Thời Trung Quốc cổ đại có một nghề dựa vào giết người để nuôi sống gia đình. Nhưng nghề này không được mọi người công nhận bởi phần lớn xã hội coi nó là công việc dính đầy máu tươi.
Những người làm việc này sẽ bị tổn âm đức, ngay chính bản thân công việc đó cũng vậy. Những người làm công việc này nhìn chung có khuôn mặt dữ tợn, trên tay cầm con đao to lớn âm ám chém phạm nhân đang quỳ dưới đất. Công việc bí ẩn này chính là đao phủ. Người có thể đảm nhận công việc này nếu không có sự vững vàng, can đảm thì không thể nào hoàn thành được nhiệm vụ. Đao phủ có một thói quen mặc nhiên khi chặt đầu, đó là nếu đao chặt đầu cùn thì phải tiếp tục chặt đầu, không được mài dao bởi vì họ lưu truyền rằng dưới đao có nhiều oan hồn, và việc mài đao sẽ làm tăng thêm tội nghiệt của đao phủ.
Đao phủ vào cuối triều đại nhà Thanh đang hành quyết phạm nhân (phạm vi công cộng)
Trên thực tế, đao phủ không phải cứ dám giết người là làm được! Họ phải trải qua quá trình huấn luyện nghiêm ngặt để đảm bảo chỉ bằng một nhát đao có thể kết liễu tính mạng của kẻ tử tù. Nhìn chung, vào những năm cuối đời của các đao phủ rất lẻ loi cô quạnh, tinh thần sa sút. Hiện không thể truy lần được dấu vết của người làm đao phủ đầu tiên trong lịch sử, nhưng có nhiều ghi chép về tên đao phủ cuối cùng, đó là Đặng Hải Sơn sống vào cuối triều đại nhà Thanh. Nhiều người tò mò về câu chuyện của anh ta. Không có thông tin chi tiết về thời bé của anh ta, chỉ biết rằng kể từ khi thành lập Trung Hoa Dân Quốc, anh ta đảm nhiệm việc làm đao phủ ở Trường Sa. Anh ta đã giết chết không ít hơn 200 hoặc 300 tên trộm trong những năm đó. Nhìn những con số như vậy khiến nhiều người không khỏi rùng mình.
Nghề đao phủ là làm việc tước đoạt mạng sống của con người, nhưng lại là một nghề có lợi nhuận cao. “Chặt một đầu thưởng 4 lượng bạc, có thể đủ cho người ta ăn tiêu nửa năm. Đáng tiếc, số tiền này không dễ tiêu vì người khác cho rằng đó là tiền không sạch”, Đặng Hải Sơn kể lại trong những năm cuối đời. Mỗi đao phủ đều có một con đao hành hình cố định, con đao phải được phủ bằng vải đỏ để thờ cúng, không thể tùy tiện lấy ra mà chỉ khi thực sự hành hình mới được lấy ra.
Theo Đặng Hải Sơn kể lại, trước mỗi lần hành quyết, anh ta sẽ uống một bát rượu để củng cố lòng can cảm, sau khi tên tù nhân đến, nghe lệnh, thì vung đao trong trạng thái tê tê. Mỗi khi hành hình xong, anh ta đều nhanh chóng đến nha môn để nha sai dùng ván tre đập vào người để xua đuổi vận đen. Đặc biệt hơn nữa là khi đi đường vào buổi đêm, dù có ai la mắng cũng không bao giờ quay đầu lại. Điều này là quy tắc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi Đặng Hải Sơn học thành nghề, thầy của anh ta đã từng nói: “Giết đến người 99 thì lúc đó cần dừng tay lại”. Điều này có nghĩa rằng việc này không thể làm cả đời, hơn nữa còn có câu nói “giết quá trăm người, đoạn tử tuyệt tông”. Đáng tiếc là anh ta đã không nghe lời, chỉ đến khi Trung Hoa Dân Quốc hoàn toàn bãi bỏ việc chặt đầu, anh ta mới dừng tay.
Năm 1914, một pháp trường nơi đang tiến hành xử bắn (phạm vi công cộng)
Có lẽ ứng nghiệm với lời của thầy mình, tuổi già của Đặng Hải Sơn rất khổ sở, không những không có con mà còn thường xuyên gặp ác mộng. Để tiêu trừ tội lỗi của mình, anh ta đã từng đến chùa để xuất gia, nhưng tiếc là không có chùa nào chịu thu nhận anh ta. Vào một ngày năm 1925, tên đao phủ cuối cùng trong lịch sử được tìm thấy đã chết trong một túp lều tranh với hình dáng vô cùng thê thảm. Năm 1914, chính quyền Bắc Kinh ban hành “Luật trừng phạt kẻ trộm cướp”, quy định “tử hình thì phải xử bắn”. Năm 1932, “Toàn thư 6 điều luật” một lần nữa xác định rằng “hình phạt tử hình sẽ được thi hành bằng cách bắn”, và xử bắn từ đó trở thành phương pháp chính để thi hành hình phạt tử hình. Sự nghiệp của các đao phủ kéo dài hàng nghìn năm đã được thay thế bằng các đội xử bắn, và từ đó nghề này đã biến mất trong dòng sông dài lịch sử.
Nguồn: NTDVN -Theo SOH
- Ngọc xá lợi: Loại vật chất bí ẩn trong tro cốt của nhà sư tu đắc đạo là gì?
- “Những đứa trẻ thiên tài” có ký ức về tiền kiếp?
- Cầu Quỷ và loạt điểm đến kỳ quái khắp hành tinh