Một phân loại mây mới mang đến cảm giác “ngày tận thế” được chính thức công nhận bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới vào đầu năm nay (2017). Những con sóng cuộn nhấp nhô và dữ dội trên bầu trời là một dạng mây có tên Undulatus asperatus.
Có một loại mây mới, rất đặc biệt, hiện vẫn chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và giải thích một cách trọn vẹn, theo Message To Eagles.
Nhiều người quan sát bầu trời đã báo cáo nhìn thấy cấu trúc khí quyển dị thường này ở một số địa điểm trên thế giới. Mây Asperatus được bắt gặp chủ yếu tại Đại Bình nguyên Bắc Mỹ trong lãnh thổ nước Mỹ, và ở các nơi khác trên thế giới, như Pháp, Na-uy, Scotland và Anh.
Tên của loại mây thú vị này lấy cảm hứng từ từ ‘aspero’ trong tiếng Latin, có nghĩa là làm cho dữ dội, mãnh liệt. Thuật ngữ này được các nhà thơ La Mã sử dụng để miêu tả tình trạng “biển động” trước ảnh hưởng của luồng gió lạnh từ hướng bắc.
Các đám mây trông giống mô thức chuyển động của sóng biển, hỗn loạn nhưng mềm mại. Hình dáng của chúng mang đến ấn tượng của bề mặt đại dương, điểm khác biệt duy nhất là được quan sát từ phía bên dưới.
Các đám mây bên trên làng Hanmer Springs, vùng Canterbury, New Zealand vào năm 2005. Bức ảnh có thể cho thấy rõ chi tiết một phần là vì ánh sáng mặt trời rọi sáng các đám mây uốn lượn dạng sóng từ phía bên.
Các chuyên gia về mây cho biết cần đến một lượng nhiệt lớn trong bầu khí quyển để có thể sản sinh đủ năng lượng hình thành nên những đám mây asperatus này. Một yếu tố kèm theo là sự tương tác giữa không khí rất khô và rất ẩm.
Một số chuyên gia tin rằng những đám mây này hình thành khi tinh thể băng trong đám mây chìm xuống dưới, nhưng có kích thước quá lớn để có thể bốc hơi trong tầng không khí bên dưới này.
Theo Tập bản đồ Mây Quốc tế của Tổ chức Khí tượng Quốc tế, mức độ chiếu sáng và độ dày khác nhau của đám mây có thể tạo nên các hiệu ứng thị giác ấn tượng.
Do chứa trong thành phần một lượng rất lớn hơi nước, đám mây asperatus có bề ngoài rất tối và xám xịt, thậm chí tạo cảm giác bất an nhưng chúng thực ra không phải là một sự kiện khí tượng đáng lo ngại. Tuy nhiên, chúng mang đến các hiệu ứng thị giác ấn tượng.
Đám mây asperatus với vẻ bề ngoài đáng sợ có liên hệ với các cơn bão và thường thấy xuất hiện vào buổi sáng hoặc buổi trưa trước khi một cơn bão hay một loạt các cơn bão ập đến.
Tuy nhiên, chúng không nhất thiết theo sau bởi giông bão và có thể hình thành mà không đi cùng với sự phát triển của các cơn bão theo sau.
Một thời gian khá lâu đã trôi qua – chính xác là vào năm 1951 – kể từ khi một loại mây mới được chính thức công nhận bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới trực thuộc Liên Hiệp Quốc.
Bây giờ, mây asperitas cuối cùng đã trở thành một phân loại mây chính thức, được công nhận bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới.
Nguồn: DKN
- Phải chăng người ngoài hành tinh đã truyền lại tri thức thiên văn cho bộ tộc Dogon ở Châu Phi?
- Phát hiện hóa thạch loài khủng long lớn nhất thế giới
- Bí ẩn nền văn minh tiền sử Atlantis qua lời kể của nhà tiên tri Edgar Cayce