Trong lịch sử Ấn Độ cổ đại có một văn tự cổ tên là Vedas (Vệ đà) nói về những chiếc phi thuyền kì lạ đã đến hành tinh chúng ta từ 6.000 năm trước. Nguồn năng lượng của thiết bị bay Vimana này có thể giúp nó tới được bất kì đâu trên thế giới.
Xuyên suốt lịch sử, có nhiều câu chuyện thần thoại và truyền thuyết thường đề cập đến các thiết bị bay kì lạ và vệc con người có thể di chuyển tới những nơi rất xa thông qua các thiết bị bay này, ví dụ như: Các tấm thảm bay của người Ả Rập cổ đại, bánh xe của Ezequiel, những người Solomon có khả năng di chuyển tức thì từ nơi này đến nơi khác và những chiếc xe ngựa bay huyền diệu hoặc Vimana – thiết bị bay được đề cập trong văn tự cổ của người Ấn Độ và Trung Quốc.
Trong lịch sử Ấn Độ cổ đại – có một văn tự cổ tên là Vedas nói về những chiếc phi thuyền kì lạ đã đến hành tinh chúng ta từ 6.000 năm trước.
Trong khi còn có rất nhiều người vẫn hoài nghi về sự tồn tại của Vimana, thì cũng có hàng triệu người trên thế giới tin rằng hàng ngàn năm trước những chiếc phi thuyền được điều khiển bởi các vị thần đã đến thăm loài người cổ xưa.
Với sự giúp đỡ của các phi thuyền Vimana, các “phi hành gia” cổ đại đã đến thăm nhiều nơi khác nhau trên hành tinh chúng ta và phổ biến kiến thức cũng như cải cách nền văn minh nguyên thủy cổ xưa.
Các thông tin về những chiếc phi thuyền Vimana có thể được tìm thấy trong sử thi Mahabharata, một trong hai bộ sử thi tiếng Phạn lớn nhất của người Ấn Độ cổ đại:
“Theo mệnh lệnh của Rama, một vị thần trong đạo Hindu, một chiếc xe ngựa tráng lệ bay vọt từ một ngọn núi lên mây xanh cùng với một tiếng vang lớn”.
Trong một đoạn khác của sử thi có ghi: “Một vị thần khác là Bhima, Vimana của ông không chỉ bay mà còn phát ra một thứ ánh sáng rực rỡ như ánh mặt trời và phát ra âm thanh như một tiếng sét lớn”.
Trong văn tự cổ Vymanka-Shastra (một trong những khoa học nghiên cứu về các thiết bị bay), có một mô tả về Vimana như sau: “Một thiết bị bay mà có thể di chuyển không cần cung cấp năng lượng từ bên ngoài, và nó có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác hoặc từ thế giới này đến thế giới khác”.
Tiến sĩ Raghavan chỉ ra: “Những tiết lộ bên trong văn tự còn đáng kinh ngạc hơn. Theo đó có 31 phần của thiết bị bay được mô tả trong đó bao gồm một bức ảnh mô phỏng thiết bị bay được nhìn từ phía dưới. Ngoài ra văn tự cũng liệt kê 16 loại kim loại cần thiết để xây dựng nên thiết bị bay này, nhưng chỉ có 3 loại ngày nay được biết đến, phần còn lại vẫn chưa thể xác minh”.
Tiến sĩ A.V. Krishna Murty, giáo sư hàng không tại Viện Khoa học Ấn Độ ở Bangalore cũng đồng tình với cách giải thích TS Raghava. Ông nói, “Đó là sự thật”.
Ts. Krishna Murty đã nghiên cứu kĩ văn tự cổ Vedas và các văn tự cổ khác để tìm hiểu về hàng không, tàu vũ trụ, máy bay, phi hành gia cổ đại,… Từ đó ông phát biểu: “Nghiên cứu từ các văn bản tiếng Phạn cổ đã thuyết phục tôi tin rằng người Ấn Độ cổ đại đã biết về bí mật của việc chế tạo phi thuyền cũng như những thiết bị bay đã được vẽ theo kiểu phi thuyền đến từ hành tinh khác”.
Câu hỏi đặt ra cho các nhà khoa học là những chiếc phi thuyền “Vimana” cổ đại này dùng loại nhiên liệu hay năng lượng nào để vận hành?
Theo Vaimānika Sastra, một văn tự cổ tiếng Phạn đầu thế kỷ 20, nghiên cứu về các thiết bị bay cũng như công nghệ hàng không vũ trụ: Vimana được cho là một thiết bị bay khí động học tiên tiến giống như một tên lửa có thể di chuyển giữa các hành tinh và tạo ra bởi người ngoài hành tinh.
Theo một tiết lộ khác của G. R. Josye vào năm 1952, trong văn bản 3000 shlokas có 8 chương, do nhà hiền triết Ấn Độ cổ Bharadvaja giao lại cho Shastry có đoạn: “Các động cơ đẩy của Vimana là những ‘Động cơ cuộn xoáy từ thuỷ ngân’, một khái niệm tương tự như động cơ đẩy điện”.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng có một nguồn năng lượng rất lớn có sẵn trong phi thuyền Vimana.
Một điều đáng chú ý khác là vài năm trước đây, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện một vài văn tự cổ tiếng Phạn có niên đại hàng ngàn năm tại thành phố Lhasa, Tây Tạng. Chúng sau đó đã được gửi đến dịch tại trường Đại học Chandigarh, Ấn độ. Kết quả thật bất ngờ, theo Ts. Ruth Reyna người đã dịch các văn tự, thì đây là “bản thiết kế” cho việc xây dựng các phi thuyền không gian để di chuyển giữa các vì sao.
Các động cơ đẩy được thiết kế cho phi thuyền dựa trên “công nghệ” chống trọng lực và một hệ thống tương tự như “laghima”, một sức mạnh tồn tại trong bản ngã con người đủ mạnh để chống lại mọi lực hấp dẫn. Điều thú vị là những người theo đạo Hindu cho rằng bí ẩn “laghima” giúp con người có thể bay lên không trung một cách tự nhiên.
Ts Reyna giải thích thêm: “Theo đó những chiếc phi thuyền này còn được gọi là ‘Astras’, nó có thể di chuyển con người đến bất cứ hành tinh nào”.
Các bản thảo sơ bộ của văn tự không đề cập đến cách liên lạc và di chuyển cụ thể giữa các hành tinh, nhưng nó có đề cập đến một chuyến đi từ Trái Đất đến Mặt Trăng, mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ liệu chuyến đi chỉ là một kế hoạch hay đã được thực hiện.
Tuy nhiên, một trong những sử thi vĩ đại khác của Ấn Độ là Ramayana cũng kể về một câu chuyện có nhiều chi tiết đáng chú ý, theo đó đã có một chuyến đi đến Mặt Trăng bằng phi thuyền Vimana hoặc Astra, ngoài ra sử thi này còn kể chi tiết về một trận chiến trên Mặt Trăng với Asvin một lực lượng tàu bay không quân.
(Ảnh: Pinterest)
Các nhà khoa học Ấn Độ đã rất cố gắng để thu thập và lưu giữ tối đa chi tiết nội dung của các văn tự cổ này nhưng có vẻ như điều này trở nên khó khăn hơn khi Trung Quốc thông báo rằng một số phần của các văn tự đã được giữ riêng để phục vụ nghiên cứu các chương trình không gian của họ.
Chúng ta liệu có thể tái tạo lại công nghệ cổ đại này để áp dụng hiện nay hay ko? Câu trả lời có lẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chính những gì chúng ta nghĩ. Một điều thú vị khác là trong văn tự cổ tiếng Phạn có tên Samarangana Sutradhara có đề cập:
“Mạnh mẽ và bền bỉ là 2 cụm từ để miêu tả về vỏ bọc của Vimana, giống như một con chim khổng lồ được tạo ra từ những vật liệu nhẹ. Bên trong nó người ta phải đặt các động cơ thủy ngân cùng với các các bộ máy nhiệt bên dưới. Sức mạnh tiềm ẩn trong thủy ngân sẽ tạo ra những cơn lốc xoáy giúp nó chuyển động, người ngồi bên trong nó có thể di chuyển đến một nơi rất xa trên bầu trời.
Các chuyển động của phi thuyền Vimana bao gồm di chuyển lên xuống theo chiều thẳng đứng, di chuyển nghiêng về phía trước hoặc phía sau. Với phi thuyền này, con người có thể bay trong không trung, và các thiên sứ trên bầu trời có thể xuống Trái Đất bất cứ lúc nào”.
Trong Hakatha, bộ luật của người Babylon cổ, có ghi rõ ràng rằng:
“Được bay thử trên một phi thuyền quả là tuyệt vời. Các kiến thức về chuyến bay là một trong những thừa kế cổ xưa của chúng tôi. Đó là một món quà từ “thiên tượng”. Chúng tôi đã nhận nó từ họ, nó như là một phương tiện để cứu sống rất nhiều người”.
Ngoài ra, GS D.K. Kanjilal cũng chia sẻ tìm hiểu của ông về sử thi Matsya purana có đoạn:
“Pushpaka Vimana là một “máy bay” khổng lồ có kích thước của một thành phố lớn và hoàn toàn có khả năng chứa số lượng không giới hạn con người …”
“… Ba thành phố bay đã được tạo ra và sử dụng bởi những con quỷ … Một trong số đó bay theo một quỹ đạo cố định trên bầu trời, một cái di chuyển khắp nơi trên bầu trời, cái cuối cùng thì nằm cố định vĩnh viễn trên mặt đất. Chúng được neo đậu như như những phi thuyền không gian hiện đại trên bầu trời … và ở một vĩ độ cố định. Mũi tên của thần Siva như một tên lửa rực sáng được bắn ra từ một trong những “vệ tinh” đặc biệt đó, và nó được xây dựng có mục đích … Nó là dấu tích của một nền văn minh thịnh vượng bị phá huỷ sau các trận chiến theo truyền thuyết”.
Khai thác năng lượng tự nhiên của Trái Đất
(Ảnh minh họa: Pinterest)
Liệu có tồn tại những phi thuyền Vimana cổ? Nếu có thì chúng chắc chắn phải sử dụng một nguồn năng lượng để vận hành.
Liệu hàng ngàn năm trước, máy bay cổ đại đã biết sử dụng năng lượng tự nhiên của Trái Đất để vận hành? Liệu có khả năng nào những lăng mộ cổ như các kim tự tháp ở Ai cập là trạm cung cấp năng lượng khổng lồ cho Vimana?
Điều thú vị là những loại đá như đá lát đường có thể tích điện và hoàn toàn có thể xạc điện. Điều gì xảy ra nếu có những vị trí trên Trái Đất đã được sắp đặt cụ thể để tạo ra những cái gọi là xoáy từ tính hoặc điện trường Ley Lines?
Có thể có một bí ẩn lớn hơn đằng sau vô số những kim tự tháp cổ đại Ấn Độ, các phiến đá khổng lồ, các bức tượng thạch, các bia đá, các tháp đá cao, và vô số những di tích cổ khác được làm bằng đá; có thể nào tất cả các cấu trúc này, không chỉ từ Ấn Độ cổ đại, mà còn cả trên thế giới được tạo ra vô cớ?
Chúng hoàn toàn có thể được tạo ra với một mục đích khoa học đặc biệt nhằm truyền tải một lượng lớn năng lượng. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những công trình tinh xảo bằng đá cổ xưa do người Inca, Ai Cập, Đông Ấn Độ, Maya và các nền văn minh cổ xưa khác tạo ra không không chỉ đơn thuần là thẩm mỹ mà còn có mục đích cụ thể nào khác.
Bằng chứng rõ ràng nhất để chứng minh cho giả thuyết trên là Kim tự tháp vĩ đại Giza, nó hoàn toàn giống như một nhà máy năng lượng cổ xưa, nói cách khác nó là một phiên bản nhà máy điện Tesla cổ xưa được tạo ra từ hàng ngàn năm trước.
Kim tự tháp này có một cấu trúc cực kì to lớn và sử dụng các thuộc tính tự nhiên của Trái đất để sản xuất một lượng lớn năng lượng. Năng lượng này được cho là đã được sử dụng bởi những người Ai Cập và Maya cổ đại cũng như trên khắp thế giới từ hàng nghìn năm về trước. Tuy nhiên, lý thuyết này hiện vẫn bị từ chối bởi các đa số các nhà nghiên cứu.
Nếu chúng ta tiếp cận lịch sử của các nền văn minh cổ đại từ góc độ khác, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng các nền văn minh cổ đại đã sử dụng rất nhiều những công nghệ tiên tiến và phức tạp mà khoa học hiện nay vẫn chưa sáng tạo ra được. Những công nghệ tiên tiến này rõ ràng đã có mặt ở nền văn minh Ai Cập và Sumer cổ đại, ngoài ra còn được tìm thấy ở Bắc, Trung và Nam Mỹ.
Thực tế chỉ ra rằng: Điện, điện hóa học, công nghệ điện từ, luyện kim, các công trình thiết kế bao gồm cả thuỷ địa chất, hóa học, vật lý, các công thức toán học tiên tiến và cả thiên văn học tất cả chúng đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước với quy mô rất lớn.
Nguồn: TS
- Một bộ sách lạ triều Tấn ghi chép chuyện du hành ngoài hành tinh
- Bí ẩn đồ tạo tác ở Mexico: Người ngoài hành tinh đã đến Trái đất từ hàng ngàn năm trước?
- Nghiên cứu: Đĩa bay và người ngoài hành tinh đến từ bao nhiêu tinh cầu?