Đức Mẹ Guadalupe là một sự kiện thần kỳ và nổi tiếng ở xứ sở Mexico. Sự kiện và thánh tích đi theo đó (tấm áo choàng Đức Mẹ Guadalupe) trở nên nổi tiếng đến nỗi đã trở thành biểu tượng của quốc gia phần lớn theo Đạo Công giáo này.
Sở dĩ gọi là Đức Mẹ Guadalupe vì đây là một tước hiệu của Đức Mẹ Mary, tên gọi này ấn chứng cho sự hiển linh của Đức mẹ ở Guadalupe, Mexico vào năm 1531. Trong suốt thế kỷ 19 đến 20, cái tên và hình tượng Đức mẹ Guadalupe đã trở thành biểu tượng thống nhất của Mexico; thậm chí vị Tổng thống Mexico đầu tiên đã đổi tên từ José Miguel Ramón Adaucto Fernández y Félix sang Guadalupe Victoria để vinh danh Đức mẹ Guadalupe. Năm 1999, Giáo hội chính thức tuyên bố biểu tượng Đức mẹ Guadalupe là Nữ Thần bảo hộ Châu Mỹ. Vậy rốt cục câu chuyện ly kỳ bí ẩn đằng sau Đức mẹ Guadalupe là như thế nào?
Bức hình Đức mẹ Guadalupe. Ảnh: Crossroads Initiative
Tấm áo choàng thần kỳ in hình Đức mẹ Guadalupe
Ngày 12/12 hàng năm, Giáo hội Công giáo kỷ niệm Lễ hội Đức mẹ Guadalupe, dịp này đánh dấu ngày Đức Mẹ Mary hiển linh trước người nông dân tên Juan Diego ở Mexico vào năm 1531. Theo ghi chép xác thực sớm nhất về sự việc này, Đức Mẹ đã xuất hiện vài lần trước mặt Juan Diego, yêu cầu ông đi nói với Giám mục xây dựng một nhà thờ tại nơi đó để thờ phụng Người. Tổng giám mục lúc đầu không tin, nên đã yêu cầu một dấu hiệu để chứng minh. Juan Diego quay trở lại đồi Tepeyac để truyền đạt lại yêu cầu của Tổng giám mục. Đức mẹ chấp thuận, bà đã hóa phép để khiến hình ảnh của mình được in một cách thần kỳ lên chiếc áo choàng tilma của Juan Diego, và ông đã mở nó ra trước sự ngỡ ngàng của Đức Tổng giám mục. Hình tượng Đức Mẹ trên tấm áo choàng tilma về sau được biết đến dưới cái tên “Đức Mẹ Guadalupe”.
Đức Mẹ xuất hiện trước mặt người nông dân Juan Diego. Ảnh: Catholic Tradition
Khi Juan Diego mở tấm áo choàng ra, hình tượng Đức Mẹ đã xuất hiện một cách thần kỳ. Ảnh: Youtube
Tấm áo choàng vẫn lưu tồn cho đến tận ngày nay, và nó được treo trang trọng trên ban thờ cao tại Vương Cung thánh đường Đức mẹ Guadalupe tại thủ đô Mexico City.
Ảnh: wikipedia.org
Tấm tilma nguyên gốc in hình Đức Mẹ, được treo trang trọng trên bàn thờ cao tại nhà thờ Guadalupe. Ảnh: Wikipedia
Cho đến nay, tấm áo choàng in hình Đức Mẹ vẫn là một di vật bí ẩn và kinh ngạc, khiến nhiều nhà khoa học đau đầu đi tìm giải. Tấm áo choàng được coi là một Thánh tích Công giáo.
Không thể làm giả: Kỹ thuật chế tác siêu thường!!!
Ly kỳ như chính truyền thuyết hình thành nên tấm áo choàng kỳ diệu, đã có nhiều nghệ sĩ giỏi thử sức chế tác các bản sao mô phỏng tấm áo nguyên gốc, nhưng không ai một lần thành công. Thực tế, kỳ tích trên tấm áo choàng vượt quá khả năng của các thợ thủ công bình thường, thậm chí vượt quá khả năng tinh vi của máy móc, trên bình diện kỹ thuật chế tác và khả năng bảo quản hoàn hảo qua thời gian.
Đã có nhiều cuộc nghiên cứu được tiến hành trên tấm áo choàng, sử dụng công nghệ không xâm lấn, nhưng tinh vi như chụp quét bằng tia hồng ngoại, cực tím, rồi phân tích dưới kính hiển vi cỡ lớn như loại được dùng trong phẫu thuật. Kết quả rất đáng kinh ngạc, và cho đến nay chưa một ai có thể giải thích được điều này.
Chất liệu khó tin
Được chế tác chủ yếu từ sợi cây xương rồng, tấm tilma có chất lượng rất thấp với bề mặt thô ráp. Điều này khiến tấm áo choàng rất khó mặc lên người, chứ chưa nói đến việc tô vẽ lên trên đó một bức hình có thể trường tồn qua năm tháng dài lâu. Tuy vậy, hình ảnh Đức Mẹ vẫn còn đó, và các nhà khoa học từng nghiên cứu bức hình này khẳng định không có kỹ thuật nào được sử dụng trước đó để xử lý (sơ chế!!!) phần bề mặt tấm áo choàng. Những người trải nghiệm cho biết phần bề mặt in hình tượng Đức Mẹ khi chạm vào cảm giác mềm như lụa, trong khi những phần diện tích còn lại trên tấm áo choàng lại khá thô.
Màu sắc
Màu sắc của hình tượng Đức Mẹ cũng là một ẩn đố đối với các nhà khoa học.
Theo các chuyên gia từ Hãng máy ảnh Kodak, bức hình này rất mượt và có rất nhiều nét tương đồng với một bức ảnh chụp hơn là một bức vẽ, hay bất cứ thứ gì khác. Cho đến nay, bức hình này vẫn kiên trì thách thức bất kỳ nỗ lực mô phỏng sao chụp nào, cho dù bằng phương thức vẽ hay in màu.
Màu xanh lam lục của tấm áo choàng trên người Đức Mẹ cũng thật đặc biệt. Nó dường như được tạo thành từ một sắc thái siêu nhiên mà không một họa sĩ nào có thể mô phỏng một cách chính xác.
Một màu xanh lục lam vô cùng đặc biệt, với sắc thái siêu nhiên mà không một họa sĩ nào có thể mô phỏng chính xác. Ảnh: 3.bp.blogspot.com
Đặc biệt hơn, lớp màu sắc tạo nên hình tượng Đức Mẹ không tiếp xúc với mặt vải; thực tế chúng trôi nổi lơ lửng trên bề mặt tấm tilma tại khoảng cách 3/10 một milimet (mm), chứ không trực tiếp chạm vào nó. Khi quan sát bức hình tại khoảng cách ít hơn 25 cm, bạn sẽ có thể nhìn thấy tấm vải nguyên gốc; màu sắc khi đó sẽ biến mất hoàn toàn.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể xác định được chất liệu màu sắc trên bức hình. Chúng không có thành phần động vật hay khoáng vật, trong khi chắc chắn vào thời điểm năm 1531 khi bức hình được tạo ra, màu tổng hợp chưa ra đời.
Thật vậy, vào năm 1936, nhà sinh hóa Richard Kuhn, nhà hóa học đoạt giải Nobel, đã phân tích một mẫu vải trên tấm tilma, rồi khẳng định rằng chất liệu màu sử dụng không đến từ các nguồn khả dụng được biết đến, như nguồn tự nhiên, động vật, khoáng vật hay thực vật.
Trái: Tấm áo choàng Đức mẹ Guadalupe. Phải: Nhà hóa học đoạt giải Nobel Richard Kuhn. Ảnh: wordonfire.org, heraldosvalencia wordpress
Một đặc điểm thú vị khác phải kể đến của tấm áo choàng tilma là tính chất óng ánh phát ngũ sắc nhiều màu (iridescence), theo đó khi quan sát tại các góc độ khác nhau, màu sắc sẽ thay đổi khác nhau. Có thể thấy tính chất này trên bong bóng xà phòng. Tuy nhiên, kỹ thuật này không thể được tạo nên bằng bàn tay con người.
Nó được tạo ra như thế nào?
Năm 1979, hai nhà khoa học người Mỹ, TS Philip Serna Callahan, một nhà sinh lý từ ĐH Florida kiêm chuyên gia chụp ảnh hồng ngoại, cùng Jody B. Smith, giáo sư mỹ học và triết học tại ĐH Pensacola, cả hai đều có chuyên môn trong lĩnh vực hội họa và là thành viên của NASA, đã chụp ảnh bức hình dưới ánh sáng tia hồng ngoại, chụp quét tại các độ phân giải rất cao. Sau khi lọc và xử lý ảnh chụp kỹ thuật số để loại bỏ các “nhiễu ảnh” và tăng cường độ nét, họ phát hiện thấy phần khuôn mặt, bàn tay, áo choàng đều
được vẽ họa chỉ trong một lần duy nhất, không hề có bất kỳ nét phác họa, chỗ sửa, nét bút cọ rõ ràng hay vết hồ dùng đề làm bóng bề mặt nào cả, cũng không có có lớp véc-ni phủ lên trên bức hình để bảo vệ phần bề mặt. Nói cách khác, bức hình này như thể được dán vào bề mặt tấm vải trong một lần, như úp một chiếc mặt nạ lên bề mặt vải, chứ không phải tô vẽ nhiều lần như các bức họa thông thường.
Nhóm khoa học gia từ Trung tâm Nghiên cứu NASA đã tiến hành nhiều thí nghiệm các loại trên lớp vải và bức hình, và họ không thể tìm thấy bất kỳ lời giải thích khoa học nào cho quá trình tạo nên bức hình này, bởi nó không được vẽ, nhuộm hay đan dệt lại với nhau.
Nhóm nhà khoa học từ NASA đã đến nghiên cứu bức hình, và tỏ ra rất bối rối. Ảnh: ĐKN
Trường tồn vững bền cùng thời gian
Đi ngược thuyết trọng lực
Bức chân dung Đức mẹ được tạo thành từ 2 miếng vải lớn (một trái, một phải) khâu ráp lại với nhau, chia bức hình ra làm 2 phần bằng nhau (hình dưới). Một điều các nhà khoa học không tài nào lý giải nổi là, sau ngần ấy năm, một sợi chỉ mỏng manh vẫn có thể gắn kết hai tấm vải nặng như vậy, điều này rõ ràng đi ngược lại với định luật trọng lực của Newton. Trong trường hợp thông thường, đường khâu ráp này sẽ khó có thể trụ vững trong vòng 10 năm, chứ chưa nói đến một khoảng thời gian gần 500 năm như vậy kể từ khi câu chuyện này ra đời.
Sợi chỉ mỏng manh gắn kết hai mảnh vải nặng trịch vẫn chắc chắn, vững vàng một cách khó hiểu theo thời gian. Ảnh: catholiclife.diolc.org
Những con số đáng kinh ngạc
Năm 2009, tại Hội nghị Quốc tế về Đức mẹ Guadalupe tổ chức ở thành phố Glendale (Mỹ), nhà vật lý TS Aldofo Orozco từ ĐH Quốc gia Mexico đã trao đổi với những người tham dự rằng, không có cách giải thích khoa học nào cho khả năng bảo quản tấm tilma với chất lượng cao trong suốt 478 năm như thế, đây quả là một trạng thái bảo quản thần kỳ.
“Tấm tilma nguyên gốc đã phơi lộ trong gần 116 năm (trước khi được bảo quản nghiêm mật) mà không hề được áp dụng bất kỳ dạng thức bảo quản nào, nó đã hứng chịu tất cả những đợt sóng bức xạ tia hồng ngoại và tia cực tím từ hàng vạn ngọn nến xung quanh, cũng như phơi lộ trước bầu không khí ẩm thấp và mặn mùi muối xung quanh đền thờ”.
TS Aldofo Orozco cầm trên tay bức hình Đức mẹ Guadalupe. Ảnh: Youtube
Những nỗ lực “bắt chước” bất thành
Đối diện với chất lượng bảo quản khó tin của bức hình, nhiều người hoài nghi đây có thể là một món đồ làm giả hay trò bịp của ai đó, nhưng mỗi lần ai đó thử tạo bản sao bức hình, thì bức nguyên gốc không bao giờ phai mờ, trong khi các bản sao đều hư hại chỉ sau một khoảng thời gian ngắn. Miguel Cabrera, một họa sĩ vào thế kỷ 18, người đã tạo ra 3 trong số những bản mô phỏng tốt nhất từng được ghi nhận (một cho Đức Tổng giám mục, một cho Giáo Hoàng, một cho bản thân ông) đã kể lại những khó khăn trong việc tái lập bức hình, ngay cả trên các lớp bề mặt tốt nhất:
“Tôi tin rằng ngay cả một họa sĩ kỳ tài và công phu nhất, nếu anh ta muốn thử sức sao chép Hình tượng Thần thánh này lên một tấm vải bạt với chất lượng thấp như vậy, mà không sử dụng hồ vải, …, rốt cục sau nhiều nỗ lực to lớn và dai dẳng, anh ta sẽ phải thừa nhận rằng mình không thể thành công. Và điều này đã được chứng minh trên vô số bản sao bức hình được chế tác với véc-ni; trên những tấm vải bạt được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, và chỉ sử dụng một môi trường hòa màu duy nhất, dầu, vốn là tốt nhất cho đến nay.
TS Orozco cũng nhấn mạnh vào khả năng bảo quản ấn tượng của tấm tilma so với vô số bản sao của nó. Một bản sao vào năm 1789 được sơn trên một bề mặt tương tự với kỹ thuật tốt nhất vào thời đó, sau đó được bọc kính rồi để ngay bên cạnh tấm tilma. Bức họa này trông rất đẹp khi mới sơn, nhưng không đầy 8 năm sau, người ta đã phải vất nó đi bởi khí hậu nóng ẩm ở xứ Mexico đã khiến màu sắc trên bản sao bị phai mờ, còn các sợi vải thì bị sờn, gẫy.
Nhiều bản sao đã được chế tác, nhưng không thể bắt chước được các đặc tính kỳ diêu của tấm tilma nguyên bản. Ảnh: YouTube
Cả những phần “phụ thêm” cũng không thể trường tồn cùng bức hình gốc
Thậm chí khi các phần phụ thêm được bổ sung vào bức tranh bị hư hại (các lá vàng được gắn lên các tia hào quang phát ra từ người Đức Mẹ bị bong tróc, các lớp sơn màu bạc gắn lên hình ảnh mặt trăng bị biến màu), thì phần tranh nguyên gốc trên tấm tilma hoàn toàn không bị nứt nẻ hay bong tróc, cho thấy chất lượng tuyệt vời không thể lý giải của hình tượng Đức Mẹ trên tấm tilma.
Qua thời gian, người ta đã bổ sung các phần phụ thêm vào bức tranh nguyên gốc. Lấy ví dụ, một chiếc vương miện đã được sơn trên đầu Đức mẹ, các tiểu thiên thần trên các đám mây được tô xung quanh, các lá vàng được gắn lên các tia hào quang, các lớp sơn màu bạc được tô vào để biểu thị cho mặt trăng. Điều kỳ lạ là, trong khi tất cả các phần phụ thêm này đều bị hư hại; bong tróc, phai mờ dần hoặc chuyển đen (với mặt trăng); thì phần tranh nguyên gốc hoàn toàn nguyên vẹn, cho thấy chất lượng tuyệt vời không thể lý giải của hình tượng Đức Mẹ trên tấm tilma.
Bí ẩn tấm áo choàng in hình Đức Mẹ Guadalupe không chỉ dừng lại ở đó. Nó còn ẩn chứa những đặc tính siêu thường không thể lý giải khác, cho đến nay vẫn làm đau đầu nhức óc rất nhiều nhà khoa học.
(còn tiếp)
Nguồn: DKN
- Phép lạ trong vụ cháy Thánh đường: Mọi thứ thiêu rụi chỉ trừ khuôn mặt các vị thánh Kito
- Vì sao Thần Tiên không thể dùng pháp thuật “tâm muốn sự thành”?
- Khoa học chứng minh sự tồn tại của linh hồn