Maya là một thuật ngữ được các Rishis (nhà hiền triết cổ đại) của Ấn Độ sử dụng để mô tả bản chất của vũ trụ biến đổi trong hình dạng này. Nó là một ảo ảnh được các giác quan của con người phản chiếu. Do đó, đối với các nhà hiền triết, từ “Maya” có ý nghĩa tương tự như sáng tạo huyền diệu của “Brahman”.
Đối với các nhà hiền triết, từ “Maya” có ý nghĩa tương tự như sáng tạo huyền diệu của “Brahman”. (Ảnh qua AON)
Sự chuyển động vật chất chính là năng lượng
Trong thế kỷ 20, chúng tôi thấy rằng các khái niệm về vật lý học đã bắt đầu hỗ trợ quan điểm này.
Cụ thể hơn, nhà vật lý học Einstein đã đề ra thuyết cơ học của vật chất E=MC² hay “Vật chất là năng lượng trong chuyển động”. Điều này đã tạo ra một cuộc cách mạng trong tư tưởng của các nhà khoa học phương Tây.
Lý thuyết tương đối cho chúng ta thấy được mối quan hệ giữa các đối tượng và lý thuyết lượng tử. Nó thay cho lời tuyên bố rằng: Con người chỉ có thể nhìn thấy các xác suất. Thứ chúng ta nghĩ là chất rắn chỉ là một ảo ảnh do mắt tạo ra. Trong thực tế, nó chính là “Maya”, khái niệm mà các nhà triết gia vẫn hay đề cập.
Cái mà chúng ta gọi là chất rắn được tạo thành từ các hạt và sóng. Chúng chỉ đơn thuần cho thấy các loại kiến thức khác nhau có nguồn gốc từ chính đối tượng đó.
Chính vì vậy, nền vật lý hiện đại chỉ đề cập đến khả năng hoặc xác suất chứ không phải là sự chính xác.
Điều cuối cùng mà các nhà khoa học nhận ra rằng đó là các giác quan không mang đến cho con người một bức tranh chân thực về thực tại. Đây chính là điều mà các nhà hiền triết của Ấn Độ cổ đại đã nói với chúng ta hơn 5000 năm trước.
Sự quan sát và các tầng chất rắn
Bề mặt Vàng nguyên chất dưới kính hiển vi. (Ảnh qua AON)
Theo các nhà hiền triết Ấn Độ, Maya là trạng thái tâm trí đang trong tình trạng lẫn lộn với vô số hình thức của thế giới. Nó đưa con người vào thực tế với một sự mơ hồ và không nắm bắt được mối liên kết thống nhất của các sự vật hiện tượng với nhau.
Lấy một ví dụ điển hình như, điều gì đã mang lại hình thức và mục đích cho bộ phim mà chúng ta yêu thích trên TV trong khi bản thân màn hình không hề có phẩm chất riêng cho mình.
Thực tế, nó chỉ là một thứ vật chất bất động và không thay đổi. Nhưng nếu như thiếu đi sự hỗ trợ vững chắc này, những thứ mà chúng ta đang xem sẽ không có hình dạng và không có ý nghĩa.
Thế giới lượng tử mang một vũ điệu kỳ lạ của các hạt chất rắn. Chúng được củng cố thành một vẻ ngoài cụ thể của thực tế khi một người tiến hành quan sát. Trong trường hợp không một ai thực hiện việc quan sát này, thế giới lượng tử chỉ là một khả năng. Hay nói cách khác, các hạt vật chất chỉ tồn tại khi chúng ta tìm kiếm chúng.
Một thực tế kỳ lạ khác là khi các nhà khoa học tìm kiếm vị trí của một phân tử, họ có thể tìm thấy nó ở một nơi cụ thể, nhưng họ không thể đánh giá được tốc độ chuyển động của phân tử đó. Cũng như các nhà khoa học không thể sửa đổi cả vị trí và tốc độ của phân tử cùng một lúc, mặc dù cả hai yếu tố này đều phụ thuộc vào người quan sát.
Điều này đưa chúng ta trở lại sự thật đã được các nhà hiền triết tuyên bố trước đó rằng: Mỗi người trong chúng ta đang thực sự tạo ra một thế giới của riêng mình. Và nền khoa học hiện đại đã chứng minh các phát biểu của những nhà hiền triết chính là một thế giới của bóng tối. Nó chỉ tồn tại khi ý thức của người quan sát hoạt động.
Thông thường, các hạt lượng tử chuyển động một cách hỗn loạn và không trật tự. Nhưng khi ý thức cá nhân tập trung chú ý vào chúng, các phân tử này bắt đầu mất đi tính cá nhân và hoạt động như một đơn vị thống nhất.
Tượng thần Shiva ở chùa Kempfort Shiv, Bangalore. (Ảnh qua AON)
Sự gắn kết này giúp cả thế giới được phát triển và mở rộng ra. Cho nên, có thể nói rằng ý thức con người đại diện cho các mô hình trật tự lớn nhất được biết đến trong tự nhiên. Nó có thể giúp thế giới được hình thành và tạo ra các trật tự trên hành tinh này.
Trong bộ môn thiền và đặc biệt là trạng thái “Samadhi” (trạng thái siêu ý thức), bộ não sẽ chạm vào điểm số thông của vật lý lượng tử. Hiện tượng này được gọi là “chitta” trong tiếng Phạn. Một thuật ngữ ám chỉ não bộ đang ở trạng thái thông suốt hoàn hảo .
Điều quan trọng ở đây là sự tham gia của từng cá nhân. Lý thuyết cổ điển khẳng định rằng người quan sát là người đứng sau bức tường kính nhìn nhận mọi thứ một cách an toàn. Họ không hề tham gia vào bất cứ hoạt động gì, vì người ta cho rằng quan điểm của người quan sát sẽ làm hỏng sự thử nghiệm. Đây là điều không thể xảy ra theo vật lý lượng tử.
Tạo ra thế giới của riêng chúng ta
Các nhà vật lý hiện đại công nhận lời tuyên bố của những nhà hiền triết rằng: Thế giới tồn tại bởi vì chúng ta (những người quan sát tích cực) đang tham gia vào sự vận hành của nó. Hay nói cách khác, thế giới này là một sự sáng tạo của tâm trí con người. Mỗi người trong chúng ta tạo ra thế giới của riêng mình. Quan điểm này được các Vedanta ( một trường phái triết học của Ấn Độ) và các nhà vật lý lượng tử sử dụng thường xuyên.
Các Vedenta nói rằng, vũ trụ là một ảo ảnh được tạo ra từ những người tham gia “bộ phim”, một bộ phim được được diễn ra ngay trên vũ đài của vũ trụ!
Theo đó, trường số 0 là trạng thái cơ bản nhất của vật chất và là một biển năng lượng vô tận đang bốc hơi. Nó cũng được gọi là “chitta” trong thuật ngữ Hindu. Thuật ngữ này là phương tiện ghi lại mọi thứ trong vũ trụ, những thứ mà qua đó tất cả mọi cá thể có thể giao tiếp với nhau.
Vì vậy về cơ bản, toàn bộ chúng ta đều có sự kết nối với mọi thứ trong vũ trụ, bao gồm cả các ngôi sao và giun đất. Trong thực tế, chúng ta đang có sự cộng hưởng với vũ trụ bao la!
Câu hỏi xuất hiện là: Làm thế nào mà đấng tối cao không thay đổi bản chất của Brahman, nhưng vẫn biến đổi được thế giới? Các Vedanta đã giải thích hiện tượng độc đáo này bằng cách mô tả “Maya” chính là nguyên nhân của mọi sự biến đổi liên tục.
Theo đó, Maya có hai sức mạnh: Một là che phủ mọi thứ và phần còn lại chính là đưa ra những định hướng biến đổi vũ trụ. Nói một cách cụ thể hơn, nó che đậy bản chất của các Brahman và chỉ ra nhiều trạng thái của hình thức tồn tại “không cùng lúc”. Ta có thể hiểu rõ điều này thông qua một số ví dụ như: Ánh sáng tồn tại còn bóng tối thì không, sự xuất hiện của cái mới là sự vắng mặt của cái cũ.
Nhưng mặc dù bóng tối không tồn tại trong thực tế, thì nó vẫn có sự tồn tại trong những trải nghiệm của chúng ta. Tương tự như vậy, một thế giới của sự trải nghiệm thực tế vẫn đang tồn tại trong mỗi con người. Theo lý thuyết tương đối, sự hoạt động liên tục là bản chất của vật chất. Cho nên trong Ấn Độ giáo, Maya được mô tả như là một trạng thái “thích nghi”. Trong khi Brahman ở trạng thái “tồn tại”.
Puranas (Kinh văn của Hindu giáo) mô tả mối quan hệ theo một cách rất cụ thể: Thần Shiva với bản chất độc đoán của mình được gọi là Bhava hoặc “Sự tồn tại” và người phối ngẫu của thần Shiva là thần Parvati với bản chất Maya được gọi là Bhavani hoặc “sự thích nghi”. Do đó, sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào diễn ra, nếu như không có sự hỗ trợ của năng lượng.
Trong tiếng Phạn năng lượng gọi là “Shakti”. Thuật ngữ này cũng được dùng để đề cập đến Maya. Và Ấn Độ Giáo đã nhân cách hóa “Shakti” khi nói rằng: “Shakti” chính là nguồn gốc giống cái của Brahman và cũng tồn tại song song nó. Đây chính là căn nguyên của mọi sự vận động mà qua đó Brahman xuất hiện để biến mình thành các hình thức đa dạng của thế giới.
Khi này mỗi Vị Thần thuộc bộ tam thể sẽ có các “Shakti” cho riêng mình. Điển hình như: Thần Shiva và Parvati, Thần Lakshmi và Narayana, Thần Brahma và Saraswati. Đó là lý do vì sao chúng ta luôn thấy rằng các sự kiện khoa học thường được đan xen cùng với những câu chuyện của Puranas.
Maya: Người mê hoặc
Sau tất cả, Maya chính là người mê hoặc đã sử dụng phép thuật của mình để khiến cho con người tin vào thực tại vật chất của vũ trụ này. Nó làm cho chúng ta tin vào sự tồn tại của các hình thức, mà quên đi việc duy trì các hình thức đó.
Cách duy nhất để thoát khỏi phép thuật của kẻ mê hoặc là con người phải ý thức được tất cả các hình dạng chúng ta thấy chỉ là một khía cạnh của thực tại đó. Nó cũng giống như tất cả các tia sáng được phát ra chỉ từ một mặt trời duy nhất. Điều này được gọi là “Moksha” hoặc Giải Phóng. Đây cũng chính là mục tiêu và bản chất của ấn độ giáo.
Ngoài ra, sự giải phóng còn là kinh nghiệm của một cá nhân, thứ kinh nghiệm có được từ ý thức Thuần Khiết được đắm chìm trong chính cốt lõi của con người. Upanishads cũng đã nói với chúng ta rằng: “Atman” (linh hồn cá nhân) tương ứng với Brahman hay linh hồn vũ trụ. Thực tế là bản chất thật sự của ý thức chỉ được tiết lộ với chúng ta khi Maya bị loại bỏ khỏi tâm trí thông qua nhận thức đúng đắn.
Chính vì vậy, các hình thức luyện tập yoga khác nhau đã được ấn độ giáo đưa ra để giúp mọi người nhận thức được sự thật này. Khi đó Yoga chính là sự nỗ lực của tâm trí con người trong việc cố gắng thoát ra khỏi Maya và trải nghiệm sự giải phóng của Brahman.
Vượt qua Maya
Nhà hiền triết nổi tiếng của Arunachala là ông Ramana Maharishi, người ủng hộ phương pháp “tự vấn” để thoát ra sự che phủ của Maya.
Đối với ông, “Tôi là ai?” là câu hỏi mà ông luôn yêu cầu các đệ tử của mình sử dụng. Bởi nhà hiền triết này cho rằng, bằng cách phủ nhận tất cả những gì thuộc về bản chất của con người sẽ giúp chúng ta nhận ra mình không là gì khác ngoài ý thức tối cao của Brahman.
Đây là sự giải thoát sau cùng, giúp con người tránh khỏi mọi nỗi sợ đang ám ảnh tâm trí.
Nếu như điều này tạo thành một phần trong cuộc sống của chúng ta, thì tất cả những cạm bẫy cơ bản của con người như: Sự sợ hãi đối với cái chết, sự gắn kết giữa người với người và các địa điểm, vật thể sẽ bị loại bỏ một cách mãi mãi.
Yêu cầu của chúng ta dành cho bản chất của mỗi người sẽ giúp cho chúng ta nhận ra rằng: Đấng tối cao có trong mỗi chúng sanh. Điều này không phụ thuộc vào bất kỳ điều gì liên quan đến nhận thức.
Cho nên thiền và yoga đôi khi chỉ có thể mang đến cho chúng ta cái nhìn thoáng qua về bản chất của đấng tối cao.
Thay vào đó, kiến thức và nhận thức rõ ràng của con người chỉ cho chúng ta thấy: Sự tồn tại của chúng ta không tách biệt với sự tồn tại phổ quát đó.
Nhận thức này chỉ có được khi chúng ta yêu cầu bản thân tự duy trì sự minh mẫn của tâm trí. Đây là cách duy nhất mà chúng ta có thể làm để giành lấy chiến thắng tuyệt đối và mạnh mẽ trước Maya!
Nguồn: TH
- Đao phủ cuối cùng trong lịch sử: giết hơn trăm người, tuyệt tự con cái
- Bí ẩn ngọn núi Thần đệ nhất Tây Tạng: Hậu quả thê thảm cho người dám mạo phạm
- Ngọc xá lợi: Loại vật chất bí ẩn trong tro cốt của nhà sư tu đắc đạo là gì?