Du ngoạn thế giới Cực Lạc: Hư Vân hòa thượng chưa dứt trần duyên đành tạm trở lại nhân gian

Từ xưa đến nay, những người tin vào Thần Phật vẫn luôn hướng về tiên giới, Phật quốc và Thiên đường. Một số người tu luyện trong Phật gia và Đạo gia trong khi thiền định cũng từng đến Thiên quốc. Một trong số đó là Hư Vân hòa thượng – nhà sư sống vào cuối đời nhà Thanh, Trung hoa Dân Quốc và cho đến khi ĐCSTQ đoạt quyền. 

Du ngoạn thế giới Cực Lạc: Hư Vân hòa thượng chưa dứt trần duyên đành tạm trở lại nhân gian. (Ảnh: TH)

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cướp chính quyền vào năm 1949, lão hòa thượng Hư Vân đã 110 tuổi. Khi đó, ông tu hành tại chùa Vân Môn, Nhũ Nguyên, tỉnh Quảng Đông. Năm 1951, ĐCSTQ phát động phong trào “đàn áp phản cách mạng”, xông vào chùa Vân Môn với danh nghĩa truy bắt mật vụ. Không chỉ phá hủy mái chính điện và tượng Phật bằng vàng trong chùa mà chúng còn cướp hết các tác phẩm để đời của Hư Vân. Hư Vân hòa thượng cùng 26 tăng nhân khác bị giam giữ, bị tra tấn nhiều lần và một trong đó đã bị đánh đến chết.




Kiếp nạn của chùa Vân Môn kéo dài suốt 3 tháng rồi mới được các đồng môn ở trong và ngoài nước giải thoát. Sau đó, Hư Vân hòa thượng thuật lại chuyện đã xảy ra, đệ tử của ông ghi chép lại, và bí mật đưa đến Hồng Kông, chỉ sau đó thế giới bên ngoài mới biết về sự tàn bạo của ĐCSTQ trong “biến cố Vân Môn”. Bản ghi chép hiện đang được lưu giữ tại Đài Loan.

Theo ghi chép, Hư Vân hòa thượng đã rơi vào tình trạng nguy kịch sau khi bị tra tấn, nhưng ông vẫn tiếp tục thiền định trong suốt 9 ngày, cho đến sáng sớm ngày 11/3. Sau đó, Hư Vân có chút không chịu đựng nổi, liền từ từ ngã xuống và nằm trên sập Thiền. Đệ tử theo hầu cận dùng đèn cỏ để kiểm tra xem ông còn thở không, thì thấy rằng Hư Vân đã tắt thở. Vị đệ tử này lại sờ mạch tượng ở tay trái tay phải của ông, cũng đều không thấy đập. Điều bất thường duy nhất là sắc mặt của Hư Vân hòa thượng vẫn bình thường, và cơ thể ông vẫn còn ấm.

Đến sáng sớm ngày 12, người đệ tử này đột nhiên nghe âm thanh rên rỉ yếu ớt của  Hư Vân, ngay sau đó thấy ông mở hai mắt ra. Đệ tử nói với Hư Vân rằng ông đã tắt thở một ngày, nhưng Hư Vân lại cảm giác mới chỉ qua mấy phút. Sau đó, Hư Vân hòa thượng sai đệ tử đem những việc mà ông đã trải qua trong những ngày này ghi lại, đồng thời căn dặn đệ tử không tùy tiện nói cho người ngoài biết, để tránh rước vào phiền toái.




Hư Vân hòa thượng nói: Ta trong mộng đi tới Đâu Suất nội viện (Đâu Suất là chốn tịnh độ của Bồ Tát Di Lặc), nơi đó trang nghiêm lộng lẫy, hết thảy đều không phải là thứ thuộc về thế gian. Chỉ thấy Bồ Tát Di Lặc ngồi ở trên pháp tòa giảng Pháp, ngồi trước có rất nhiều vị nghe, trong đó có mười mấy vị là người ta quen biết trước đây… Ta kính chào họ, họ chỉ vào chỗ trống thứ ba ở phía Đông, để cho ta ngồi tại đó. Tôn giả A Nan và ta ngồi rất gần. Trước lúc giảng xong, Bồ Tát Di Lặc chỉ vào ta nói: “Ngươi cần phải trở về!” Ta trả lời: “Đệ tử nghiệp chướng sâu nặng, không muốn trở về!” Bồ Tát Di Lặc lại nói: “Ngươi nghiệp duyên chưa dứt, phải trở về, sau này lại tới”. 

Hư Vân hòa thượng. (Ảnh: SOHU)




Bất đắc dĩ, Hư Vân hòa thượng đã từ Phật giới trở về nhân gian. Cũng chính bởi vì Hư Vân hiện ra thần tích, nên đã khiến những tên côn đồ bức hại ông phải sợ hãi và không dám tra tấn nữa. Sau khi ngoại giới biết được ĐCSTQ hãm hại các tăng nhân chùa Vân Môn thì cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Hư Vân và tôn giáo tạm thời dừng lại.

Năm 1952, ĐCSTQ thành lập “Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc” và đề xuất rằng “tự do tôn giáo, nhà sư kết hôn với ni cô, uống rượu và ăn thịt, làm một cách tự do, không ai có thể quản”, nhằm làm loạn tôn giáo.

Hư Vân là một trong những người được đề xuất làm chủ tịch danh dự vào năm sau đó, nhưng ông sớm hiểu rằng ĐCSTQ chỉ đang lợi dụng để khiến những người đi theo mình chấp nhận sự cai trị của chúng.

Để ngăn cản ĐCSTQ làm loạn tôn giáo, một mặt, Hư vân hòa thượng gửi thư cho các lãnh đạo cao nhất của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ yêu cầu quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cho người dân, và đề nghị không phá dỡ các ngôi chùa, phá hủy di ảnh và đốt kinh sách; không cho phép cưỡng ép tăng ni hoàn tục; các biện pháp bảo vệ và quản lý các tu viện là do các nhà sư phân bổ.




Mặt khác, ông từ chối đảm nhiệm chức vụ hội trưởng danh dự, và dẫn các cho phép các đệ tử đến chùa Chân Như ở núi Vân Cư, Giang Tây tu hành. Trong suốt thời gian đó, Hư Vân đã tìm nhiều cách để trùng tu chùa, khai khẩn đất hoang, tự cung tự cấp, trồng chè, cây ăn quả, v.v.

Vào tháng 10/1959, Hư Vân hòa thượng viên tịch tại chùa Chân Như. Trước khi ông qua đời, chùa Vân Môn lại một lần nữa bị phá hủy, đệ tử của ông là Trụ trì Phật Nguyên bị ghép tội phản động và bị bỏ tù hơn 3 năm. Chùa Chân Như và các tăng nhân ở đây cũng bị phá hủy và đàn áp sau khi Hư Vân viên tịch.

Nhà văn Viên Trung Đạo thời nhà Minh cũng có trải nghiệm lên Thiên quốc

Tương tự như Hư Vân hòa thượng, nhà văn Viên Trung Đạo thời nhà Minh cũng có trải nghiệm lên Thiên quốc.

Viên Trung Đạo từ nhỏ thông minh hơn người, mười mấy tuổi đã có thể viết ra hơn năm ngàn từ, khi trưởng thành thì tính tình phóng khoáng, không chịu bị trói buộc nên đã đi theo đại ca Viên Tông Đạo, nhị ca Viên Hoằng Đạo ngao du kinh thành, kết giao với danh sĩ trong thiên hạ và chu du khắp nơi.




Sau đó, ông thi đậu Tiến sĩ, từng đảm nhiệm chức Tiến sĩ Quốc tử giám, chủ quản Nam Kinh lễ bộ, Nam Kinh Lại bộ lang trung. Ông cùng đại ca và nhị ca được gọi là “Công an tam viên”. Viên Trung Đạo từng viết một thiên văn chương, kể lại sự việc vào ngày 15/10 năm vạn lịch giáp dần (1614) cho biết, khi ngồi thiền, trong mộng ông thấy nguyên thần của mình ly thể đến Tây Phương Tịnh Độ.

Nhà văn Viên Trung Đạo ngồi thiền và du ngoạn ở Tây Phương Tịnh Độ (Ảnh: [Qing])

Ông viết rằng: “Cảm giác tinh thần rất tĩnh lặng thoải mái, sau đó nhập định. Chỉ chốc lát, hồn phách rời khỏi thân thể, chỉ thấy bên ngoài Mặt trăng đang sáng, còn bản thân thì bay trên không trung nhanh như chim. Lúc ấy, trong mây xuất hiện hai vị đồng tử, họ dẫn ông bay về hướng Tây.”




Chẳng bao lâu họ đã đến một nơi, nhưng con đường ở đó chỉ như một sợi dây, mặt đất phẳng như lòng bàn tay, hoa sen ngũ sắc nở rộ giữa kênh, chim hót trên cây, và lầu các thì tráng lệ vô cùng. Lúc này, ông nhìn thấy người anh quá cố của mình là Viên Hoằng Đạo. Viên Hoằng Đạo nói với Viên Trung Đạo rằng, bởi vì ông “Ý nguyện trong sáng thuần tịnh, nhưng tình duyên không dứt”, cho nên sau khi chết chỉ đến được biên giới của Cực Lạc, hiện tại mới có thể vào Cực Lạc. Sau đó, “anh ấy mang ta du ngoạn khắp cõi chúng sinh ở Cực Lạc, và dặn ta phải cố gắng hết sức giữ giới và niệm Phật để khỏi sa ngã, để mai sau được về Thiên quốc”.


Lúc sau, Viên Hoằng Đạo nói rằng “tịnh (thiên đường) và uế (trần gian) là khác nhau, không được ở lâu”, vì thế lập tức bay vút lên không rồi biến mất. Hồn phách Viên Trung Đạo cũng lập tức trở lại thân thể, và ông tỉnh dậy trong bàng hoàng. Lúc này tàn đèn còn đang cháy, vầng trăng vẫn chiếu sáng cửa sổ, tính toán thời gian nguyên thần ly thể đến Cực Lạc thì chỉ chừng mấy canh giờ.

Nguồn : Tinhhoa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *