Là một trong những lăng mộ bí ẩn nhất Trung Quốc, sánh ngang với lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Càn Lăng của Võ Tắc Thiên ẩn chứa một lời tiên tri cực kỳ linh ứng.
Bản đồ phục dựng của Càn Lăng. Ảnh: China National Humanity History.
Lời tiên tri linh ứng
Tân Đường Thư, bộ chính sử thời Đường, và cuốn sách tiên tri Thôi Bối Đồ đã ghi lại những tiên đoán của thầy phong thủy nổi tiếng Viên Thiên Cang dành cho Võ Tắc Thiên(624 – 705).
Sử chép, Viên Thiên Cang có lần đi qua phủ của Võ Sĩ Hoạch, cha Võ Tắc Thiên, tình cờ gặp vợ ông và bật nói: “Phu nhân, bà có cốt pháp không giống người thường, trong nhà tất có quý tử”. Bà liền mời Viên Thiên Cang vào phủ xem tướng cho hai con trai.
Viên Thiên Cang nhìn hai người con của bà nói “Các con của bà trông tinh anh sáng sủa, nhưng lớn lên chỉ là quan tam phẩm, chưa phải quý tử.” Bà bèn gọi nhũ mẫu bế một đứa trẻ ăn mặc như bé trai ra.
Nhìn đứa bé, sắc mặt Viên Thiên Cang chợt biến đổi. Khi đứa bé mở đôi mắt to ngước nhìn Viên Thiên Cang thì ông kinh hãi: “Long tinh phượng cảnh. Đây là gương mặt cực kỳ hiếm có. Đáng tiếc là nam nhi chứ nếu đứa bé này là nữ nhi chắc chắn sẽ làm nữ vương thiên hạ”.
Viên Thiên Cang cũng không ngờ được đứa trẻ đó chính là bé gái sau này là nữ hoàng quyền lực nhất lịch sử Trung Hoa, Võ Tắc Thiên.
Võ Mị Nương sau này khắc ghi lời sấm lúc nhỏ, luôn nuôi trong mình tham vọng quyền lực. Toan tính rõ ràng của Võ thị được thể hiện khi bà nhúng tay vào việc đặt mộ phần của Đường Cao Tông, một mực khuyên bảo Hoàng đế đặt lăng ở Lương Sơn.
Các nhà phong thủy từ cổ chí kim đều từng nhận định, vị trí của Càn Lăng đã ít nhiều củng cố cho quyền lực vô song của Võ Tắc Thiên.
Vậy lăng mộ này đã có tác động như thế nào?
Tân Thư Đường có ghi chép, ngay sau khi Đường Cao Tông lên ngôi, ông đã phái công thần Trưởng Tôn Vô Kỵ và Thái sử lệnh Lý Thuần Phong, vị quan chịu trách nhiệm về âm dương thiên văn, đi tìm địa điểm đẹp để đặt lăng mộ cho mình.
Hai vị công thần thấy đỉnh núi Lương Sơn đều rất vừa ý: đỉnh chính của Lương Sơn mọc thẳng lên bầu trời; phía bắc hướng ra sông Ô, núi Cửu Tông; phía tây đối mặt sông Tất Thủy, núi Lâu Kính. Sông Ô, sông Tất hòa dòng ôm lấy núi non, tạo nên bức tường bằng nước, bảo toàn long khí vùng đất này.
Lương Sơn được gọi là “thánh địa long mạch” ngàn năm có một. Ảnh: Tuxing Tianxia.
Vị trí đắc địa như vậy nhưng trong triều có vị đạo sĩ Viên Thiên Cang, chính là người từng tiên tri cho Võ Mị Nương, ra sức phản đối xây lăng ở đây. Bậc thầy tường số “cả đời chưa xem nhầm một ai” đã phán rằng Lương Sơn là vị trí có những điểm “gây tai họa”.
Đầu tiên, long mạch nhà Đường từ núi Côn Lôn chạy ra sông Hoàng Hà, chạy qua nhiều dãy núi. Đường Thái Tông đã được chôn cất ở núi Cửu Tông, vị trí gọi là đầu rồng, nay Hoàng đế Cao Tông là con không thể đặt chôn cất trước đầu rồng được.
Điều quan trọng hơn cả là Lương Sơn có địa thế rất giống với bộ ngực của người phụ nữ. Người dân địa phương nơi đây còn gọi núi Lương Sơn là Nãi Đầu Sơn. Nhìn toàn cảnh khu vực còn giống một người phụ nữ đang nằm ngủ.
Nơi đặt được chọn đặt Càn Lăng nhìn bao quát tương đối thấp, âm khí nặng. Đặt mộ phần những người đàn ông họ Lý ở đây giống như có người phụ nữ “ngồi trên đầu”, vương triều dễ thảm bại dưới tay một người phụ nữ.
Cao Tông nghe ý kiến trái chiều của các cận thần cảm thấy rất phân vân. Võ Thiến lúc này mới là Chiêu Nghi nhưng khắc ghi lời sấm thuở nhỏ, nắm ngay lấy cơ hội khuyên bảo Cao Tông đặt mộ phần ở Lương Sơn.
Vốn là người nhu nhược nên chẳng mấy chốc Hoàng đế đã bị Võ Tắc Thiên thuyết phục, việc lựa chọn vị trí xây dựng Càn Lăng được quyết định.
Cái tên “Càn Lăng” được vị vua lựa chọn để cân bằng âm dương bởi theo “Kinh dịch” chữ “Càn” mang tính dương, dùng để cân bằng âm khí ở Lương Sơn. Thế nhưng điều này vẫn chưa đủ để làm thay đổi vận mệnh của nhà Đường, Võ Tắc Thiên vẫn lên nắm quyền, tiếm ngôi và lật đổ cả một triều đại.
Võ Tắc Thiên được chôn cất tại Càn Lăng
Năm Thần Long thứ nhất (năm 705), Võ Tắc Thiên 82 tuổi, qua đời vì bệnh tật. Bà hoàng tham vọng bậc nhất lịch sử Trung Hoa cuối đời lại muốn rũ bỏ hư danh hoàng đế mà quay về với thân phận hoàng hậu.
Tới phút lâm chung, thụy hiệu mà Võ Tắc Thiên muốn dùng là Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng hậu. Bà còn yêu cầu được hợp táng cùng chồng là Đường Cao Tông Lý Trị. Võ Tắc Thiên được chôn cất tại chính lăng mộ Càn Lăng, Lương Sơn.
Càn Lăng đang cất giấu hàng triệu báu vật và những ẩn số chưa có lời giải đáp. Đã hơn một thiên niên kỷ trôi qua, Càn Lăng vẫn còn nguyên vẹn, bất khả xâm phạm, đã có hơn 17 lượt xâm lăng và không lần nào thành công.
Những kẻ muốn khai quật ngôi mộ dù có hàng ngàn binh lính cũng không thể tìm được phương hướng vào trong, bị tai nạn bệnh tật bất ngờ hoặc trời đột nhiên nổi giông bão gầm gừ. Chính vì điều này mà nhiều người cho rằng Càn Lăng ẩn chứa lời nguyền ghê rợn cho những kẻ dám đến phá giấc ngủ ngàn thu của hai vị hoàng đế.
Đến này, các nhà khảo cổ vẫn chưa dám mạo hiểm khai quật Càn Lăng vì điều kiện công nghệ chưa đáp ứng để bảo tồn cổ vật trong lăng mộ.
Nguồn: DV
- 5 lý do khiến nhiều người tin vào ma quỷ
- Linh hồn bất diệt: Người chết 30 năm sống lại kể chuyện âm phủ không khác gì dương gian
- Rùng mình với 4 lời tiên đoán về tai nạn máy bay rơi