Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng từng có những trải nghiệm rất chân thực trong các giấc mơ. Những giấc mơ ấy có lúc đưa chúng ta đến một thế giới khác, có thể là quá khứ, hiện tại hoặc tương lai. Nhưng cho đến nay chưa có nhà khoa học nào giải thích rõ ràng về hiện tượng kỳ lạ này.
1. Những giấc mơ ‘xuất hồn’ (Lucidity) đầu tiên được ghi nhận bởi người Ai Cập cổ đại …
Nền văn minh tiên tiến của người Ai Cập ra đời từ khoảng 3.150 trước Công nguyên – hơn 5.000 năm trước đây. Theo Jeremy Naydler, tác giả cuốn “Thánh đường của vũ trụ: Trải nghiệm thần thánh của người Ai Cập cổ đại” (Temple of the Cosmos: The Ancient Egyptian Experience of the Sacred), họ tin rằng con người sở hữu ba phần: thân xác (Shat), cơ thể vật chất sống (Ka) và linh hồn (ba).
Linh hồn thường được đại diện trong chữ tượng hình như một con chim đầu người bay phía trên cơ thể đang ngủ hoặc xác chết. Naydler cho rằng “… Linh hồn là người nhưng dưới hình thức khác. Nó có thể được định nghĩa là một cá nhân dưới dạng thức tồn tại bên ngoài cơ thể”. Liệu những điều xảy ra trong giấc mơ rất chân thực và có thể ý thức được có phải chính là phần linh hồn của chúng ta trải qua?
Robert Waggoner, biên tập viên của Lucid Dreaming Experience (Trải nghiệm giấc mơ xuất hồn), tin rằng: “…Tôi bị ấn tượng bởi khái niệm về phần linh hồn của con người bay đi trong khi ngủ, trạng thái hôn mê và sau khi chết… Nhiều người trong số chúng ta đã trải qua nó, dù chúng ta gọi đó là một trải nghiệm linh hồn rời khỏi thể xác (OOBE- out of body experience) hay một giấc mơ rất rõ ràng thấy mình bay đi khi cơ thể đang ngủ.
“Đối với người có những giấc mộnng rõ ràng, những người trải qua hôn mê và trạng thái hồn rời khỏi thể xác, linh hồn có thể là tái hiện điều xảy ra trong quá khứ, mô tả đầu tiên của một ‘nhận thức di động tách ra từ cơ thể hữu hình. Điều thú vị là, nhận thức di động hay là linh hồn này, có vẻ kết nối với bay một cách rất tự nhiên – một phần phổ biến và phổ quát của giấc mơ chân thực. Mặc dù thời Ai Cập cổ đại tồn tại cách xa chúng ta hàng ngàn năm, có lẽ một số kiến thức cổ xưa của họ vẫn còn lưu lại trong tiềm ý thức của chúng ta … “
2. Cứ 1 trong 5 người sẽ có ít nhất một giấc mơ ‘xuất hồn’ trong mỗi tháng
Năm 1988, Snyder & Gackenback tiến hành một cuộc khảo sát khoa học đã phát hiện ra rằng 20% số người tuyên bố rằng họ có giấc mơ ‘xuất hồn’ thường xuyên (hàng tháng), trong khi 50% số người đã trải qua nó ít nhất một lần trong cuộc đời. Vì vậy, giấc mơ loại này không phải là quá hiếm, ngay cả khi hầu hết mọi người không biết tên chuyên môn của nó hay gặp phải những giấc mơ như vậy cố tình. Nó thực sự có vẻ khá bình thường để có giấc mơ tự nhiên kiểm soát được – đặc biệt là với trẻ em.
Một lý do giải thích cho điều này là trẻ em dễ gặp phải những cơn ác mộng có thể rất sống động và căng thẳng về tinh thần. Điều này đánh thức một phần của não chịu trách nhiệm về sự tự nhận thức, và đem tới cho những đứa trẻ này một khoảnh khắc rất rõ ràng để nhận ra “Hêy – Chắc chắn là tôi đang mơ!” Một số trẻ em sử dụng cách thức này để đánh thức mình dậy, trong khi một số người khác biến cơn ác mộng thành giấc mơ dễ chịu có chủ ý.
Khi Rebecca Turner lần đầu tiên phát hiện ra giấc mơ xuất hồn ở tuổi thiếu niên của mình, bà đã vui mừng nói với người bạn thân nhất của Michelle về nó. Michelle đã nói với Rebecca: “Ồ, mình thường xuyên có những giấc mơ như vậy trong nhiều năm qua”. Theo trí nhớ của Michelle kể rằng cô sẽ sử dụng trí tưởng tượng khi bà đi ngủ và hình dung về bất cứ điều gì mà bà ấy muốn mơ tới. Sau đó, Michelle chỉ cần đi vào nó và có thể kiểm soát giấc mơ của mình một cách hết sức tự nhiên và hoàn hảo.
Nó có thể khiến bạn ngạc nhiên khi biết số người trải qua giấc mơ xuất hồn – chỉ là bạn chưa bao giờ hỏi họ về nó mà thôi. Kể từ khi bà Rebecca đăng tải các trải nghiệm và nghiên cứu lên website của mình, rất nhiều bạn bè đã nói với bà rằng thỉnh thoảng họ có giấc mơ mà họ kiểm soát được theo ý muốn. Bạn của bà, Pete đã có thể kiểm soát giấc mơ của mình kể từ khi ông là một đứa trẻ – một thí dụ của người có giấc mơ xuất hồn một cách tự nhiên.
Một mặt khác, một số người đã viết thư cho bà nói rằng họ luôn luôn gặp những giấc mơ như thế này hàng đêm từ khi còn nhỏ, họ thấy giấc ngủ của mình không chất lượng và cảm giác như não của họ liên tục hoạt động. Khi đó, bà thực sự chưa hiểu được vấn đề này; bởi đối với bà, giấc mơ chân thực luôn luôn là một sự lựa chọn có ý thức hay một tình huống được hoan nghênh, chứ không phải là một gánh nặng. Nhưng khi bất cứ hành vi nào gây rối loạn cuộc sống hàng ngày của bạn, thì đó là một vấn đề cần giải quyết – và bà mong bất cứ ai ở tình huống này nên tới gặp bác sỹ để được giúp đỡ.
3. Bạn có thể thức dậy khỏi giấc mơ xuất hồn bằng cách nhắm mắt lại
Khi Rebecca còn nhỏ, trong các ác mộng bà luôn nhắm mắt để thoát khỏi chúng. Khi bà bị tê cứng lại vì sợ hãi, bà chợt nhận ra rằng điều đó không phải là thực, và trong một khoảnh khắc bà nhắm mắt chặt lại và hét lên “TỈNH DẬY!”
Hiện giờ bà Rebecca không thể kết thúc giấc mơ xuất hồn như trước. Và những giấc mơ ấy là có tồn tại tuy không phải tất cả mọi người, nhưng chắc chắn là đúng đối với một số.
May mắn thay, nếu chẳng may bạn tỉnh dậy, có một cách để tiếp tục giấc mơ còn dở dang của bạn. Miễn là bạn giữ nguyên vị trí cơ thể bất động (để không làm phiền các cơ chế tê liệt khi ngủ) và nhắm mắt lại ngay lập tức, bạn sẽ thấy mình trở lại trong giấc mơ hoàn toàn rõ ràng. Nó giống như việc đổi kênh trên TV. Trong một vài giây, thực tại trong mơ và lúc bạn tỉnh dậy đều tồn tại rất rõ và bạn có thể tự do chuyển đổi giữa chúng.
4. Những người gặp giấc mơ xuất hồn có thể “nói chuyện” với thế giới bên ngoài
Năm 1975, nhà tâm lý học người Anh Keith Hearne đạt được một kết quả khá ấn tượng: Ông ghi lại những chuyển động mắt của Alan Worsley khi anh ngủ và rơi vào một giấc mơ trong trạng thái tỉnh táo tại phòng thí nghiệm. Trước khi tiến hành thí nghiệm hai người đã thoả thuận một số dấu hiệu qua các chuyển động mắt. Thông qua cử động mắt trong khi đi vào giấc mơ xuất hồn, Worsley đã có thể giao tiếp với Hearne ở thế giới bên ngoài.
Thí nghiệm đáng chú ý này đã chứng minh rằng việc việc con người có thể ý thức trong giấc mơ là có thật. Sau đó, máy đọc EEG đã có thể ghi lại một tần số cao GAMMA sóng não khi mơ trong trạng thái tỉnh táo, trong đó cung cấp thêm bằng chứng về khả năng ý thức khi trong trạng thái giấc mơ.
Tuy nhiên, đó là thí nghiệm của Hearne, sau đó thí nghiệm được mở rộng bởi Tiến sĩ Stephen Laberge tại Đại học Stanford, cho chúng ta thấy đây là điều hoàn toàn có thể khi một người nằm mơ “nói chuyện” với một người đang thức ở thế giới bên ngoài.
Vậy có mối liên hệ ngược lại không? Chúng ta có thể gửi tin nhắn cho một người mơ mộng trong khi họ ngủ? Một cuộc trò chuyện hai chiều có thể đạt được?
Trên thực tế, ở một mức độ nào đó, khi chúng ta ngủ, phần lớn não của chúng ta không biết hầu hết những gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, chúng ta có khả năng nhận thức một số loại kích thích bên ngoài khi đang mơ. Vì dụ, nếu một người nào đó nhẹ nhàng thúc vào xương sườn trong khi ngủ, bạn sẽ có thể cảm thấy chúng rõ ràng trong giấc mơ. Mặc dù trong giấc mơ nó sẽ được diễn đạt theo một cách khác (có lẽ bạn sẽ mơ thấy một cái gì đó ví dụ như một con chuột đang cắn bạn ở bên cạnh).
Một ví dụ khác là khi trời mưa ầm ĩ ở bên ngoài, tôi mơ thấy gặp mưa lớn trong giấc mơ của mình. Rất dễ dàng để xác nhận điều này bằng các giấc mơ tương tự của mỗi chúng ta.
5. Những giấc mơ ‘xuất hồn’ phát sinh từ một phần đặc biệt của não
Nhà thần kinh học, J Allan Hobson, đã đưa ra giả thuyết về những gì xảy ra trong não khi một người trong mơ rất tỉnh táo. Đầu tiên, chúng tôi nhận ra rằng chúng ta đang mơ, và điều này kích thích vỏ não một bên trán, bộ phận của não chịu trách nhiệm cho sự nhận thức và trí nhớ. Khu vực này thường bị vô hiệu hoá trong giai đoạn REM – điều này giải thích lý do tại sao chúng ta không nhận ra rằng chúng ta đang mơ hay có thể nhớ các chi tiết trong giấc mơ.
Một khi bộ phận này được kích hoạt, người mơ từng bước bước vào một ranh giới giữa việc duy trì giấc ngủ, nhưng còn đủ tỉnh táo để nhớ rằng họ đang mơ …
6. Thiền được liên kết chặt chẽ với sự tự nhận thức trong những giấc mơ
Một người phụ nữ đang thực hành bài thiền định trong tiếng nhạc du dương giúp người tập định tâm và thanh tỉnh. (Ảnh: The Epoch Times)
Có một liên kết giữa khoa học đã được chứng minh thiền định với những giấc mơ xuất hồn. Bà Rebecca nói rằng “Tôi thấy rằng khi tôi thiền thường xuyên hơn, tôi càng nhận thức rõ ràng khi đang mơ. Nhờ tất cả sự đơn giản và tinh tế của thiền (loại bỏ các suy nghĩ phiền muộn có ý thức) – thiền giúp tôi đạt được sự hạnh phúc qua việc thư giãn và đạt được nội tâm sâu sắc.
Có một đề tài mà bà Rebecca rất quan tâm liên quan tới lĩnh vực này chính là sự kích thích sóng não. Đây chính là vấn đề then chốt trong cách bài học thiền.
Kích thích sóng não là một chứng minh rất khoa học cho việc tạo tần số sóng não của bạn để hình thành trạng thái thay đổi ý thức theo yêu cầu. Ban đầu sử dụng các hình thức của âm thanh nổi qua hai tai (binaural beats- mỗi tai sẽ tiếp nhận một giai điệu có tần số khác nhau và kích thích não nhận ra và đồng hóa sự khác biệt tần số này), và sau đó là các hình thức mạnh mẽ hơn của giai điệu Isochronic (isochronic tones- nhịp đập thường xuyên của một giai điệu duy nhất được cho rằng có tác động mạnh mẽ tới não thông qua sự tương phản lớn của âm thanh thông qua sự tĩnh lặng).
Các âm thanh kích thích sóng não được sử dụng rất phổ biến trong thiền định – điều này đưa chúng ta tới rất gần với trạng thái mơ tỉnh táo. Rebecca khuyên những người mới bắt đầu tập thiền nên đầu tư một bản MP3 hay đĩa CD với giai điệu kích thích sóng não để bắt đầu hành trình đi vào thiền định. Bản Mp3 ưa thích của bà là “Dreaming Lucid” với giai điệu Isochronic Meditation Power (Sức mạnh của Thiền định). Các bạn có thể lắng nghe giai điệu này qua video bên dưới:
Người : TH/Awaken