Hành tinh viễn cổ thất lạc ẩn mình trong lõi Trái đất hay nền văn minh Agartha?

Các nhà khoa học quan trắc sóng địa chấn, phát hiện ra 2 khối lục địa trong lòng Trái đất, họ đã tìm cách lý giải, và hiện đang có 2 thuyết: Một là hành tinh viễn cổ do một sự cố va chạm và chui vào lòng Trái đất, còn một thuyết là nền văn minh Agartha. Vậy đâu mới là sự thực?

Hành tinh viễn cổ thất lạc ẩn mình trong lõi Trái đất hay nền văn minh Agartha? (Ảnh minh họa: Tổng hợp)

Thế kỷ 19, một thuyết về thế giới có tên Agartha trong lõi Trái đất bắt đầu được truyền bá rộng rãi. Thủ đô của nó chính là Shambhala – miền tịnh thổ thần bí trong truyền thuyết của Tây Tạng. Agartha rốt cuộc nằm ở đâu? Chưa ai từng nhìn thấy. Nhưng những người thần kỳ lại luôn gặp phải những chuyện thần bí.

Những năm 40 của thế kỷ trước, nhà thám hiểm phi hành nổi tiếng người Mỹ, tướng Richard Evelyn Byrd nói rằng, bản thân từng đến thăm Agartha.

60 năm sau, lại có một người nhà tâm linh người Thụy điển tên là Mariana Stjerna, cũng nói rằng bà biết Agartha. Hơn nữa, phương thức của bà càng kỳ lạ đặc biệt hơn, bà đã tiếp xúc với một người Agartha trong khi thiền định. Người Agartha này đã nói cho bà biết về hình dáng của thế giới trong tâm Trái đất. Còn kể rằng bản thân đã trở thành cư dân Agartha như thế nào.

Câu chuyện của người Agartha
Người Agartha này tên là Tim. Anh ta vốn là người ở bề mặt Trái đất, là người Mỹ sinh sống ở Seattle trong những năm 60 của thế kỷ 20. Gia đình anh có 4 người, gồm cha, mẹ, Tim và em gái. Cha Tim mở một công ty vận tải biển và là thuyền trưởng. Sau khi Tim trưởng thành, anh làm thuyền phó trên tàu.

Quy mô đội thuyền của gia đình không lớn, ngoài Tim và cha thì còn 4 thủy thủ khác. Đội tàu 6 người phụ trách chở gỗ qua lại giữa Canada và Seattle của Mỹ bằng đường biển.

Đội tàu 6 người phụ trách chở gỗ qua lại giữa Canada và Seattle của Mỹ bằng đường biển. (Ảnh minh họa: Pixabay)




Chớp mắt vài năm trôi qua, việc làm ăn đang tiến triển rất tốt. Một ngày nọ, họ lại đi vận chuyển gỗ, hôm đó thời tiết rất xấu, sóng rất lớn. Cha Tim chuẩn bị tìm một nơi để neo đậu, đợi cơn phong ba này qua đi rồi mới tiếp tục hành trình. Nhưng không may là, một con sóng dữ ập đến đã lật đổ thuyền, tất cả mọi người đều rơi xuống nước.

Tim ôm chặt một khúc gỗ tròn và trôi nổi trong sóng gió, cũng không biết đã qua bao lâu,  anh mơ hồ cảm thấy dường như có người kéo mình lên một con thuyền. Con thuyền dường như còn đi xuyên qua một đường hầm lờ mờ ánh đèn. Cuối cùng đậu ở một cảng nhỏ.

Đến khi Tim hoàn toàn tỉnh lại, anh thấy rằng hết thảy mọi thứ xung quanh đều lạ lẫm, vì kiến trúc các tòa nhà ở đó anh chưa từng nhìn thấy. Các ngôi nhà đều là hình tròn, hơn nữa còn không có mái. Vật liệu xây dựng nhà trông giống như đá cẩm thạch, còn phát ra ánh sáng nhàn nhạt. Loại ánh sáng này vừa không giống ánh mặt trời, cũng không giống ánh đèn, là một lại ánh sáng rất dịu nhẹ. Đường phố đều màu vàng kim, phía xa còn có cung điện cao lớn. Tim cảm thấy quá kỳ lạ. Người bên cạnh còn nói với anh, nơi đây chính là thế giới Agartha trong lõi Trái đất.

Thế giới Agartha trong lòng đất
Lúc này Tim mới nhìn ra, ân nhân cứu mình là một người đàn ông trông rất thiện lương, ông ấy có một mái tóc trắng dài, trên người mặc trường bào giống thời trung cổ.




Người đó tiếc nuối nói với Tim rằng, không cứu được cha của anh và các thuyền viên khác. Bởi vì Tim ôm một khúc cây tròn trôi nổi trên mặt nước, nên mới cứu được. Tim lắp ba lắp bắp cảm ơn người đàn ông đó và bày tỏ hy vọng ông mau chóng đưa anh trở về Seattle. Bởi vì anh thực sự rất lo lắng cho mẹ và em gái.

Người đàn ông tóc trắng đồng ý, nhưng cũng hy vọng Tim có thể nói cho người trên mặt đất biết rằng lục địa Agartha là có thật, không phải là lời đồn đại. Tim lập tức đồng ý.

Người đàn ông đó còn đưa cho Tim một cái còi, nói rằng nếu như anh muốn đến thế giới trong lõi Trái đất thì hãy thổi vào chiếc còi này. Con người trên mặt đất sẽ không thể nghe thấy tiếng còi, nhưng người trong thế giới lòng đất sẽ nghe thấy. Họ sẽ phái người đến đón Tim. Còn nói rằng, nếu như Tim có thể đưa người vào thế giới trong lõi đất, yêu cầu duy nhất là người đó phải tin Agartha có tồn tại.

Sau đó, Tim được đưa tới trước cửa một con đường hầm rất dài, đến khi Tim đi ra khỏi con đường hầm thì bất ngờ phát hiện bản thân đang đứng dưới núi Shasta ở California. Tim trở về nhà ở Seattle, lại kinh ngạc phát hiện rằng trong nhà không có ai, nhà cửa cũng trở nên cũ nát và tích tụ lớp bụi bẩn từ lâu. Sau khi một người hàng xóm nhìn thấy Tim thì sợ hãi như nhìn thấy ma, hóa ra thời gian đã trôi qua hơn 3 năm.




Thế giới bên trong này gắn liền với Agartha, một thành phố huyền thoại ở lõi Trái đất. (Ảnh DKN)

Nhưng Tim vẫn cho rằng mình mới gặp nạn vài ngày trước. Bi thương hơn là, mẹ anh vì mất chồng và con trai mà qua đời do quá đau thương. Em gái anh cũng đã tử vong vì khó sinh. Tim vô cùng đau buồn. Lúc này, người hàng xóm hỏi về vụ tai nạn của anh, nghe nói toàn bộ thuyền viên đều đã tử nạn, sao anh lại quay về được? 

Tim là người thành thực, anh đã kể lại toàn bộ trải nghiệm của bản thân cho người hàng xóm nghe. Người hàng xóm vừa nghe Tim nói, lại nhìn ánh mắt anh, thấy rằng có gì đó bất thường, nghĩ rằng anh giống như người bệnh tâm thần. Ngoài miệng tuy rằng rất khách khí, nhưng vừa quay đi thì người hàng xóm liền chạy mất.




Việc Tim trở về một cách thần kỳ sau vụ tai nạn đã lan truyền khắp khu vực. Có phóng viên nghe nói về câu chuyện của Tim đã nhanh chóng tìm đến phỏng vấn. Nhưng đến khi Tim đọc được bài phỏng vấn về bản thân trên báo, trong tâm liền trở nên nguội lạnh. Bởi vì người phóng viên chỉ thuật lại câu chuyện của anh như một tiểu thuyết huyền hoặc, như một câu chuyện giải trí. 

Tim vô cùng thất vọng và anh đột nhiên nghĩ ra rằng mình vẫn còn một người thân duy nhất. Chính là bà nội đang sống ở Thụy Điển. Tim ngay lập tức bay đi Thụy Điển. Bà nội nhìn thấy đứa cháu duy nhất thì vô cùng xúc động, vốn tưởng rằng anh đã không còn trên đời, giờ đây lại xuất hiện trước mặt bà. Tim lại ngập ngừng kể lại trải nghiệm của bản thân, vừa nói vừa lo lắng quan sát biểu hiện của bà nội, lo rằng bà sẽ coi anh là kẻ điên. Kết quả là chưa đợi Tim kể hết, bà nội vừa vỗ tay vào đùi vừa lớn tiếng nói: “Bà tin con”.

Bởi vì bà nội từng là một nhà tâm linh, từng tiếp xúc được với những sinh mệnh mà người bình thường không thể nhìn thấy. Sau đó, Tim liền đưa bà nội và một số người bạn tin theo bà tới Agartha. Thế rồi, Tim lại thông qua một phương thức đặc biệt để tiếp xúc với bà Stjerna Mariana trong thiền định. 

Tim kể lại toàn bộ câu chuyện cho Stjerna Mariana, và bà đã viết lại toàn bộ trải nghiệm trong thiền định thành sách. Tên cuốn sách đó là “Agartha – thế giới trong lõi Trái đất”. Vậy rốt cuộc cuốn sách của bà Mariana Stjerna chỉ đơn thuần là cuốn tiểu thuyết huyền huyễn hay là có chút căn cứ khoa học gì chăng?




Bìa cuốn sách “Agartha – thế giới trong lõi Trái đất”.

Lục địa ẩn giấu trong lòng Trái đất
Những năm 80 của thế kỷ 20, các nhà vật ký học địa cầu đã quan trắc sóng địa chấn và có một phát hiện bất ngờ rằng, trong lõi Trái đất có hai vùng to lớn như lục địa, một cái ở dưới Thái Bình Dương, cái còn lại ở dưới lục địa Châu Phi. Chúng nằm cách bề mặt Trái đất khoảng hơn 2.900 km, là nơi giao giới của lõi Trái đất và lớp phủ (Mantle). Hai lục địa này chiếm khoảng 1/3 diện tích khu vực nằm giao giữa lõi Trái đất và lớp phủ. 

Các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc, họ nhanh chóng dùng máy tính để mô phỏng lại. Về hai khối lục địa này, hiện tại có giả thiết về mô hình của Trái đất như sau: Với độ dày trung bình khoảng 40 km, đây là lớp vỏ Trái đất (Crust), tiến sâu hơn nữa là lớp phủ (Mantle), áp lực ở đây trở nên rất lớn, một phần nhỏ vật chất ở lớp phủ Mantle là Magma tồn tại ở dạng chất lỏng, phần lớn vẫn là nham thạch tồn tại ở dạng cứng. 

Độ dày của lớp phủ Manti là khoảng 2.900 km, tiến vào trong nữa là lõi ngoài của Trái đất (Outer Core) ở dạng lỏng, thành phần chủ yếu là hợp kim sắt-niken ở nhiệt độ cao, có độ dày khoảng 2.200 km. Sâu trong cùng là phần lõi trong (Inner Core), có độ dày khoảng 1.380 km.




Cấu trúc bên trong của Trái đất. (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0)

Vậy hai khối lục địa mới được phát hiện đó nằm ở đâu?

Vị trí chủ thể của chúng là khoảng 1.000 km tính từ lớp phủ Manti hướng vào trong, chiếm khoảng 8% thể tích của lớp phủ Manti.

Các nhà khoa học không biết nên giải thích ra sao về hiện tượng này, bởi vì hiện tại nhân loại vẫn chưa có cách nào để trực tiếp quan sát cấu tạo bên trong Địa cầu. Trên lục địa, thiết bị thăm dò của con người mới chỉ khoan được sâu nhất là 12-13 km. 




Trong đại dương sâu thẳm, nơi có tầng vỏ Trái đất mỏng nhất là khoảng 5 đến 10 km. Tàu khoan của Nhật Bản có tên “Chikyu” cũng mới chỉ khoan đến nơi có độ sâu 7,7 km ở dưới lòng đại dương. Đây là kỷ lục khoan sâu nhất xuống dưới đáy đại dương trên thế giới. 

Vậy nên hiện tại nhân loại muốn hiểu được phía bên trong của Trái đất, thì phương thức chủ yếu là quan trắc sóng địa chấn, sau đó sử dụng vật chất ở tầng bề mặt Trái đất để mô phỏng theo, tiếp đến là suy đoán xem ở phía bên trong của quả Địa cầu có thể có cấu tạo thế nào. Ví dụ như mật độ của nham thạch, thành phần hóa học, nhiệt độ, mật độ chất lỏng, v.v. như thế nào. 

Nhưng các nhà khoa học cũng biết nhược điểm của những thứ mô phỏng này, đó là nó chỉ có thể là một phần rất nhỏ trong rất nhiều khả năng khác nhau, còn có rất nhiều khả năng khác. Thực tế có thể khác rất xa so với những gì mà mà chúng ta biết được thông qua mô phỏng. Vậy chúng ta nên giải thích thế nào về thứ giống như lục địa nằm ở phía bên trong của Trái đất?

Cách giải thích đơn giản nhất chính là, nó là một phần của siêu lục địa Pangaea. 

Tách ra từ siêu lục địa Pangaea?
Pangaea là siêu lục địa từ thời viễn cổ được giả định trong giả thuyết về các lục địa trôi dạt. Giả thuyết này do một nhà địa chất học người Đức có tên Alfred Wegener đưa ra vào đầu thế kỷ 20. Wegener cho rằng, Địa cầu trong thời đại viễn cổ chỉ có một khối siêu lục địa là Pangaea. Vào khoảng hơn 100 triệu năm về trước, khi lớp phủ Mantle chuyển động, dưới tác động tổng hợp của các loại lực gồm trọng lực, dải hút chìm (subduction zone) và sự giãn nở nhiệt của chính siêu lục địa, dần dần cuối cùng lục địa Pangaea phân tách thành 7 châu lục ngày nay. 




Sự phân bố hóa thạch trên khắp các lục địa là một trong những bằng chứng chỉ ra sự tồn tại của Pangea.

Sự tan rã của Pangaea theo thời gian.




Sau khi siêu lục địa Pangaea bị phân thành nhiều khối, một phần của nó thông qua dải hút chìm tiến nhập vào lớp phủ Manti, cuối cùng lưu lại ở đó.

Sơ đồ quá trình hút chìm.

Nhưng nếu dùng siêu lục địa Pangaea để giải thích về hai khối lục địa ẩn giấu bên trong Địa cầu, thì vẫn còn một lỗ hổng không thể giải thích. Đó là giả thuyết trên cho rằng, siêu lục địa Pangaea được hình thành vào thời điểm cách đây 300 triệu năm, vậy thì hai khối lục địa trong Trái đất cũng không thể vượt quá 300 triệu tuổi. Nhưng nghiên cứu thực tế phát hiện lại không phải vậy.

Các nhà khoa học Harriet Lau và Paula Koelemeijer đã phát hiện ra rằng, một số vật chất phun trào ra từ núi lửa dưới đáy biển lại đến từ hai khối lục địa nằm bên trong Địa cầu. Hơn nữa những vật chất này lại vô cùng cổ xưa, chúng là sản vật của thời kỳ sâu khi Địa cầu hình thành từ 50 triệu năm đến 100 triệu năm. Điều đó có nghĩa là, chúng đã có tuổi đời gần 4,5 tỷ năm. 




4,5 tỷ so với 300 triệu năm, con số này chứng minh rằng hai khối lục địa ẩn mình kia cổ xưa hơn rất nhiều so với siêu lục địa Pangaea. Phát hiện này đã trực tiếp phủ định giả thuyết hai lục địa này tách ra từ siêu lục địa Pangaea. 

Nếu như không thể giải thích nguồn gốc của hai lục địa trên thông qua giả thuyết siêu lục địa Pangaea, vậy chúng ta cần nghĩ theo chiều hướng khác. Các nhà khoa học vò đầu bứt tai và lại đưa ra một giả thuyết rằng, hai lục địa đó là tàn tích lưu lại của hành tinh viễn cổ, là thi thể nằm bên trong Trái đất của một hành tinh cổ đại. 

Thi thể của hành tinh cổ đại 
Hành tinh truyền kỳ này có tên Theia. Giả thuyết về hành tinh này như sau: Rất lâu rất lâu về trước, ở góc xa xôi của Hệ Ngân Hà, chính là nơi mà ngày nay được gọi là Hệ Mặt Trời, có một hành tinh tên là Theia. Đường kính của nó khoảng 6.000 km và tương đương với kích thước của Sao Hỏa. Cái tên Theia này có nguồn gốc từ Thần thoại Hy Lạp, là một trong những nữ thần cổ đại của nhóm các vị thần khổng lồ Titan, là mẹ của Nữ thần Mặt Trăng. 

Giả thuyết về hành tinh này như sau: Rất lâu rất lâu về trước, ở góc xa xôi của Hệ Ngân Hà, chính là nơi mà ngày nay được gọi là Hệ Mặt Trời, có một hành tinh tên là Theia. (Ảnh minh họa: Pixabay)




Khoảng 4,53 tỷ năm về trước, hành tinh Theia không may đâm vào Địa cầu. Hầu hết các vật chất của nó sau vụ va chạm đã bị ném vào vũ trụ. Dưới tác động của lực hấp dẫn, một phần các mảnh vỡ đã hình thành nên Mặt Trăng mà chúng ta thấy hiện nay. 

Còn một phần vật chất khác của nó, khoảng 20%, thì đi sâu vào Địa cầu sau quá trình va chạm, và chìm tới tận lớp phủ Mantle, vĩnh viễn nằm trong Trái đất, trở thành hai khối lục địa kỳ bí trong lòng đất. Giả thiết này nghe có vẻ rất có đầy đủ cơ sở, có thể giải thích rất nhiều hiện tượng. Nhưng thiếu sót lớn nhất của nó lại là, Theia là một hành tinh giả tưởng, hư cấu, không có chứng cứ cho thấy nó từng tồn tại. Thậm chí trên thực tế, chứng cứ về địa chất còn tương phản hẳn lại. Điều này càng củng cố cho kết luận Theia không tồn tại. 

Vào những năm 1970, tàu đổ bộ Mặt Trăng Apollo của Mỹ đã thu thập mẫu nham thạch trên bề mặt Mặt Trăng trở về và thấy rằng, vật chất trên bề mặt Mặt Trăng và vật chất trên bề mặt Trái đất vô cùng giống nhau. Nếu như Mặt Trăng được hình thành từ các mảnh vụn của hành tinh Theia sau vụ va chạm với Trái đất, vậy thì thành phần vật chất của Mặt Trăng đáng lẽ ra phải rất khác biệt so với vật chất trên Địa cầu. Vậy nhưng thực tế lại trái ngược, vật chất ở hai quả cầu lại rất tương đồng. 

Vậy nên, kết quả thu thập mẫu từ thực địa hiện đang mâu thuẫn với các giả thuyết. Mặc dù giả thuyết Theia nghe rất hấp dẫn, nhưng nó vẫn thiếu chứng cứ mang sức thuyết phục. 

Hơn nữa, điều khiến các nhà khoa học khó hiểu hơn là, hai khối lục địa cổ xưa nằm trong lòng đất không phải là thi thể, cũng chẳng phải là hóa thạch, mà lại tràn đầy sức sống. Sự phun trào của núi lửa dưới đại dương, thậm chí là sự hình thành của các chuỗi đảo ở Thái Bình Dương, đều có liên quan đến hai khối lục địa đó. Điều này lại càng làm khó các nhà khoa học.

Nếu như các giả thuyết khoa học đều không thể đưa ra cách giải thích có sức thuyết phục mạnh mẽ về sự hình thành của hai khối lục địa này, vậy chúng ta hãy cùng quay lại câu chuyện thần bí ở phần mở đầu, liệu có tìm được manh mối nào khác.

Người Agartha nói thế nào về khối lục địa ẩn mình này?
Quay lại chuyện sau khi Tim và bà nội cùng quay trở về Agartha, một người Agartha đã làm người dẫn đường cho họ. Người dẫn đường này đã nói với họ rằng, núi lửa ở Agartha và núi lửa trên mặt đất kết nối trực tiếp với nhau. Sự phun trào núi lửa không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đối với thế giới trong lòng Địa cầu, nhưng đều phun lên thế giới ở trên bề mặt Trái đất. Cũng là nói, hoạt động của núi lửa ở Agartha ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của núi lửa trên bề mặt Địa cầu.

Theo miêu tả của Tim, mô hình của Agartha như sau: Nó thông qua rất nhiều đường hầm mà liên thông với bề mặt Trái đất. Tim suy ngẫm và đặt câu hỏi cho người hướng dẫn rằng, nếu như kết cấu của Địa cầu là rỗng ở giữa, vậy lực hấp dẫn và từ trường của nó đến từ đâu? 

Câu trả lời của người chỉ dẫn đã lật lại toàn bộ những điều mà Tim được dạy từ trước tới nay. Người đó nói, lực hấp dẫn không đến từ tâm Trái đất, mà được sinh ra từ tầng kết cấu ở giữa bề mặt Trái đất với khối lục địa trong lòng đất. Hơn nữa, tâm Trái đất cũng không giống như những gì con người ở bề mặt Trái đất suy đoán, rằng phần lõi của Địa cầu chứa hợp kim sắt-niken lưu động ở nhiệt độ cao. Lõi Trái đất là một loại vật chất nhiệt hạch. Loại vật chất này đã sản sinh ra từ trường của Trái đất, đồng thời nó còn đóng vai trò là Mặt Trời ở trong thế giới Agartha.

Giả thuyết về hành tinh viễn cổ Theia, và truyền thuyết về thế giới Agartha trong lòng đất đều không thể đưa ra bằng chứng xác thực về khối lục địa nằm bên trong Địa cầu. Nhưng một bên là khoa học, bên kia lại là câu chuyện huyền bí.

Muốn xác minh sự tồn tại của thế giới Agartha, chướng ngại lớn nhất là, khoa học hiện đại cho rằng lõi trong của Địa cầu chủ yếu là dạng rắn. Nên nếu như Agartha có tồn tại, thì nó cho thấy Trái đất không đặc ruột như khoa học suy đoán, cho dù nó không rỗng hoàn toàn, thì cũng có một khoảng trống lớn. 

Vậy rốt cuộc thì Thuyết Trái đất rỗng ruột và Thuyết Trái đất đặc ruột, cái nào đúng?

Hiện nay, muốn trả lời câu hỏi này một cách xác thực, là điều nằm ngoài khả năng của con người. Cũng có thể Địa cầu là nửa rỗng nửa đặc, cũng có thể là một loại kết cấu nằm ngoài sức tưởng tượng của con người. 

Theo kiến thức thông thường, kết cấu của vật chất ở trạng thái tự nhiên là không đều. Ví như trong quá trình luyện thép, một số bong bóng nhỏ li ti sẽ tự hình thành trong thép nóng chảy, và cần phải thông qua công nghệ chuyên dụng để loại bỏ những bong bóng này.

Vậy thì trong quá trình Trái đất hình thành, liệu có tự hình thành nên những thứ có hình dáng giống bong bóng và rỗng ruột? 


Nếu như nói Trái đất có kích thước bằng một quả táo, vậy thì kích thước của con người còn chẳng bằng một con virus. Đứng từ góc độ của một con virus mà muốn hiểu được toàn bộ phần lõi của quả táo thì quả là vô cùng khó. 

Liệu lục địa ẩn mình trong Trái đất mà các nhà khoa học phát hiện ra có phải là thế giới Agartha trong truyền thuyết hay không? Kỹ thuật của nhân loại phải có sự phát triển vượt bậc hơn nữa thì mới có thể trả lời câu hỏi trên một cách xác đáng.

Câu chuyện huyền bí và truyền thuyết cổ xưa có thể là các manh mối và chúng nên được coi trọng. Truyền thuyết và khoa học có lẽ không hề mâu thuẫn. Vì khoa học cũng từng là một truyền thuyết. 

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *