Ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và nó đã có lịch sử từ xa xưa. Bài viết này sẽ tóm tắt lại thông tin của tám ngôn ngữ cổ đại mà vẫn được sử dụng đến ngày nay: tiếng Do Thái, tiếng Tamil, tiếng Phạn, tiếng Hy Lạp, tiếng Trung, tiếng Ả Rập, tiếng Euskara, và tiếng Nahuatl.
Hình ảnh mô tả tám ngôn ngữ cổ đại vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. (Ảnh tham khảo từ: Wikipedia, GreekBoston, và ShenYun)
Hơn 7.000 ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới ngày nay. Nhà nước độc lập Papua New Guinea là nước sử dụng nhiều ngôn ngữ nhất trong tất cả các quốc gia trên thế giới, với ước tính khoảng 840 ngôn ngữ. Ngay cả Hoa Kỳ, một quốc gia không được biết đến là đa ngôn ngữ, những cũng có hơn 350 ngôn ngữ.
Nhưng ngôn ngữ, giống như động vật, có thể bị tuyệt chủng. Bạn có thể sẽ khó gặp được một người, mà có khả năng nói tiếng Coptic (một ngôn ngữ Ai Cập cổ đại). Bởi vì hiện nay tiếng Coptic đã bị tiếng Ả Rập Ai Cập thay thế.
Mặc dù tiếng Latinh vẫn được sử dụng và thậm chí đôi khi được dùng để nói, nhưng nó không còn là tiếng mẹ đẻ của bất kỳ cộng đồng dân tộc nào.
Tuy nhiên, một số ngôn ngữ vẫn còn tồn tại, nhiều ngôn ngữ trong số những ngôn ngữ được sử dụng ngày nay đã có từ rất lâu. Dưới đây là một số ngôn ngữ được biết đến lâu đời nhất trên thế giới mà bạn có thể nghe thấy chúng ở một số nơi.
Tiếng Do Thái
Tiếng Do Thái là một ví dụ về một ngôn ngữ gần như bị thất truyền, sau đó được hồi sinh. Nó có ít nhất 3.000 năm tuổi, nhưng trong khoảng hai thế kỷ, những người duy nhất nói tiếng Do Thái là các học giả và nhà lãnh đạo tôn giáo.
Ngôn ngữ này đã biến mất như một ngôn ngữ nói trong vài thế kỷ đầu tiên của Kỷ nguyên hiện tại (Common Era — cũng được hiểu là Công nguyên mà chúng ta đang sống) nhưng đã được hồi sinh vào thế kỷ 19 với sự nổi lên của chủ nghĩa Phục quốc.
Ngày nay, tiếng Do Thái là ngôn ngữ chính thức của Israel và là tiếng mẹ đẻ của hơn năm triệu người và có khoảng chín triệu người sử dụng ngôn ngữ này trên khắp thế giới.
Tiếng Tamil
Không giống như tiếng Do Thái, tiếng Tamil có kỷ lục ít nhất 2.500 năm không bị phá vỡ trong cả văn học và đời thường.
Ngày nay, hơn 80 triệu người sử dụng ngôn ngữ cổ này. Nó được sử dụng chủ yếu ở Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia và Singapore, mặc dù có một số quần thể người nói tiếng Tamil ở Guyana, Fiji, Suriname, cũng như Trinidad và Tobago. Và gần đây hơn, những người nhập cư đã đưa ngôn ngữ này đến Úc, Châu Âu, Canada và Hoa Kỳ.
Tiếng Phạn
Tiếng Phạn đã được gọi là “ngôn ngữ của các vị thần”, không chỉ vì nó là ngôn ngữ của kinh Veda (kinh điển của Ấn Độ giáo), mà vì vẻ đẹp và sự phức tạp của nó.
Nó xuất hiện vào khoảng năm 2.000 trước Công nguyên và đã có lúc được sử dụng rộng rãi ở Trung, Nam và Đông Nam Á.
Đáng buồn thay, ngày nay ước tính chỉ có khoảng hai triệu người nói tiếng Phạn ở Ấn Độ. Bởi vì tiếng Phạn là gốc của nhiều ngôn ngữ Ấn Độ, chẳng hạn như tiếng Hindi và tiếng Bengali, việc biết tiếng Phạn cũng có thể giúp người ta hiểu được những ngôn ngữ này.
Tiếng Hy Lạp
Tiếng Hy Lạp có niên đại khoảng năm 1.300 trước Công nguyên. Ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại này không chỉ tồn tại trong ngôn ngữ được sử dụng trên khắp Hy Lạp, quần đảo Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Síp ngày nay, mà còn trong các ngôn ngữ phương Tây khác.
Theo giáo sư kinh điển Tamara M. Green trong The Greek and Latin Roots of English, 60 phần trăm các từ tiếng Anh có gốc Hy Lạp hoặc Latinh. Nếu chúng ta nói về từ vựng chuyên ngành khoa học, con số đó có thể tăng lên 90%.
Mặc dù tiếng Latinh không còn là ngôn ngữ mẹ đẻ của bất kỳ ai, nó vẫn tồn tại trong các ngôn ngữ lãng mạn hiện đại. Tuy nhiên, tiếng Hy Lạp được 12 triệu người sử dụng ngày nay.
Tiếng Trung Quốc
Với hơn một tỷ người sử dụng, tiếng Trung là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới và là một trong những ngôn ngữ lâu đời nhất.
Các ký tự tiếng Trung Quốc đã được tìm thấy trên xương bò và mai rùa có từ thời nhà Thương, có nghĩa là ngôn ngữ này có ít nhất là 3.000 năm tuổi, và có thể cổ hơn.
Có nhiều biến thể khác nhau của tiếng Trung, mặc dù tiếng Quan Thoại là phổ biến nhất. Những biến thể này được gọi phổ biến là “phương ngữ”, nhưng chúng nghe khá khác biệt với nhau và thường được các học giả phân loại là những ngôn ngữ riêng biệt.
Tuy nhiên, vì các phương ngữ chia sẻ cùng một bộ chính tả (các ký tự nổi bật mà bạn có thể quen thuộc), những người nói các phương ngữ khác nhau có thể giao tiếp dễ dàng thông qua chữ viết ngay cả khi họ không thể hiểu nhau khi nói.
Tiếng Ả Rập
Tiếng Ả Rập có nguồn gốc từ bán đảo Ả Rập trong thời kỳ đầu của Kỷ nguyên hiện tại, sau đó lan sang châu Phi và khắp Trung Đông. Giữa thế kỷ thứ 8 và 12, nó là ngôn ngữ chung của triết học và khoa học.
Tiếng Ả Rập, ngôn ngữ của Hồi giáo và kinh Qur’an, được 420 triệu người sử dụng ngày nay và là ngôn ngữ chính thức của 24 quốc gia.
Euskara (còn được gọi là Basque)
Euskara được xem là ngôn ngữ cổ nhất ở Châu Âu. Nguồn gốc của Euskara vẫn còn đang là một bí ẩn. Nó không có liên quan về mặt di truyền với bất kỳ ngôn ngữ nào khác.
Euskara là ngôn ngữ duy nhất còn lại của các ngôn ngữ được sử dụng ở Tây Nam Châu Âu trước khi người La Mã đô hộ khu vực này vào đầu thế kỷ thứ hai.
Mặc dù có ít số liệu thống kê, nhưng có ít nhất 750.000 người nói ngôn ngữ này ngày nay ở các vùng của Tây Ban Nha và Pháp.
Tiếng Nahuatl
Tiếng Nahuatl là một trong những ngôn ngữ bản địa phổ biến nhất ở Bắc Mỹ. Nó đã được sử dụng ở miền trung Mexico từ thế kỷ thứ 7 và từng là ngôn ngữ của Đế chế Aztec.
Ngày nay, có khoảng từ 1,5 – 2 triệu người sử dụng một số dạng ngôn ngữ của tiếng Nahuatl. Mặc dù vậy, ngôn ngữ này đang có nguy cơ tuyệt chủng vì nó không còn được dạy cho các thế hệ trẻ nữa.
Nhiều từ tiếng Anh thông dụng – chẳng hạn như cà chua, sô cô la, bơ, chipotle và coyote – đều có nguồn gốc từ Nahuatl.
Nguồn: NTDVN – Theo Discover Magazine
- Mộ cổ nghìn năm được 1 “quái thú” canh giữ, không ai dám vào
- Bằng chứng mới trong hang động 40.000 năm tuổi ẩn chứa manh mối về người Neanderthal
- Cảnh tượng nghiệt ngã trong lăng mộ nữ tướng có chiến tích lừng lẫy ngang Tần Thủy Hoàng