cho rằng ý thức là quan trọng nhất. Tất cả chân lý đều phải bắt đầu từ ý thức của chính cá nhân. Vì vậy, triết gia và nhà khoa học người Pháp Rene Descartes từng nói: “Suy nghĩ của tôi là nguyên nhân tôi tồn tại”.
Nếu ý thức con người chết, thì sinh mệnh của con người thực sự kết thúc. Đây là ý tưởng cốt lõi trong cuốn “Lý luận sinh vật trung tâm” của Lanza, rất giống với lý thuyết vũ trụ song song. Quan điểm về đa vũ trụ của Lanza đã được dữ liệu của Kính viễn vọng không gian Planck củng cố. Và giờ đây nó cũng đã được chứng minh qua hình ảnh từ Kính viễn vọng Không gian Webb do NASA công bố.
Linde, một giáo sư tại Đại học Stanford, cũng đồng tình với quan điểm của Lanza về đa vũ trụ. Ông nói: “Có rất nhiều hình cầu giãn nở trong vũ trụ, chúng sẽ tạo thành nhiều quả bóng giống nhau hơn. Sau đó, nó tiếp tục hình thành nhiều quả cầu hơn, một cách vô hạn. Trong vũ trụ, chúng đang phân tán ra và không biết tới sự tồn tại của cái kia, nhưng đều là một phần của cùng một vũ trụ”.
Con người luôn muốn tạo ra khoa học tự nhiên để tìm hiểu về vũ trụ, để giải mã bản chất của sự tồn tại sinh mệnh. Tuy nhiên nhưng trong các tác phẩm kinh điển cổ đại của phương Đông, nó đã được thảo luận từ rất lâu.
Hơn 2000 năm trước, nhà tư tưởng nổi tiếng trong thời Chiến quốc – Thi Giảo đã đề cập trong cuốn sách “Thi tử” của mình rằng: “Khắp nơi trời đất gọi là vũ, từ xưa đến nay gọi là trụ”. Nó đã nói lên rất chính xác rằng vũ trụ là khái niệm của không gian, thời gian.
Về sinh tử của con người, trong “Thi tử” viết: “Thiên thần gọi là linh, địa thần gọi là kỳ, nhân thần gọi là ma. Ma là trở về, do đó người xưa gọi người chết là người trở về”. Điều này có nghĩa là, con người chết đi, chính là quay trở về nhà, quay trở về nơi mà linh hồn đến. Vì vậy, người xưa gọi người chết là người trở về.
Nói cách khác, từ hơn 2.000 năm trước, Thi Giảo đã cho rằng con người không thể chết, thời khắc khi thân thể con người chết chính là lúc thần linh quay trở về vũ trụ khác. Điều này chẳng phải cũng phù hợp với “Lý luận sinh vật trung tâm” của Lanza ngày nay sao?
Con người không thể chết. Nếu điều này là sự thật, liệu có thiên hà nào trong các cụm thiên hà đầy màu sắc trong những bức ảnh màu về vũ trụ rõ nét nhất do Kính viễn vọng Không gian Webb của NASA chụp lại là vũ trụ song song mà chúng ta quay trở lại khi rời khỏi không gian và thời gian này không?
Nguồn: DKN
- Điều gì đã xảy ra với con đười ươi lớn lên cùng con người và tin rằng mình cũng là con người?
- Tốc độ ánh sáng có phải là tốc độ nhanh? Giới hạn tốc độ là gì?
- Nữ minh tinh Hollywood kể lại kiếp trước trên lục địa hiện đã bị nhấn chìm dưới đáy biển