Trái đất đang tăng tốc độ tự quay, một ngày không còn đủ 24h

Các nhà thiên văn học cho biết, Trái đất đang tăng tốc độ tự quay lên một cách bất thường; khiến một ngày trên hành tinh của chúng ta dần ngắn lại.

Trái đất đang gia tăng tốc độ tự quay lên một cách bất thường, một ngày không còn đủ 24h (ảnh: Adobe Stock)

Theo báo cáo, ngày 29/6 Trái đất quay thiếu 1,59 mili giây so với tiêu chuẩn 24 giờ thông thường. Đây là ngày ngắn nhất kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu ghi chép từ những năm 1960. Thời điểm đó, đồng hồ nguyên tử đo được Trái đất quay xong một vòng nhanh hơn 1,4602 mili giây (1 mili giây = 1/1.000 giây).

Kỷ lục này cho cho thấy Trái đất đang gia tăng tốc độ tự quay. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác do đâu thì vẫn còn là một đề tài bí ẩn. Trên thực tế, từ năm 2020, địa cầu đã 20 lần liên tiếp phá vỡ kỷ lục ngày ngắn nhất.

Sự biến thiên trong chuyển động tự quay của trái đất
Các nhà khoa học nghiên cứu chuyển động quay của Trái đất, sử dụng thuật ngữ “Sự biến thiên trong chuyển động tự quay của trái đất”, để biểu thị tốc độ quay của nó. Điều này biểu thị sự chênh lệch về thời gian Trái đất thực hiện một vòng quay quanh trục là 86.400 giây (hoặc 24 giờ).

 Khi “sự biến thiên” này tăng lên, vòng quay của Trái đất sẽ chậm lại; và khi nó giảm dần thì vòng quay của Trái đất sẽ trở nên nhanh hơn.

Cách đây một khoảng thời gian rất lâu, trái đất tự quay với tốc độ vốn rất chậm. Thông thường cần dùng nhiều hơn mấy mili giây để hoàn thành một lần quay (1mili tương đương 0,001 giây). Tuy nhiên, chuyển động tự quay này vẫn có dao động, có lúc tăng lúc giảm vài phần mili.

Đề xuất điều chỉnh thêm giây nhuận âm gây tranh cãi
Matt King, một giáo sư chuyên nghiên cứu Trái đất cho rằng, rõ ràng có điều gì đó đã thay đổi. Nhưng sự thay đổi này là điều chúng ta chưa từng thấy kể từ khi thiên văn học vô tuyến có mức độ chính xác bắt đầu vào những năm 1970.

Nếu Trái đất vẫn tiếp túc có xu hướng gia tăng tốc độ, có thể phải thêm giây nhuận âm (ảnh: Adobe Stock)

Nếu một ngày của trái đất tiếp tục ngắn lại, các nhà khoa học có thể phải thêm “giây nhuận âm”. Điều này đảm bảo tốc độ của Trái đất quay xung quanh mặt trời phù hợp với những gì mà đồng hồ nguyên tử đo được. Đây là khái niệm về “giây nhuận âm” đầu tiên trong lịch sử.


Tuy nhiên, theo các báo cáo có liên quan. Việc thêm hoặc bớt một giây nhuận, sẽ gây ra tổn thất nghiêm trọng cho những ngành có yêu cầu cao về độ chính xác thời gian. Chẳng hạn như hàng không, truyền thông, tài chính, v.v. Thêm hoặc bớt một giây nhuận cần trả giá nhiều cả về nhân lực và vật lực.

Trái đất đang tăng tốc độ tự quay quanh trục. Nếu điều này vẫn cứ tiếp tục thì rất có thể đồng hồ của chúng ta sẽ cần phải điều chỉnh thêm giây nhuận.

Nguồn: NC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *