Tài năng bẩm sinh của những thần đồng là điều mà khoa học không cách nào lý giải được. Những đứa trẻ này học từ khi nào? Học ở đâu? Vì khi còn rất nhỏ, không hề được ai dạy bảo nhưng chúng có thể làm nên những điều mà ngay cả những bậc thầy trong lĩnh vực đó cũng phải ngả mũ thán phục.
“Những đứa trẻ thiên tài” có ký ức về tiền kiếp? (Ảnh: NTDVN tổng hợp)
Tuy nhiên, đứng trên phương diện thuyết luân hồi, tiến sĩ Ian Stevenson và các giáo sư danh tiếng đã có một góc nhìn khác. Phải chăng các thiên tài của chúng ta đã được học từ kiếp trước?
Sinh ra đã biết âm nhạc?
Thomas Wiggins (còn gọi là chú mù Tom) (1849 – 1908, Georgia, Mỹ) sinh ra trong một gia đình nô lệ da đen, lại bị mù bẩm sinh. Khi đó, chủ nô là Perry H. Oliver bán mẹ ông cho tướng James Bethune (Columbus, Georgia) trong một cuộc đấu giá nô lệ, và cho không ông. Lúc đó tướng James Bethune đặt tên cho thằng bé là Thomas Wiggins Bethune, nhưng cả thế giới gọi là “Chú mù Tom”.
Thomas Wiggins (Miền công cộng)
Khi còn bồng trên tay, Tom đã tỏ ra rất nhạy cảm với những tiếng động, đặc biệt là âm nhạc. Cả gia đình tướng James Bethune cũng phải công nhận tài năng khác thường của đứa bé da đen này. Khi Tom lên 3 tuổi, chú đã cất giọng ca hòa cùng giọng hát của các ái nữ nhà tướng James Bethune trọn cả bản nhạc một cách tài tình. Năm chú lên 4, chú Tom đã lén dạo nhạc trên đàn dương cầm những bản nhạc mà chú nghe được một cách say sưa. Tất cả mọi người trong gia đình tướng James đều rất ngạc nhiên, vì họ chưa bao giờ cho phép Tom chạm cây đàn. Vậy chú Tom đã học đàn từ đâu?
Ngay từ khi bắt đầu chơi dương cầm, Tom đã biết sử dụng thuần thục các phím đàn đen trắng. Các phím đàn không dễ sử dụng đối với một người bị mù và chưa từng được ai huấn luyện như Tom. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc thời đó thì Tom đã có thể chơi các bản nhạc cổ điển nổi tiếng một cách thành thạo. Những ngón tay của chú lướt trên phím đàn một cách chính xác và điêu luyện. Có người còn cho rằng chắc chắn chú phải có thời gian học nhạc tại trường.
Thấy Tom có năng khiếu âm nhạc, tướng James Bethune nhờ giáo sư Patti, người dạy nhạc cho các ái nữ của ông dạy cho Tom, nhưng vị giáo sư này từ chối và nói rằng: “Tôi không thể nhận lời yêu cầu này được, tôi không thể dạy cho cậu thêm một chút gì nữa vì tầm hiểu biết về âm nhạc của cậu ấy còn hơn cả tôi…”. Từ năm 8 tuổi, Tom bắt đầu trình diễn các bản hòa tấu trước công chúng. Tom không bị giới hạn bất cứ thể loại nhạc nào, chú có thể trình diễn những nhạc phẩm nổi tiếng của Beethoven, Mendelsohn, Bach và Chopin và cũng có thể chơi các bản nhạc bất luận về loại gì. Đồng thời, Tom còn có khả năng sáng tác hàng nghìn bản trường ca bất hủ. Các sáng tác với âm điệu tuyệt vời cùng những lời nhạc rất hay có thể nói lên Chú Tom đã nắm được trọn vẹn khoa học và kỹ thuật về âm điệu nhạc lý. Chỉ có thể cho rằng tất cả các yếu tố tạo thành sức mạnh âm nhạc đó đã có sẵn trong con người Chú Tom.
Ella May Thornton (1885-1971), một cựu thủ thư của thư viện bang Georgia, Mỹ đã đặt ra một câu hỏi lớn sau khi nghiên cứu về chú mù Tom: “Một câu được đặt ra để hỏi các Nhà Tâm Lý Học, các Nhà Vật Lý Học, các Nhà Khoa Học cùng các Chuyên Gia về Âm Nhạc có thẩm quyền có thể giải thích về trường hợp này của Chú Tom không? Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã không tìm được câu trả lời. Chỉ có thể giải thích được đó là Luân Hồi và người ta đã kết luận rằng ở một thời điểm nào đó, ở một nơi nào đó, ở một kiếp nào đó Chú Tom đã là một nhà nhạc sĩ siêu đẳng.”
Sự hiện diện của Chú Mù Tom ở Âu Mỹ trong giai đoạn cuối cùng của chế độ nô lệ da đen ở Mỹ đã có một ý nghĩa đặc biệt. Một người da đen thất học đã làm nên sự nghiệp vĩ đại mà không một người da trắng nào dù tài giỏi đến mấy nữa cũng không làm được. Phải chăng tài năng này Chú đã có từ kiếp trước? Nhiều giáo sư thời bấy cho rằng đó là sự Luân hồi.
Nói đến thiên tài trong lĩnh vực âm nhạc, ta không thể không nhắc đến thần đồng âm nhạc, thiên tài vĩ đại thế kỷ 18, Mozart.
Khi mới lên 3, cậu đã sớm bộc lộ tài năng thiên bẩm của mình, trong một lần cha cậu dạy cho chị gái cậu (hơn Mozart 5 tuổi) chơi một bản nhạc khá phức tạp. Nhưng do bản nhạc quá khó, Maria Anna tập mãi vẫn chưa thành thục. Lúc đó Mozart cũng nằm trên đi văng và im lặng lắng nghe, cố gắng nhớ kỹ những lời chỉ dẫn hết sức tinh vi của cha đối với chị. Tiếng nhạc trầm bổng đã làm cậu bé mê mẩn. Cậu chạy lại ôm lấy chân bố, nói: “Bố ơi, con muốn chơi bản nhạc mà vừa rồi chị Maria Anna đã đàn ấy!”
Ông bố vội bế cậu bé lên, vừa cười vừa nói: “Con hãy nhìn những ngón tay bé nhỏ của con kìa ! Nó liệu có gõ nổi các phím đàn kêu lên thành tiếng không? Đợi khi con lớn bằng chị Maria Anna, cha sẽ dạy con đàn!”.
Nói xong, ông thả Mozart xuống đất, rồi đi ra khỏi phòng.
Sau bữa ăn tối, cả gia đình còn ngồi lại phòng ăn nói chuyện. Bố Mozart lấy tờ báo, ngả người trên ghế và thoải mái lướt xem từng bản tin. Chẳng ai chú ý đến cậu bé Mozart đang lặng lẽ rời phòng ăn sang phòng tập đàn. Cậu rất khó khăn để leo lên ghế ngồi rồi vui vẻ đàn bản nhạc mà cậu đã chú ý lắng nghe một cách rất vui thích và chăm chú lúc buổi chiều. Mặc dù cậu bé chưa học nhạc lý, không biết đọc nốt nhạc, nhưng với trí nhớ đặc biệt tuyệt vời. Cậu đàn hết bản nhạc một cách lưu loát hầu như không có một lỗi sai nào. Ông bố đang đọc báo ở phòng ăn, sau khi lắng nghe tiếng đàn, hoan hỉ nói với vợ: “Em nghe xem, Maria Anna rất cố gắng, con nó đàn đã tiến bộ nhiều rồi đấy!”.
Nói xong, ông cầm đèn đi vào phòng tập đàn. Khi mở cửa phòng, ông kinh ngạc kêu lên: “Trời!”, vì trông thấy cậu bé Mozart đang chơi đàn trong căn phòng tối om, mà lại chơi rất lưu loát, tiếng đàn rất hay, rất hấp dẫn, làm mọi người khó tin được. Mozart chạy lại, cậu thấy bố đang há hốc mồm kinh ngạc nhìn mình, liền nói khẽ: “Bố, con rất thích khúc nhạc này.”
Bố Mozart cười sung sướng ôm cậu con thân yêu vào lòng, vừa hôn vừa nói: “Con lại đây, từ nay bố sẽ dạy con đàn.”
Cậu nhỏ Mozart có tài năng âm nhạc hơn hẳn mọi người. Bất kỳ khúc nhạc nào, bất kỳ kĩ thuật đàn khó thế nào, chỉ cần được bố dạy qua một lần là cậu hoàn toàn hiểu và chơi được ngay. Khi lên 4 tuổi, cậu đã chơi đàn piano rất thành thục, kể cả những bản nhạc khó.
Lúc 5 tuổi, người ta thường thấy cậu bé viết viết, kẻ kẻ trên một quyển vở, có lúc lại lắc lắc đầu như người say rượu. Cô chị Maria Anna rất lo lắng vội đi báo cho cha biết. Bố Mozart vội cầm quyển vở lên xem thử và nhận ra đó là những bản nhạc đơn giản mặc dù hãy còn nhiều thiếu sót, song đó là những tác phẩm đầu tiên của một cậu bé 5 tuổi, đặc biệt trong đó có không ít những ca khúc hay, như khúc “Me-rô-đi-can”. Ông bố lần nữa lại kinh ngạc hết sức trước tài năng của cậu con trai. Bởi vì ông chỉ dạy cậu chơi đàn piano, đàn violon chứ chưa hề dạy cậu sáng tác âm nhạc.
Mùa thu năm Mozart 6 tuổi, cậu được mời vào biểu diễn tại Hoàng cung. Được Hoàng đế Fran-xoa đệ nhất của đế quốc Phổ và Hoàng hậu Maria Tê-rê-dơ hết sức khen ngợi.
Khi Mozart 8 tuổi, cậu đã được dạy một khối lượng kiến thức âm nhạc khá đầy đủ, đã sáng tác được nhiều ca khúc và bản giao hưởng nổi tiếng, mà ngay cả những nhà âm nhạc lớn tuổi cũng phải khâm phục.
Thần đồng chữ Hán
Chữ Hán không hề dễ dàng ghi nhớ, ngay cả với người trưởng thành. Nhưng có một cậu bé tên là Vương Tử Thần ở Thập Yển, Hồ Bắc có thể ghi nhớ được 2.000 chữ Hán khi mới còn 3 tuổi, nhưng trước đó bố mẹ cậu chưa từng dạy cậu học đọc hay viết chữ bao giờ. Mẹ cậu là Kha Hựu Bình nói với phóng viên rằng trước đó cậu chưa bao giờ gọi tiếng “Bố” hay “Mẹ”, gia đình rất lo lắng và đã đưa cậu đến bệnh viện kiểm tra NMR, kết quả kiểm tra cho thấy não của đứa bé có một chút biểu hiện dị tật, nhưng ảnh hưởng không đáng kể.
Không lâu sau, ông của đứa bé đột nhiên phát hiện ra đứa trẻ có thể đọc được, cả gia đình đều vô cùng kinh ngạc. Gia đình cậu đã làm một bài kiểm tra, và thấy rằng trong khoảng 2000-3000 từ được viết chằng chịt trên bốn mặt bìa cát-tông, thì ngoài hai chữ là 潘 (phan) và 琼(quỳnh) thì các chữ còn lại cậu đều nhận dạng được.
Theo một giáo viên kỳ cựu cho biết rằng: “Biết được hơn 2.000 chữ Hán tương đương với trình độ cấp trung học cơ sở, đứa trẻ này thực sự là thần đồng.” Một số thông tin trên mạng cho thấy trẻ em tốt nghiệp mẫu giáo chỉ có thể nhận biết được vài chục chữ, thông thường trẻ em khoảng 3 tuổi đã trải qua quá trình đào tạo có hệ thống, thì chỉ có thể đọc từ 300-500 chữ mà thôi.
Chu Tĩnh cũng là một trong những thần đồng, sau khi trưởng thành cho biết rằng, theo kinh nghiệm của cô, thì những trường hợp như này là bẩm sinh, đứa trẻ đó cũng giống như cô lúc còn nhỏ, có thể hiểu được rất nhiều việc, nhưng do dây thanh quản hoặc một số bộ phận của não bộ chưa phát triển đầy đủ, nên không thể biểu đạt ra thành lời được, đến khi 3 tuổi có thể nói, thì liền thể hiện ra năng lực bẩm sinh của mình.
Cô Chu cho biết: “Hiện tượng này tương đối hiếm, nhưng nó có tồn tại trong xã hội loài người. Trước khi sinh ra, khi còn trong bụng mẹ tôi đã biết ghi nhớ sự việc rồi, khoa học không thể giải thích được, khiến cho mọi người không thể không tin rằng con người có luân hồi, khi chuyển sinh thì mang theo ký ức của đời trước.”
Không chỉ trong những những thần đồng ở trên, mà còn rất nhiều đứa trẻ không lâu sau khi sinh ra đã có thể nói những lời cao thâm, tựa hồ như mang theo trong mình ký ức tiền kiếp, xuất hiện những tài năng thiên phú, và trở thành những đứa trẻ thiên tài.
Nhà văn nổi tiếng người Anh Marcoli trước khi học đọc và học viết đã tinh thông văn tự và câu từ tiêu biểu, sau 18 tháng kể từ khi chào đời câu nói đầu tiên của ông là: “Phải chăng khói ở ống khói đến từ địa ngục?” Một cậu bé mới 18 tháng tuổi làm sao có thể có những nhận thức về địa ngục chứ?
Khi triết gia John Stuart Mill người Anh lên ba tuổi, ông đã có thể nói, viết và dịch thông thạo tiếng Hy Lạp. Thiên phú ngôn ngữ của ông được cho là có khả năng đến từ ký ức tiền kiếp.
Một người tu luyện cho biết: “Trong giới tu luyện, những chuyện này không phải là hiếm, con người chuyển sinh là điều có thật. Trong số những người tu luyện, rất nhiều người có thể nhớ được những chuyện từ kiếp trước của mình. Giống như những đứa trẻ đó, họ có thể là những người còn lưu lại những ký ức của kiếp trước.”
Nguồn: NTDVN
- Phát hiện chiếc bình gốm 2300 năm tuổi ẩn giấu lời nguyền tác động lên ít nhất 55 người
- 3 mẩu chuyện minh chứng cho câu nói “phú quý do trời”
- 16 câu nói rợn tóc gáy của trẻ con