Mặt Trời của chúng ta chỉ đơn giản là không đáp ứng tiêu chí của người ngoài hành tinh.
Mặt trời không phải là nơi phù hợp để người ngoài hành tinh chọn là cứ địa
Những người có niềm tin vào Drake Equation (phương trình Drake) có thể đã tìm ra được lời giải thích phù hợp cho việc vì sao các nền văn minh ngoài Trái Đất vẫn chưa được tìm thấy bởi loài người. Theo đó, một nghiên cứu vừa được công bố bởi một nhóm các nhà nghiên cứu tại Mỹ khẳng định, các nền văn minh ngoài Trái Đất có xu hướng tìm kiếm các chủng sao cụ thể khi thiết lập một căn cứ liên ngân hà.
Nói một cách đơn giản, Mặt Trời của chúng ta chỉ đơn giản là không đáp ứng tiêu chí của người ngoài hành tinh.
Vào năm 1950, Enrico Fermi và Michael Hart đã chỉ ra một lỗ hổng của Phương trình Drake, vốn ước tính số lượng các nền văn minh trong thiên hà của chúng ta. Trong khi Phương trình Drake đưa ra một xác suất lớn cho sự tồn tại của các nền văn minh tiên tiến ngoài hành tinh, Fermi và Hart tự hỏi tại sao chúng ta vẫn chưa phát hiện ra một nền văn minh nào đó. Điều này được mệnh danh là Nghịch lý Fermi.
Vài năm sau khi công bố Phương trình Drake, Hart đã công bố một nghiên cứu chi tiết để phân tích thêm Nghịch lý Fermi. Hart khẳng định, các nền văn minh ngoài Trái Đất có thể nhanh chóng mở rộng đế chế của mình bằng cách gửi các con tàu vũ trụ tới 100 ngôi sao gần nhất. Quá trình này sẽ được lặp lại liên tục, cho phép các nền văn minh này bành trướng toàn thiên hà trong một thời gian ngắn.
Theo tính toán của Hart, một nền văn minh tiên tiến ngoài Trái Đất có thể tiếp xúc với nhân loại ngay từ bây giờ. Tuy nhiên, vì chúng ta vẫn chưa có bất kì cuộc tiếp xúc nào, Hart cũng đưa ra kết luận rằng không tồn tại bất kỳ nền văn minh ngoài Trái Đất ngoài kia. Do đó, các nhiệm vụ như Tìm kiếm Trí thông minh Ngoài Trái Đất (SETI) không có ý nghĩa.
Nhà vật lý thiên văn người Mỹ cũng tiếp tục tuyên bố rằng nếu có bất kỳ nỗ lực nào để xâm chiếm Hệ Mặt trời của chúng ta, thì đó có thể chính là con cháu của chúng ta.
Trong một nghiên cứu được chấp nhận và đăng bởi tạp chí Astrophysical Journal, Jacob Haqq-Misra và Thomas Fauchez từ Viện Khoa học Không gian Blue Marble và Đại học Hoa Kỳ, lần lượt chỉ ra những sai sót trong chính Nghịch lý Fermi.
Các tác giả cho rằng, do tất cả ngôi sao trong thiên hà không giống nhau, các nền văn minh ngoài Trái Đất sẽ có một chút…’kén chọn’ trong việc lựa chọn một nơi phù hợp để thiết lập thuộc địa trong không gian. Một nghiên cứu vào năm 2021 khẳng định, các nền văn minh tồn tại lâu đời thà chọn các hệ sao lùn K và sao loại M có khối lượng thấp để tối đa hóa vòng đời trong thiên hà.
Các chủng loại sao trong vũ trụ
Cả hai ngôi sao lùn K và M đều là những ngôi sao tồn tại lâu khi được so sánh với một ngôi sao lùn vàng như Mặt trời của chúng ta. Mặc dù điều này có thể không tạo ra sự khác biệt lớn đối với loài người, nhưng các tác giả cho rằng các nền văn minh ngoài hành tinh có khả năng đô hộ các hệ Mặt trời chắc chắn sẽ cân nhắc điều này khi đưa ra quyết định của họ.
Chưa bàn đến giai đoạn phát triển tiên tiến của nền văn minh, một nỗ lực thuộc địa hóa một hệ Mặt trời sẽ vẫn đòi hỏi sự cống hiến rất nhiều tài nguyên. Nền văn minh ngoài hành tinh sẽ không đặt cược tài nguyên của mình vào một ngôi sao đang ở cuối vòng đời, hoặc có thể sắp ‘chết’ trong vài triệu năm tới.
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, một nền văn minh tiên tiến có thể mất khoảng hai tỷ năm để tiếp cận tất cả các ngôi sao khối lượng thấp. Có thể có nhiều nền văn minh đang cố gắng thực hiện điều này ngay bây giờ trong thiên hà của chúng ta, điều mà chúng ta không thể loại bỏ chỉ vì chúng ta chưa phát hiện ra chúng. Các chương trình như SETI có thể giúp chúng ta trong nỗ lực này để phát hiện ra chúng.
Trong cuộc đời của mình, loài người chắc chắn sẽ không thể lặp lại thành công của họ, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta cũng không nên dừng tìm kiếm dấu hiệu của họ.
Nguồn: Genk
- Tại sao trước kia người ta cho rằng Trái đất rỗng?
- Bức tượng gỗ 12.500 năm không mục nát, cả thế giới kinh ngạc
- Cuốn sách cổ nhất châu Mỹ được trưng bày ở Los Angeles