Bằng chứng cho thấy có tồn tại sự sống ngoài Trái Đất

Giới khoa học đã xác định nguyên tố cấu thành cơ bản của các thiên thể trong vũ trụ là cacbon, nitơ, oxy. Đây cũng là những nguyên tố cơ bản cấu thành sự sống của chúng ta. Vậy trong thời gian tồn tại của vũ trụ, sự sống có được hình thành trên các hành tinh khác không?

Cơ quan NASA đã xác nhận trên Hỏa tinh có nước (NASA/JPL-Caltech/USGS).

Theo Business Insider, câu trả lời này đã được khẳng định. Vấn đề hiện nay không còn là “có sự sống ngoài Trái Đất không?”, mà là “chúng ta có tìm được không?” Gần năm qua, giới khoa học đã phát hiện rất nhiều chứng cứ thuyết phục chứng minh có tồn tại sự sống ngoài Trái Đất. Trong đó những quan sát đến từ sao Hỏa là nhiều nhất.

Gần đây, NASA đã khẳng định trên sao Hỏa có nước, hơn nữa nước hiện nay còn đang chảy. Ngoài sao Hỏa, trong hệ Mặt Trời còn nhiều tinh cầu có nước, hoặc tồn tại dưới dạng băng thể rắn, hoặc có đại dương ngầm trong lòng đất, và ngoài hệ Mặt Trời, còn có những tinh cầu có điều kiện thích hợp cho sự sống tồn tại.

1. Sao Hỏa có nước

Đường hoa văn địa chất trên bề mặt sao Hỏa cho thấy ở đây có thay đổi thời tiết theo mùa, NASA cho rằng nó do nước muối thể lỏng tạo thành (chú ý nhiều đường vân màu tối trong hình) (Nguồn: NASA).

Ngày 13/10, các nhà khoa học của Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã phân tích đá cuội trên bề mặt sao Hỏa và cho rằng thời gian tồn tại nước trên bề mặt ít nhất đã là 500 triệu năm. Trong quá khứ xa xưa, ở đây có nước tồn tại trong trạng thái thể lỏng giống như Trái Đất hiện nay. Các nhà khoa học còn tính được vào 4.500 triệu năm trước, độ che phủ đại dương chiếm 1/5 bề mặt sao Hỏa.




Miệng núi lửa Gale trên sao Hỏa từng là hồ nước, thời gian tồn tại ngắn nhất khoảng 100 năm, dài nhất khoảng 10.000 năm, đủ để hỗ trợ sự sống hình thành.

Chỉ có nước là chưa đủ điều kiện duy trì sự sống, mà nước phải tồn tại trong thời gian dài. Điểm này vào ngày 28/9 vừa qua đã được NASA khẳng định khi chứng minh dòng nước mặn trên sao Hỏa chảy theo mùa.

Đá cuội trên sao Hỏa và đá dăm trên Trái Đất giống nhau (Nguồn: Wikipedia)




Ngày 28/9, The Huffington Post đưa tin, nhà Thiên văn học Seth Shostak phát hiện trên sao Hỏa có vi sinh vật. Đây là cơ sở khẳng định sự hợp lý của thuyết vũ trụ tồn tại sự sống.

2. Nước trên Europa còn nhiều hơn Trái Đất

Europa (vệ tinh của sao Mộc) có hiện tượng những khối đá dịch chuyển giống như Trái Đất (NASA/JPL/University of Arizona)

Có thể thấy những đường vân màu nâu đầy trên bề mặt Europa, các nhà khoa học xác định đây là dấu hiệu của nước, và nước trên Europa còn nhiều hơn ở Trái Đất.

3. Enceladus có đại dương ngầm

Hiện tượng vật chất phun trào ở cực nam của Enceladus (NASA/JPL-Caltech)




Đại dương ngầm của Enceladus (vệ tinh sao Thổ) là rất lớn và dưới đáy đại dương có nhiệt nóng, đây là điều kiện để có sự sống.


4. Titan (vệ tinh lớn nhất sao Thổ) tồn tại sự sống theo một dạng khác

Bề mặt phức tạp của Titan (NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute)

Titan là hành tinh lạnh, nhưng có sông, mưa, đại dương và tầng khí quyển. Vào tháng 3/2015, nhà hóa học James Stevenson thuộc Đại học Cornell đã cho rằng, dạng sống azotosome trên Titan không giống kiểu tồn tại sự sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, azotosome cũng cho thấy tính ổn định và linh hoạt như sự sống trên Trái đất.

5. Tiểu hành tinh và sao chổi gieo rắc sự sống

Sao chổi 67P (Nguồn: Wikipedia)

Giới khoa học cho rằng, tiểu hành tinh và sao chổi là mấu chốt giúp hình thành sự sống trên Trái Đất, đặc biệt là sao chổi, giúp tổng hợp axit amin thành sự sống.

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *