Các chuyên gia người Nga đã thử nghiệm thành công động cơ lượng tử, có khả năng đưa con người lên Mặt Trăng trong chưa đầy 4 giờ đồng hồ.
Động cơ “phản hấp dẫn”: Vô hiệu hóa trọng lực… xe tăng
Động cơ lượng tử, hay còn gọi là động cơ “phản hấp dẫn”, do có thể vô hiệu hóa trọng lực của xe tăng, máy bay, tàu chiến v.v… đồng thời tạo khả năng chế ra các phương tiện chuyển động nhanh gấp hàng ngàn lần so với hiện nay.
Phát minh này dựa trên một lý thuyết khoa học cơ bản gọi là Lý thuyết siêu liên kết, do các nhà khoa học Nga xây dựng. Một ví dụ dễ hiểu để minh họa bên dưới:
Xe tăng lắp động cơ lượng tử, có thể phản trọng lực.
Từ vụ thử nghiệm thành công lần đầu năm 2009, đến năm 2014, các nhà khoa học người Nga đã chế tạo ra động cơ chỉ có khối lượng 54kg nhưng có thể tạo ra sức đẩy có cường độ 500-700kg lực, mà chỉ tiêu thụ đúng 1kw.
Động cơ tên lửa thông thường có khối lượng 100 tấn chỉ chở được tải trọng khoảng 5 tấn (hiệu suất 5%), còn động cơ lượng tử 100 tấn lại có thể mang được đến 90 tấn. Do đó, hiệu suất của động cơ lượng tử tăng gấp 900%!
Theo TS Vladimir Leonov, người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về Lý thuyết siêu liên kết, phát minh này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trong thế kỷ 21, tương tự cuộc cách mạng công nghệ thông tin vào thế kỷ 20.
Về vận tốc, động cơ lượng tử có thể đưa khí tài bay chuyển động với vận tốc 1000 km/giây, trong khi vận tốc tên lửa thông thường chỉ đạt mức tối đa 18km/giây.
Sắp tới, các máy bay được lắp động động cơ lượng tử có thể bay từ Moscow (Nga) tới New York (Mỹ) chỉ trong vòng 1 giờ thay vì 10 giờ như hiện nay.
Mô hình máy bay lắp động cơ lượng tử.
Đồng thời, trên lý thuyết, các con tàu vũ trụ gắn động cơ lượng tử có thể bay từ Trái Đất lên Sao Hỏa trong vòng 42 giờ, tới Mặt Trăng trong vòng 3,6 giờ.
Rất có thể với phát minh này, người Nga sẽ lại lần nữa đi đầu trong cuộc khai phá không gian, mở ra một kỷ nguyên mới trong việc du hành giữa các vì sao.
Động cơ lượng tử có thể đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của ngành khai phá không gian của Nga?
Năng lượng đột phá, giá thành lại rẻ
Động cơ lượng tử vận hành nhờ năng lượng từ phản ứng tổng hợp nhiệt hạch lạnh, với hiệu suất lớn gấp 1.000.000 lần động cơ thông thường sử dụng năng lượng hóa học.
Không chỉ vậy, chỉ cần đến 1 kg chất nikel làm nguyên liệu với giá thành khoảng hơn 100 nghìn đồng, phản ứng tổng hợp nhiệt hạch lạnh có thể tạo ra năng lượng tương đương 1.000.000 kg xăng với giá thành khoảng 115 tỷ đồng!
Nguồn: ĐKN