Luân hồi là tồn tại chân thực, và người đã qua đời còn có thể chuyển sinh sang kiếp sống tiếp hay không? Từ xưa đến nay, câu hỏi ấy vẫn luôn là đề tài dấy lên nhiều tranh cãi bất tận.
Thân xác thịt chỉ là chiếc áo, sinh mệnh của con người thực ra là…(Ảnh: Wiki)
Thế nhưng trong các ghi chép lịch sử, những câu chuyện về chuyển thế luân hồi và mượn xác hoàn hồn đã không còn là điều xa lạ. Con người nằm ngủ ở nơi đây, nhưng nguyên thần lại có thể rời khỏi nhục thân ngao du đây đó. Những hiện tượng như thế vượt rất xa phạm vi của khoa học hiện đại, trở thành điều bí ẩn mà khoa học chưa thể giải đáp. Vậy khi cơ thể tiến nhập vào trạng thái mộng mị, nguyên thần trong không gian khác sẽ là trạng thái gì?
Câu chuyện dưới đây xảy ra ở Phong Môn, nay là phía đông thành Giang Tô, tỉnh Tô Châu, Trung Quốc. Vào một mùa hè nọ, vị lý trưởng dẫn theo đứa hầu nhỏ đến cầu Tiền Vạn Lý ở Thành Bắc để thu thuế. Bởi trời còn quá sớm, hai người bèn ngồi nghỉ dưới mái hiên của một hộ gia đình. Đứa hầu nhỏ gật gù một lát rồi ngủ thiếp đi, còn vị lý trưởng cũng nửa mơ nửa tỉnh, trong lúc mơ màng ông nhìn thấy một anh bạn tí hon đang chơi đùa trên người đứa hầu nhỏ. Chơi được một lúc, anh bạn tí hon kia nhảy xuống đất rồi bước chân lên tấm ván bắc qua suối sang vườn rau đối diện.
Một lúc lâu sau, lý trưởng gọi đứa hầu nhỏ nhưng cậu bé cứ ngủ mê mệt mãi không dậy. Ông liền đến bên khe suối rút tấm ván kia đi. Anh bạn tí hon quay lại thấy không cách nào qua suối nên tỏ ra rất lo lắng. Mãi đến khi vị lý trưởng bắc lại tấm ván, anh bạn tí hon mới trở lại rồi trèo lên thân thể của đứa hầu nhỏ. Đợi đứa hầu tỉnh dậy, lý trưởng bèn hỏi cậu ta có mơ thấy gì không. Cậu bé đáp: “Thưa thầy, vừa nãy trong mộng con thấy mình đi qua cầu đến một khu rừng cao lớn và rậm rạp, con tha hồ vui chơi thỏa thích. Nhưng khi quay lại thì cây cầu đã bị tháo dỡ, con hoang mang lo lắng không biết nào thế nào thì cây cầu đột nhiên xuất hiện trở lại, suýt chút nữa đã không trở về được”.
Đến lúc này lý trưởng mới biết rằng anh bạn tí hon ấy chính là nguyên thần của đứa hầu nhỏ.
(Ảnh minh họa: Tranh của Dư Nhâm, Ngô Việt đời Minh)
Một câu chuyện khác kể rằng, có người học trò ở Gia Định đến thăm vị hòa thượng, đến nơi thấy hòa thượng đang nằm ngủ. Trong lúc ngồi đợi ở bên giường, anh ta nhìn thấy một con rắn nhỏ bò ra từ lỗ mũi vị hòa thượng rồi trườn trên mặt đất. Người học trò lấy làm lạ, liền cầm vội con dao trên bàn bổ xuống đất chặn đường con rắn nhỏ. Con rắn trông có vẻ rất sợ hãi, đợi con dao được rút lên rồi mới dám bò đi tiếp. Con rắn bò được một đoạn thì dừng lại liếm chỗ nước bọt dưới đất, sau đó bò ra khỏi phòng đến bên đầm nước, bơi ở đó một hồi rồi mới lên bờ. Con rắn lại chầm chậm bò qua khóm hoa thược dược, rồi theo đường cũ vào nhà và lên giường, chui vào trong lỗ mũi của vị hòa thượng kia.
Sau khi tỉnh dậy vị hòa thượng liền kể cho cậu học trò: “Ta vừa mộng thấy mình ra ngoài du ngoạn, không may gặp tên cường đạo cắm cây đại đao xuống đất, khiến ta suýt chút nữa không đi được. Sau đó ta thấy bên đường có một dòng suối trong vắt, liền uống một ngụm, phải nói nước suối ngọt và mát lịm. Rồi ta ra biển bơi lội một hồi thật là sảng khoái. Khi trở về đi qua một vườn hoa lớn, ta ở đó chơi thỏa thích rồi quay về, sau đó liền tỉnh dậy. Giấc mộng này thật kỳ lạ, không biết có ý nghĩa gì hay chăng?”.
Người học trò chỉ ồ lên một tiếng đáp lại, nhưng không dám kể với hòa thượng những gì anh ta thấy.
Ảnh minh họa: Tranh vẽ “Hòe ấm tiêu hạ đồ” đời Tống)
Lại có câu chuyện kể rằng, bên ngoài Thảo Kiều Môn ở Hàng Châu có một người bán bí đao, người này có khả năng xuất hồn, nguyên thần có thể từ đỉnh đầu xuất ra. Thường ngày, anh ta nhắm mắt ngồi trên giường, nguyên thần ly thể giao du ở bên ngoài.
Một ngày, nguyên thần của anh ta xuất ra ngoài và đi mua vài miếng cá khô, sau đó nhờ hàng xóm mang cá về đưa cho vợ anh ta. Chị vợ nhận được cá liền phá lên cười: “Anh lại còn bỡn cợt với tôi như thế!”.
Sau đó, chị ta liền cầm miếng cá khô vỗ vỗ vào đầu chồng. Một lát sau, nguyên thần của người bán bí đao trở về, vì đỉnh đầu dính đầy cá khô nên nguyên thần không thể nhập vào thân thể, cứ đi qua đi lại ở bên giường, cuối cùng không còn cách nào khác đành phải khóc lóc rời đi. Sau đó, thân thể anh ta dần dần cứng đờ và qua đời.
Ba câu chuyện trên được ghi chép trong “Canh kỷ biên” quyển thứ 4 của tác giả Lục Xán đời Minh, và “Tử bất ngữ” quyển số 16 của tác giả Viên Mai đời Thanh, được coi là dẫn chứng sống động về nguyên thần ly thể. Từ đó có thể thấy, thân xác thịt chỉ là tải thể, còn sinh mệnh chân chính của con người lại chính là nguyên thần. Nếu không có nguyên thần thì thân thể ấy sẽ không còn sức sống, không có nguyên thần làm chủ thì người ấy sẽ chết. Phật gia giảng về nguyên thần ly thể, chuyển thế luân hồi, cũng chính là ý này.
Nguồn: NTDVN
- Thánh nữ qua đời hơn một thế kỷ, nhưng thi hài vẫn như người còn sống
- Cậu bé 4 tuổi nhớ lại cuộc sống tiền kiếp ở Hollywood
- Những thấu kính cổ đại: “Người tiền sử” đã phát minh ra kính thiên văn?