Một ngày lưu lại ở thế giới Cực Lạc, về nhân gian đã 6 năm trôi qua

Con người ta sau khi chết rồi thì sẽ đi về đâu? Thiên đàng hay địa ngục? Điều này từ xưa đến nay luôn là điều hiếu kỳ và nghi hoặc nhất của nhân loại, cũng là bí ẩn thiên cổ mà rất ít người có thể giải đáp được.

tieud

Thế giới thiên quốc trong vũ trụ, một bức ảnh do kính viễn vọng không gian Hubble chụp lại, được công bố trên website của Tuần báo Tin tức Thế giới.
Sau khi Phật giáo của Ấn Độ truyền nhập vào phương Đông, mọi người đều nhận thức được, trong vũ trụ này có tam thiên đại thiên thế giới, với số lượng chư Phật nhiều không đếm xuể, mỗi một vị Phật đều có thế giới trang nghiêm vô tỷ của bản thân mình; đồng thời còn có mười tám tầng địa ngục vô cùng đáng sợ, mỗi một tầng đều có Diêm Vương thiết diện vô tư cai quản. Vì vậy mà nhân loại đã bắt đầu có khát vọng “tu Đạo thành Phật” để thoát ly khỏi cái khổ của lục đạo luân hồi.




Thành tâm tụng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, vào lúc sắp lâm chung có thể được tiếp dẫn đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc; những người làm điều ác sẽ phải xuống địa ngục, chịu đủ dày vò của các loại tra tấn, điều này dường như đã trở thành nhận thức thông thường của người phương Đông, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Tuy đã được miêu tả nhiều trong kinh sách, nhưng đối với rất nhiều người, những trải nghiệm du ngoạn đến thế giới Cực Lạc hay địa ngục, có thể đã gắn liền với đời sống và lý giải của con người hiện nay.

Ngày 25/10/1967, huyện Đức Hòa, tỉnh Phúc Kiến có vị Khoan Tịnh pháp sư khi ngồi thiền trong động Di Lặc núi Cửu Tiên, đột nhiên được “Quan Âm Bồ tát” tiếp dẫn đến “Thế giới Tây Phương Cực Lạc” tham quan động La Hán, trời Đao Lợi, Đâu Suất cung và các cảnh giới trong Cửu Phẩm Liên Hoa, hơn nữa còn bái kiến Đức Phật A Di Đà.

Vị pháp sư này cảm giác thấy bản thân trước sau chỉ ở lại thế giới Cực Lạc khoảng hơn 20 giờ đồng hồ, nhưng khi ông quay trở về nhân gian, lại phát hiện trải qua thời gian hơn 6 năm rồi. Tháng 4/1987, bài nói chuyện của Khoan Tịnh pháp sư trong buổi diễn thuyết tại chùa Nam Hải Phổ Đà Sơn ở Singapore, đã được các cư sĩ tục gia chỉnh lý thành “Tây Phương Cực Lạc thế giới du ký” truyền lại đời sau.




Đến trời Đâu Suất tham kiến Hư Vân và Bồ Tát Di Lặc

Quan Âm Bồ tát hóa hiện thành “Viên Quan lão pháp sư”, dẫn Khoan Tịnh pháp sư đến Đâu Suất cung, gặp được Hư Vân lão hòa thượng vốn là ân sư của Khoan Tịnh, cùng với hòa thường Diệu Liên và hòa thượng Phúc Vinh. Thiên nhân trong cõi trời Đâu Suất cao khoảng hơn ba trượng.

Cao tăng Hư Vân – Bậc chân tu đời người khó gặp
Lão hòa thượng Hư Vân nói với Khoan Tịnh: “Sau này khi con về đến nhân gian, nên nói với đồng đạo của con, đặc biệt là các huynh đệ đồng tu, nên lấy giới luật làm thầy, tu trì như xưa, không được đổi mới, chớ có sửa đổi chế độ tăng đoàn…….”

Sau đó, họ lại đến nội viện cõi trời Đâu Suất, đi bái kiến Bồ tát Di Lặc. Chỉ thấy Bồ tát Di Lặc pháp tướng trang nghiêm, chứ không hề giống với hình dạng “Phật cười bụng bự” mà nhân gian cung phụng.




Bái kiến Đức Phật A Di Đà, được biết phát nguyện của hai kiếp trước

Sau đó, ông được đi bái kiến Đức Phật A Di Đà. Khi đến nơi, Khoan Tịnh chỉ nhìn thấy một vách núi lớn, sau mới biết đó chính là “đầu ngón chân” của Đức Phật A Di Đà. Sau khi được gia trì, thân thể của Khoan Tịnh rất mau đã cao lớn đến chốn rốn của Đức Phật A Di Đà. Khoan Tịnh hình dung Đức Phật A Di Đà: “Ngài đứng trên tòa sen tầng tầng không đếm hết, trên cánh hoa tầng tầng đều có thắng cảnh bảo tháp, phóng ra muôn nghìn vạn ánh hào quang, trong ánh sáng lung linh có Phật, ngồi ngay ngắn trong rừng tia sáng chói chan ấy. Đôi mắt của Ngài, có thể so sánh với cả một mặt biển lớn, nói ra có thể có người không tin, nhưng thực tế mắt Ngài, có thể sánh với cả một đại dương vậy”.

Khoan Tịnh cầu khẩn được ở lại thế giới Cực Lạc mỹ hảo này, nhưng Đức Phật A Di Đà nói rằng, trong hai kiếp trước, bản thân Khoan Tịnh đã phát nguyện muốn dùng phương cách này để cứu độ chúng sinh, trong lúc nói những lời này, Khoan Tịnh đã nhìn thấy mối nhân duyên trong quá khứ của mình.




Sau đó, Khoan Tịnh lại theo Quan Âm Bồ tát đi đến Liên Hoa trì. Theo lời Bồ Tát, Khoan Tịnh đã vào trong hồ tắm gội. Đúng như lời Quan Âm nói, y phục của ông không hề bị ướt. Điều kỳ diệu hơn nữa là, chìm nổi, di chuyển đều do ý niệm của bản thân khống chế. Nước trong hồ, chính là “nước của tám loại công đức” được nói đến trong kinh Phật.

Thế giới Cực Lạc không có khổ, vậy nên tu hành không dễ dàng gì

Khoan Tịnh nói rằng, chúng sinh trong thế giới Ta Bà, tức cõi người của chúng ta, đều có nhiều cái khổ không thể tránh được: sinh, lão, bệnh, tử, cầu không được là khổ; ghét mà gặp nhau là khổ; yêu mà ly biệt là khổ; ngũ âm, tức sắc tình, hưởng thụ, suy tư, làm việc, hiểu biết nếu nhiều quá cũng khổ. Mà trong thế giới Cực Lạc, bất kì ai được sinh ra, dẫu có thuộc hàng thấp kém, cũng tuyệt đối sẽ không có những cái khổ ở trên, bởi vì đó là “thế giới Cực Lạc”.




Cảnh giới trong thế giới Cực Lạc trên nhìn chung phân thành thượng, trung, hạ, tiếp đó mỗi loại lại chia thành ba tầng thứ, tổng cộng có chín tầng. Càng xuống tầng dưới thì cảnh giới càng thấp, thân thể cũng càng nhỏ. Những người sinh ở tầng thấp, đều là mang nghiệp vãng sinh. Bất kể nam nữ già trẻ, sau khi từ hoa sen sinh ra, hết thảy đều biến thành hình dạng bé gái mười ba, mười bốn tuổi, thân thiết đáng yêu, xinh đẹp lạ thường.

Ở thế giới Cực Lạc không có khổ để chịu, vậy nên tu hành thật không dễ dàng gì. Những người vãng sinh sau khi sinh hạ ở tầng thấp, nếu muốn tu lên một tầng cao hơn, thì phải trải qua hơn 200 triệu năm. Tuy nhiên, nếu mọi người hạ quyết tâm chịu khó tu luyện ở thế giới Ta Bà, có thể trong ba, bốn năm thời gian, liền có thể đạt đến trung phẩm hoặc thượng phẩm, hoặc có thể thành Đạo ngay trong một đời.

May gặp được người vãng sinh trong làng, nhận gửi lời nhắn hộ

Trên đường, Khoan Tịnh còn gặp được một người tên Lâm Đạo Nhất, nguyên vốn sống ở Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Lâm nhờ ông chuyển lời đến con trai A Vượng đang sống tại Singgapore, nói cha của cậu ở Trung Quốc đã vãng sinh về cõi Tây phương Tịnh Độ rồi.

Khoan Tịnh còn gặp được một nữ cư sĩ đến từ Thuận Xương, Phúc Kiến, năm 1960, bởi xuất gia không thành nên đã nhảy xuống vực thẳm tự sát. Đây vốn thuộc về cái chết trong mười điều ác, không thể siêu thăng, nhưng Quan Âm Bồ tát niệm bà một lòng chân thành, đã tiếp dẫn bà vãng sinh vào cõi Tịnh Độ.




Quan Âm Bồ tát lại dẫn Khoan Tịnh đến quảng trường Liên Hoa, chỉ trong nháy mắt hàng ngàn hàng vạn bé gái lần lượt xuất hiện, không giống như ở nhân gian, chỉ riêng việc sắp xếp hàng lối đã mất rất nhiều thời gian.

Tháp Tịnh Quan không nơi nào là không nhìn thấy đài thiên văn của vũ trụ

Trong tầng thứ hạ phẩm, ông nhìn thấy một tòa tháp Tịnh Quan vô cùng cao lớn. Chúng sinh nơi này nếu muốn đi lên đỉnh tháp, chỉ cần động tâm niệm một cái là thành. Thân thể của họ trong suốt không gì cản trở, đi xuyên tường vách, nghĩ cái là qua. Dù cho hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn người tụ tập trong một không gian, cũng sẽ không đụng phải nhau, hay xuất hiện hiện tượng chen chúc.

Trong tháp Tịnh Quan, có thể hiện ra hết thảy cảnh giới trong thế giới mười phương. Ví dụ, nếu muốn xem địa cầu của chúng ta, dõi mắt nhìn đi, chỉ lớn khoảng một hạt cát, nhưng nếu muốn nhìn rõ tình cảnh trong đó, tầm mắt thì sẽ theo đó phóng to, thậm chí muốn nhìn một ngôi nhà trong đó, đều có thể xuất hiện trước mắt hết sức rõ ràng. Nói theo một góc độ khác, trong tháp Tịnh Quan “không gì không thấy”, giống như là một đài thiên văn của toàn vũ trụ.




Nhân gian tựa như vật trong mộng, khi tỉnh đều không tồn tại

Trong thế giới Cực Lạc, bạn muốn ăn gì thì sẽ có cái đó, nhưng những chúng sinh trên tầng thứ thượng phẩm, phần đông đã thành tựu quả vị Bồ tát, rất ít người có dục vọng và nghĩ tưởng về ăn uống, thậm chí hoàn toàn không có, thông thường là không ăn uống gì cả.

Quan Âm Bồ tát nói với Khoan Tịnh rằng, vật chất trong thế giới Ta Bà bị ngăn cách rất nhiều, vì vậy, đối với rất nhiều thứ, luôn luôn sẽ có cái than thở của “cầu không được mà khổ”, nhưng ở thế giới Cực Lạc, hễ nghĩ là thành, dùng mãi không hết. Lúc đó, Khoan Tịnh bụng đã thấy đói, cơm trắng, canh cải trắng mà ông muốn ăn liền lập tức xuất hiện. Ăn no rồi, để chén đũa lên trên bàn, thoáng một cái không thấy đâu nữa.


Quan Âm Bồ tát khai thị, vì vọng cảnh vô thường, sẽ không tỏa ra bất kể ánh hào quang gì, nhưng một khi mộng ảo qua đi, liền không còn gì cả. Giống như mơ một giấc mộng tại nhân gian, trong mộng xuất hiện núi sông con người, cao ốc thành thị, khi tỉnh lại thì đều không còn gì cả. Chỉ những thứ bất biến không thể diệt thì sẽ tỏa ánh hào quang vĩnh viễn.

Chúng sinh trong thế giới Ta Bà, cả một đời nhọc nhằn bôn ba, tranh danh đoạt lợi, nhưng sau khi chết đi cài gì cũng không mang đi được. Thần hồn đọa vào trong lục đạo luân hồi, duyên sinh duyên diệt, theo nghiệp báo mà chịu tận khổ đau. Muốn thoát khỏi biển khổ, cần phải sớm ngày giác ngộ, quay đầu là bờ.

Theo Epochtimes.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *