Hố đen nuốt chửng một ngôi sao là một sự kiện thiên văn rất hiếm và hiện các nhà khoa học đã tạo ra một mô hình để tìm hiểu cụ thể quá trình này.
Ảnh: priyo.com
Hố đen (hay lỗ đen) siêu khối lượng được biết đến với sức mạnh đáng kinh ngạc khi chúng có thể xé nát và nuốt chửng những ngôi sao gần chúng. Trong thực tế, chúng ta mới chỉ quan sát các sự kiện như vậy vài chục lần. Những sự kiện quan sát này đã thay đổi rất nhiều và bây giờ các nhà khoa học đã tạo ra một mô hình để cố gắng giải thích chúng.
Ảnh: www.sciencealert.com
Theo các nhà vật lý thiên văn đến từ Đan Mạch và California, góc nhìn của người quan sát chính là chìa khóa cho những gì chúng ta thực sự thấy. Do môi trường phức tạp xung quanh hố đen siêu khối lượng, như một vòng khí ga và bụi lớn, chúng ta có thể thấy các phần khác nhau của các ngôi sao bị xé toạc – về mặt kỹ thuật được gọi là sự kiện gián đoạn thủy triều. Công trình nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.
Tiến sĩ Enrico Ramirez-Ruiz, đồng tác giả của công trình nghiên cứu giải thích: “Dường như có một tấm màn che phủ một phần của hố đen này. Từ một số góc độ, chúng ta thấy hình ảnh toàn diện của nó từ từ lộ ra, nhưng từ những góc độ khác, chúng ta chỉ thấy một hố đen lớn bị bao phủ. Chỉ trong thập kỷ qua chúng ta mới có thể phân biệt TDE (hố đen) với các hiện tượng thiên hà khác.
Mô hình mới này sẽ cung cấp cho chúng ta bộ khung cơ bản để hiểu những sự kiện hiếm hoi này.”
Ảnh: jomolungmy.uol.ua
Lỗ đen siêu khối lượng được tìm thấy trong tất cả các thiên hà và hầu như không hoạt động. Đó là khi chúng nhận được một nguồn cung cấp ổn định của vật chất. Sau đó, chúng bắt đầu phát ra bức xạ cường độ cao và tạo ra những thứ như tia tương đối. Các sự kiện gián đoạn thủy triều là một phần của quá trình này nhưng chúng hiếm hơn. Thông thường, nó xảy ra chỉ duy nhất một lần trong vòng 10.000 năm trong một thiên hà điển hình. Một ngôi sao tiếp cận một lỗ đen sẽ bị xé toạc bởi lực hấp dẫn mạnh và plasma của nó sẽ xoáy quanh lỗ đen đang bị nung nóng đến nhiệt độ rất cao.
Jane Lixin Dai – giáo sư tại Đại học Copenhagen, tác giả của công trình nghiên cứu cho biết: “Thật thú vị khi thấy các vật chất được đưa vào hố đen dưới những điều kiện khắc nghiệt như thế nào. Khi hố đen đang ăn khí ga của các ngôi sao, một lượng lớn bức xạ được phát ra. Bức xạ là những gì chúng ta có thể quan sát. Nhờ nó, chúng ta có thể hiểu được tính chất vật lý và tính toán các đặc tính lỗ đen. Điều này khiến nó trở nên rất thú vị khi đi tìm kiếm các sự kiện gián đoạn thủy triều.”
Ảnh: shutterstock.com
Mô hình sẽ được kiểm tra trong vài năm tới. Một số dự án khảo sát đang được thực hiện và các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ quan sát hàng trăm đến hàng nghìn sự kiện như thế này diễn ra trên bầu trời.
Nguồn: KH
- Chủng tộc bí ẩn sống dưới lòng đất, nhiều công nghệ cực kỳ hiện đại
- Tam Tinh Đôi có phải là một nền văn minh ngoài hành tinh không? Bí ẩn ngàn năm này đã được hé mở bằng một bài thơ của Lí Bạch
- Trực giác của con người chính xác kinh ngạc – Chìa khóa kích hoạt bản năng bị lãng quên