Vết bớt là vết thương từ kiếp trước? Kết luận kinh ngạc của chuyên gia nghiên cứu luân hồi

Một chuyên gia về nghiên cứu về luân hồi đưa ra kết luận đáng kinh ngạc rằng những vết bớt tìm thấy trên cơ thể những đứa trẻ khi sinh ra là dấu vết của vết thương người đó có từ kiếp trước lưu lại đến kiếp sống này.

vetbuot1

Luân hồi là một khái niệm bắt nguồn từ tôn giáo và triết học, trong đó cho rằng sau cái chết vật lý (hoặc sinh học) linh hồn hay nguyên thần của một người sẽ tiến nhập vào một cuộc sống mới (chuyển sinh) trong một thân xác mới, có thể là người, động vật, thực vật … dựa trên các tiêu chuẩn nhất định (chuẩn mực đạo đức, các việc tốt xấu đã làm trong đời trước…)

Trên thế giới hiện có hàng triệu người tin vào thuyết luân hồi. Ý tưởng cho rằng chúng ta đã từng sống trong nhiều kiếp trước đây và sau khi chết sẽ tái sinh trở lại trong một thân xác mới đã có từ hàng nghìn năm trước. Nhưng liệu vết bớt trên cơ thể có khả năng là dấu tích của các kiếp luân hồi này?




vetbuot2

Bạn có tin vào luân hồi? (Ảnh:messagetoeagle)

Tiến sĩ Ian Stevenson (1918 – 2007), một bác sĩ người Mỹ-Canada đã trở nên nổi tiếng với công trình nghiên cứu của ông về luân hồi. Ông cho rằng không chỉ cảm xúc, ký ức mà ngay cả các thương tích vật lý trên cơ thể dưới dạng vết bớt đều có thể được lưu lại từ đời này sang đời khác.

Lý thuyết của ông được dựa trên kết quả nghiên cứu về 210 trường hợp trẻ em. Theo thời gian ông trở nên tin chắc rằng các vết bớt trên cơ thể hẳn phải có một mối liên hệ nào đó với tiền kiếp.

vetbuot3

Tiến sĩ Ian Stevenson (1918 – 2007), một chuyên gia nghiên cứu về luân hồi. (Ảnh: messagetoeagle)

Trong bài báo khoa học, vết bớt và dị tật bẩm sinh tương ứng với thương tích của người chết.




TS Stevenson viết:

“Chúng ta hầu như không biết tại sao những vết bớt (nốt ruồi nổi và chìm) xuất hiện tại một số vị trí đặc biệt trên cơ thể. Nguyên nhân của hầu hết các trường hợp dị tật bẩm sinh cũng chưa được xác định.

Trong số trẻ em tự nhận có thể nhớ lại kiếp trước có vết bớt và/hoặc dị tật bẩm sinh, khoảng 35% quy chúng cho vết thương trên cơ thể của cậu ta/ cô ta trong tiền kiếp.

Trong số 895 trường hợp trẻ nhỏ tự nhận mình nhớ được tiền kiếp (hay theo nhận định của người lớn xung quanh, ví như ba mẹ), có 309 trường hợp trẻ cho rằng những vết bớt hay dị tật bẩm sinh trên cơ thể có liên quan đến thương tật trong kiếp trước, chiếm 35% số đối tượng nghiên cứu.

Vết bớt hoặc dị tật bẩm sinh của một đứa trẻ được cho là tương thích với vết thương (thường là chí mạng) hoặc những vết tích khác của cậu ta/cô ta trong kiếp trước.

Có thể tìm thấy những đứa trẻ dường như nhớ lại được ký ức tiền kiếp từ khắp nơi trên thế giới, nhưng phần nhiều là ở những quốc gia Nam Á, có lẽ do mức độ phổ biến của Phật giáo tại những quốc gia này. Thông thường, những đứa trẻ này sẽ bắt đầu kể về kiếp trước gần như ngay sau khi biết nói, tầm khoảng 2-3 tuổi, nhưng sẽ ngừng lại khi lên 5-7 tuổi”.




TS Stevenson có kể lại một vài trường hợp nghiên cứu vết bớt của ông, trong đó có trường hợp một cậu bé sinh ra thiếu mất các ngón tay trên bàn tay phải tại Ấn Độ. Ở kiếp trước, cậu đã bị mất các ngón tay sau khi thò tay vào một chiếc máy cắt cỏ.

vetbuot4

Bàn tay mất ngón bẩm sinh của cậu bé người Ấn Độ. (Ảnh: messagetoeagle)

Một trường hợp khác là của một cậu bé Thổ Nhĩ Kỳ có tai phải bị biến dạng. Cậu nhớ trong kiếp trước mình đã bị sát hại bằng một phát súng vào phía đầu bên phải ở cự ly gần.

vetbuot5

Cậu bé Thổ Nhĩ Kỳ có tai phải bị thu nhỏ và biến dạng. (Ảnh: messagetoeagle)




Một cậu bé khác tên Maha Ram ở Ấn độ nhớ mình đã bị sát hại trong kiếp trước với một phát súng ở cự ly gần. Thậm chí cậu có thể nhớ rõ chi tiết về kiếp trước để chỉ dẫn TS Stevenson tìm kiếm kết quả khám nghiệm tử thi của người đàn ông được cho là kiếp trước của cậu. Vết bớt trên ngực của cậu Ram tương đồng với vết đạn bắn.

vetbuot6

Vết bớt màu nhạt trên ngực của một cậu hanh niên Ấn Độ tên Maha Ram. Khi còn bé cậu có thể nhớ lại kiếp trước đó đã bị sát hại bởi một phát súng ở cự ly gần. (Ảnh: TS Stevenson)

vetbuot7

Vòng tròn biểu thị vết đạn bắn trên ngực Maha Ram, dùng đối chiếu với hình 1. [Hình vẽ dựa trên kết quả khám nghiệm tử thi của người đàn ông bị sát hại được nói tới]. (Ảnh: TS Stevenson)




Một cô bé người Myanmar bị thiếu mất phần dưới chân phải (thiếu xương mác dưới) bẩm sinh nhớ lại kiếp sống trước là một cô bé bị đoàn tàu chạy cán lên người. Các nhân chứng nói con tàu đã cán qua chân phải của cô bé, trước khi đè lên khúc cây. Dị tật bẩm sinh của cô bé trong kiếp này, chứng thiếu xương mác, là một chứng bệnh cực hiếm gặp. (Ảnh dưới)

vetbuot8

Cô bé người Myanmar mắc chứng thiếu xương mác bẩm sinh. (Ảnh: messagetoeagle)

“Có người không cho rằng đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, và đưa ra các cách giải thích khác có bao hàm yếu tố siêu nhiên, nhưng không thừa nhận sự sống sau khi chết. Ví dụ, một cách giải thích trong đó là những vết bớt hay dị tật bẩm sinh này chỉ là ngẫu nhiên, và đối tượng đã dùng thần giao cách cảm để tìm kiếm một người đã khuất có vết thương tương tự, rồi nghĩ ra một câu chuyện để đánh đồng bản thân với người kia. Tuy nhiên, những đứa trẻ là đối tượng nghiên cứu không cho thấy năng lực siêu nhiên đủ mạnh để giải thích những ký ức trong các bối cảnh nằm bên ngoài ký ức có thể của chúng [ý chỉ các trải nghiệm mà một đứa trẻ khó có thể nghĩ ra được] ”, TS Stevenson viết.




Trong cuốn sách Luân hồi và Sinh học, TS Stevenson đã trình bày công trình nghiên cứu toàn diện của ông về chủ đề này.

vetbuot9

Dựa trên khoảng 30 năm nghiên cứu về những người tuyên bố nhớ được các kiếp sống trước, công trình này bao quát toàn diện các giả thuyết và nghiên cứu tình huống cho tới nay về chủ đề này.

Thời gian nghiên cứu ban đầu, TS Stevenson nhận thấy những người nhớ lại được các kiếp sống trước có vết bớt hoặc di tật bẩm sinh tương ứng với các vết thương, thường là vết thương chí mạng, của họ trong tiền kiếp.




Nghiên cứu này đưa ra những câu trả lời đáng ngạc nhiên cho các câu hỏi như:

Tại sao một người sinh ra có dị tật bẩm sinh lại có ở chỗ này mà không phải ở chỗ khác?
Tại sao một số đứa trẻ mắc chứng sợ hãi từ nhỏ trong khi chúng không có bất kỳ trải nghiệm gây chấn thương nào trước đó và không có ai trong gia đình mắc chứng này [để chúng bắt chiếc học theo biểu hiện bề mặt của triệu chứng]?
Tại sao một vài cặp song sinh cùng trứng lại khác nhau rõ rệt?
Tại sao nhiều bé trai bị đồng tính sau này lại cho thấy những biểu hiện của phái nữ từ tấm bé, trước khi cha mẹ chúng có thể tác động gây ảnh hưởng đến chúng theo thiên hướng như vậy?
Là một nhà khoa học và bác sĩ y khoa Tây phương, TS Stevenson nhận thấy ý tưởng cho rằng vết thương của người đã khuất có thể tác động đến phôi thai của đứa bé sắp sinh sẽ làm đảo lộn rất nhiều quan niệm nền tảng của sinh học hiện đại. Biết rằng mỗi trường hợp riêng biệt đều có một vài sơ hở hoặc lỗ hổng nào đó, ông quyết định xuất bản tất cả các trường hợp về chủ đề này.


Ảnh chụp các vết bớt và hình vẽ minh họa các vũ khí [tạo nên chúng] là một phần bằng chứng trong nghiên cứu đầy táo bạo này.

Công trình này sẽ có sức hút đặc biệt với các bác sĩ, bác sĩ tâm thần, nhà sinh học và nhà nhân chủng học. Ngoài ra, những ai quan tâm đến các hiện tượng siêu thường và mối liên hệ bí ẩn giữa tâm trí và não bộ sẽ cảm thấy khá áp lực khi xem xét kết quả nghiên cứu của công trình này.

Nguồn:DKN – Message to eagle

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *