Linh đồng chuyển thế là những người tu hành có thành tựu trong Phật giáo Tây Tạng, sau khi viên tịch sẽ lại chuyển sinh để tiếp tục tu hành.
Hiện tượng linh đồng chuyển thế đầy bí ẩn ở Tây Tạng (ảnh Epochtimes)
Trong Phật giáo Tây Tạng, giáo phái sớm nhất thực hiện chế độ chuyển thế là Karma Kagyu – một chi nhánh trong “Bạch giáo” do Milarepa truyền lại. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 2 câu chuyện linh đồng chuyển thế của Karmapa – pháp vương của phái Karma Kagyu.
Linh đồng chưa đầy ba tuổi có thể tinh thông pháp lý
Thongwa Dönden – Karmapa đời thứ sáu, sinh vào tháng 2 năm 1416 tại Ngomto Shakyam gần Tu viện Karma. Cha ông là một người tu hành. Khi mẹ ông mang thai, cha mẹ ông có những giấc mơ thấy những cảnh đẹp lạ thường báo trước những điềm lành. Không những vậy, khi ông sinh ra đã xuất hiện rất nhiều thần tích khó tin. Chẳng hạn, khi vừa sinh ra ông đã có thể ngồi dậy và mỉm cười với mẹ; khi cắt dây rốn, toàn bộ thị trấn tràn ngập một mùi thơm lạ chưa từng thấy tại thế gian.
Không lâu sau, cha mẹ đưa ông ra ngoài để khất thực. Khi đến nơi ở của Dongpa Jiazhawa – đệ tử của Karmapa đời thứ năm, vừa nhìn thấy ông thì đứa trẻ mỉm cười; miệng không ngừng phát ra những tiếng “a, a” rất thú vị. Dongpa Jiazhawa rất ngạc nhiên, trong lòng thầm hỏi đứa trẻ: “Con là ai mà làm như vậy?” Đứa trẻ mỉm cười nắm tay ông và đáp: “Con là vô sanh, con siêu việt hết thảy danh tự và địa phương, con dẫn dắt rất nhiều chúng sinh giải thoát”. Sau đó nói tiếp: “Vẫn cần giữ bí mật một vài ngày.”
Dongpa Jiazhawa không nghe thấy những lời này bằng tai mình; Thongwa Dönden đã sử dụng thần giao cách cảm. Chỉ Dongpa Jiazhawa mới có thể cảm nhận được những suy nghĩ đó; những người khác chỉ nghe thấy những ê a như giọng của trẻ nhỏ. Dongpa Jiazhawa ngay lập tức cảm thấy đứa trẻ này có nguồn gốc khác thường; thầm nghĩ đứa bé là linh đồng do Đức Karmapa thứ năm chuyển sinh, nên đã giữ gia đình họ ở trong nhà để tiện chăm sóc.
Có nhiều khả năng kỳ lạ
Thongwa Dönden – Karmapa đời thứ sáu (ảnh druponrinpoche)
Khi Thongwa Dönden được 4 tháng tuổi, một ngày nọ, Dongpa Jiazhawa rời nhà và đến vùng Makan. Sau một thời gian, đột nhiên có tin đồn rằng ông qua đời trên đường đi. Những người nói điều đó đều khẳng định chắc chắn, và mọi người trong gia đình vị đệ tử đều tin vào điều đó; mọi người đều cảm thấy buồn và đau khổ nhưng Thongwa Dönden lại rất vui vẻ, còn huơ tay múa chân. Mẹ ông thấy vậy hỏi: “Liệu có chuyện gì xảy ra với vị đệ tử này không?” Ông trả lời: “Không thể xảy ra tai nạn gì”. Quả nhiên, không lâu sau đó, vị đệ tử về nhà an toàn.
Khi được 7 tháng tuổi, Thongwa Dönden được mời đến Yekang. Trong chùa ông được đưa đi xem tượng Phật, kinh Phật, và bảo tháp. Ông rất chăm chú nhìn tượng Đức Karmapa đội vương miện đen và còn mỉm cười trước bức chân dung.
Có người hỏi ông: “Đây là ai?” Ông hợp thập trước ngực và trả lời: “Là con”. Lúc này, ông có thể nói tên chư Phật, có thể niệm chú, và cũng có thể ngồi gia trì. Một lần, khi cha của Thongwa Dönden đang ôm ông trong lòng, Dongpa Jiazhawa đã nắm tay đứa trẻ và hỏi: “Con là ai?” Đứa trẻ trả lời: “Con là do Deshin Shekpa chuyển sinh, ông không biết sao”, “Deshin Shekpa” là tên của Karmapa đời thứ năm.
Nhận ra các đồ vật trong tiền kiếp
Khi Thongwa Dönden vừa tròn một tuổi, ông được đưa đến Lachin. Khi vị sư trong chùa hỏi tại sao ông lại đến đây, Ông chỉ vào linh tháp “Chos-kyi-gags-pa” của Karmapa đời thứ nhất ở trong chùa mà nói rằng: “Chỉ vì điều đó!” Ông lại cầm lấy chiếc vương miện đen của Chos-kyi-gags-pa trên tay và nói: “Cái này của con” và nắm chặt không buông ra. Những người tu hành trong chùa hôm đó đều nhìn thấy cảnh tượng này. Trong ba ngày sau, trời liên tục xuất hiện những bông hoa tốt lành từ trên trời rơi xuống.
Có thể nhận ra được các vật phẩm trong tiền kiếp (ảnh minh họa Adobestock)
Sau đó, đệ tử của Karmapa trong kiếp trước – Shamarpa đời thứ ba đã đến Lachin và xác nhận Thongwa Dönden là do Deshin Shekpa chuyển sinh, thông báo ngài là Karmapa đời thứ sáu; đồng thời tổ chức lễ thăng tọa long trọng.
Sau đó, ông được đưa trở lại chùa Karma ở Kham, nơi các tăng nhân trộn những thứ được Karmapa kiếp trước sử dụng với những thứ khác để ông nhận biết. Thông thường, những đứa trẻ thường bị thu hút bởi những thứ sáng bóng và mới mẻ. Tuy nhiên, cậu bé lại có vẻ thích thú với những đồ vật cũ và lựa chọn chính xác những vật phẩm mà Karmapa đời thứ 5 đã sử dụng.
Mọi người xác minh là chân thực
Khi Deshin Shekpa còn sống, có một đệ tử tên là Kanchen Pa. Sau khi Thongwa Dönden trở về Tu viện Karma, một ngày nọ, người đệ tử được điểm hóa nên nói với những người xung quanh: “Sư phụ tôi đã đến Kham”. Sau đó gọi những người giúp việc đến, mỗi người được phát một cái khăn ha-đa, và nói với cha mẹ của thầy ông (Deshin Shekpa) là có một người như vậy như vậy sắp đến. Mọi người chuẩn bị xuất phát đi bái kiến sư phụ chuyển sinh. Khi đó Thongwa Dönden cũng đồng thời biết ông nói: “Sẽ có nhân chứng tới”
Nhìn thấy Thongwa Dönden, vị đệ tử làm lễ ra mắt, sau đó Thongwa Dönden nhận ra chuỗi hạt của mình ở kiếp trước. Khi những người khác rời đi, vị đệ tử thỉnh cầu ông và nói: “Xin hãy ban thưởng cho con một thứ mà ngài quan tâm.” Ý của Kanchen Pa là có thể cho ông một thứ mà Karmapa đời thứ năm đã từng sở hữu không? Thongwa Dönden nói: “Đó là Thích Ca Mâu Ni thế tôn”, sau đó ban cho ông bức tượng Đức Phật. Kanchen Pa không kiềm chế được lệ rơi thành hàng, ông biết sư phụ của mình đã quay trở lại.
Deshin Shekpa – Karmapa đời thứ năm (ảnh kagyu-asia)
Triển hiện kỳ tích
Thongwa Dönden còn triển hiện nhiều thần tích trong chùa Karma. Một lần, Dongpa Jiazhawa đến ngồi trước mặt ông và thỉnh cầu ông cho mưa giúp đỡ người dân ở địa phương đang bị hạn hán. Ông liền đọc tên của hai vị thần bảo hộ và nói: “Bây giờ hãy mưa đi! Nếu trời không mưa, thì lời thề thật khủng khiếp.” Vừa dứt lời, trời đổ mưa to. Một lần khác khi đang xảy ra hạn hán, ông chỉ như đang chơi trò chơi với nước thì trời đổ mưa to. Ngoài ra, còn có những điều kỳ diệu khác.
Một lần nọ khi đang thực hiện việc khai quang cho bức họa hình tượng Phật, Thongwa Dönden ném những hạt lúa mì thanh khoa lên bầu trời. Điều khiến tất cả mọi người kinh ngạc đó là, có 7 hạt lúa ở trên bầu trời không bị rơi xuống đất; giống như đã bị đông cứng lại. Khi này, vị linh đồng chưa đầy ba tuổi, ông không những có thể triển hiện thần tích, còn tinh thông Pháp lý, có thể thuyết giảng giáo lý cho các tăng nhân và những người theo đạo; giải đáp mọi thắc mắc cho họ.
Để lại dấu tích xác nhận linh đồng chuyển thế
Mặc dù các giáo phái khác nhau của Phật giáo Tây Tạng đều có chế độ chuyển thế, luân hồi, nhưng giáo phái Karma Kagyu có phương thức nhìn nhận về thần đồng một cách đặc biệt. Nói chung, đều do những người đứng đầu mỗi đời đưa ra dự đoán khi còn sống; thông thường là lưu lại một bức thư. Trong đó có viết ngày tháng năm sinh, tên cha mẹ, tình huống đặc thù khi chuyển sinh trong kiếp sau. Sau đó, các đệ tử sẽ căn cứ vào dự ngôn đi tìm linh đồng, và kiểm chứng xác minh.
Trước khi Karmapa đời thứ 7 là Chödrak Gyatso viên tịch, trong một lần tĩnh tĩnh quan sát, ông nhìn thấy hoàn cảnh của mình trong kiếp sau. Vì vậy, ông đã ghi lại chi tiết và đưa cho đệ tử của mình.
Chödrak Gyatso – Karmapa đời thứ 7 (ảnh wikipedia)
Sau khi viên tịch, vào ngày 7 tháng 12 năm 1507, một bé trai được sinh ra ở tỉnh Đan Khưu phía đông Tây Tạng. Khi sinh ra, có những điềm lành xuất hiện trên bầu trời, hương thơm nồng nàn khắp nơi. Một cột cầu vồng xuất hiện trên ngôi nhà nơi cậu bé được sinh ra; nhiều bông hoa từ trên trời rơi xuống. Cha mẹ của cậu bé đặt tên cho cậu là Mikyö Dorje.
Vừa sinh ra đã có thể nói chuyện
Giống như nhiều trường hợp linh đồng chuyển thế của Karmapa, từ khi sinh ra Mikyö Dorje đã có thể nói, ông nói rằng: “Con là Karmapa.” Chẳng bao lâu, những việc làm kỳ diệu của linh đồng đã được truyền đến tai của Sidu Rinpoche Tashi đời thứ ba. Ông đã được đọc bức thư dự ngôn về nơi chuyển sinh của Chödrak Gyatso và nhận thấy rằng nơi sinh của vị linh đồng phù hợp với những chi tiết được mô tả trong bức thư.
Vì vậy, ông quyết định sẽ kiểm tra đứa trẻ này, ông cử một sứ giả đưa đứa trẻ đến. Chẳng bao lâu, linh đồng được đưa đến chỗ Sidu Rinpoche Tashi. Ông nhìn vị linh đồng và hỏi: “Cha mẹ cậu tên gì? Có cây cọ nào gần nhà không? Cửa chính quay về hướng nào? Nếu có dòng suối gần đó, nó chảy đi đâu?”
Sau đó Mikyö Dorje trả lời: “Cha con tên là An Jiang và mẹ tên là ‘Amaju’; xung quanh nhà trồng cây cọ; cổng quay về hướng đông; gần đó, dòng suối cũng chảy tới phương đông”. Tất cả các câu trả lời đều phù hợp với nội dung của bức thư dự ngôn. Do đó, Sidu Rinpoche Tashi xác nhận đứa trẻ này là do Đức Karmapa đời thứ 7 chuyển sinh.
Các linh đồng vừa sinh ra đã có nhiều biểu hiện thần kỳ (ảnh minh họa Adobestock)
Linh đồng chuyển thế hoàn toàn có thật
Nhưng vì sự an toàn của linh đồng, ông đã yêu cầu cha mẹ của đứa trẻ giữ bí mật trong ba tháng. Ông đưa cho họ một số viên thuốc, trà, bơ sữa và trầm hương, và nói với họ: “Trà và bơ đứa trẻ uống, đốt hương trầm trước mặt đứa trẻ, nói cho cậu bé đây là của Sidu Rinpoche Tashi mang tới, rồi đưa cho cậu bé viên thuốc này. Nếu như cậu bé đúng là Karmapa chuyển thế, nhất định sẽ nói ra một vài lời, xin hãy nói lại cho tôi biết cậu bé đã nói những gì”. Cha cậu bé làm theo lời hướng dẫn. Vị linh đồng đã tụng một câu thần chú Phật giáo Tây Tạng và nói, “Đừng nghi ngờ nữa, con chính là Karmapa.”
Khi Mikyö Dorje được ba tháng tuổi, Sidu Rinpoche Tashi đưa cậu về Tu viện Karma và chính thức công nhận cậu là Karmapa đời thứ 7 chuyển sinh.
Khi Mikyö Dorje được bốn tháng tuổi, đại thiền sư “Xiangchen Xiepowa” cũng đến gặp đứa trẻ. Xiepowa là một đệ tử thân cận của Karmapa thứ bảy. Xiepowa hỏi vị Karmapa trẻ tuổi: “Nếu quả thực ngài là Karmapa, ngài có nhớ khi ở trên Phật điện đã dạy tôi những gì không?”. Vị linh đồng trả lời từng câu không sai chút nào. Sau khi nghe được điều này, Xiangchen Xiepowa đã rất vui mừng và xác nhận cậu bé này chính là do sư phụ mình chuyển sinh.
Linh đồng chuyển thế đã chứng minh sự chân thực bất hư của Phật pháp, khiến mọi người kiên định, tôn kính tín ngưỡng Thần Phật.
Nguồn: NU – Theo Epoch Times
- Những kim tự tháp Ai Cập cổ đại cất giấu những gì?
- Có thể có một thực tại song song đang tồn tại với chúng ta, ngay tại đây và vào lúc này
- Vì sao phụ nữ Trung Quốc thời xưa khi đi ngoại tình thường mang theo gối?