700 năm trước đã có tiên tri năm 2000-2044 sẽ xảy ra đại sự và cách đối phó

Trong lịch sử đã từng có rất nhiều lời tiên tri, đều đã từng dự đoán rất chuẩn xác về các sự kiện trọng đại sẽ xảy ra, khiến mọi người bội phục.

 Trong lịch sử đã từng có rất nhiều lời tiên tri, đều đã từng dự đoán rất chuẩn xác về các sự kiện trọng đại sẽ xảy ra, khiến mọi người bội phục. (Ảnh: Pixabay)

Dự ngôn xưa về thời hiện nay
Kỳ thực, trong vô số các dự ngôn từ cổ chí kim, từ trong và ngoài nước về thời mạt kiếp của nhân loại ngày nay đều trùng khớp một cách đáng kinh ngạc. Ví như: kinh Phật, Khải Huyền, “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng, “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn, “Mai Hoa Thi” của Thiệu Ung, “Thôi Bối Đồ” của Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang… đều cùng tiên tri về đại sự và ‘phiền phức lớn’ mà nhân loại ngày nay phải đối mặt và ‘phiền phức’ này đã đến rất gần. 

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về “Bia văn Thái Bạch Sơn” rất nổi tiếng của Lưu Bá Ôn. Nội dung của nó không chỉ dự đoán rất chính xác các loại tai họa mà nhân loại chúng ta hôm nay phải đối mặt, mà thậm chí còn chỉ ra các phương pháp làm thế nào để có thể bình an vượt qua tai họa.

Chân dung Lưu Bá Ôn (Miền công cộng)




“Thiên có mắt, Địa có mắt, người người cũng có một đôi mắt
Thiên cũng lật, Địa cũng lật, tiêu dao tự tại lạc vô biên”

Ý nghĩa của câu trên là: Đạo Trời rõ ràng, sự phát triển của lịch sử nhân loại từ trước tới nay đều tuân theo quy luật diễn hóa của vũ trụ mà diễn biến, chứ không phải theo ý chí mong muốn của con người mà thay đổi, hành vi của nhân loại không thể thoát khỏi sự đo lường của pháp lý vũ trụ. Vì vậy, con người ai ai cũng cần phải lấy tiêu chuẩn thiện ác của pháp lý vũ trụ để đo lường và ước thúc bản thân, ai cũng có đôi mắt tâm linh phân biệt thiện ác. 

Nhưng giờ đây, đạo đức đi xuống từng ngày, đạo đức trượt xa ngàn dặm. Nhân tâm không có đức thì trời giáng tai ương. Vì thế xã hội nhân loại sẽ xảy ra những thay đổi kinh thiên động địa.

“Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”

Câu nói trên thực ra muốn nhắn nhủ chúng ta rằng: đại kiếp nạn mạt pháp này chủ yếu sẽ bắt đầu với hình thức đại ôn dịch. Trong những trận đại ôn dịch này, thì cứ 1 vạn người nghèo sẽ có 9.000 người chết, chỉ lưu lại 1.000 người sống sót. Còn trong 1 vạn người giàu thì chỉ lưu lại 2, 3 người. 




Điều này cũng đã được nhắc tới trong cuốn tiên tri “Cách Am di lục” nổi tiếng của Hàn Quốc vào thế kỷ 16. Vào thời mạt pháp, nếu nhân loại không tỉnh ngộ, sẽ bị hủy diệt bởi “bệnh kỳ quái”, cách nói “10 hộ khó còn 1” quả là trùng hợp. Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam cũng có tiên tri tương tự rằng:

“Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình”

Người nghèo ở đây là chỉ những người dân bình thường, còn người giàu chỉ những vị quan cao, quyền quý. Hơn nữa, dù là giàu nghèo, chỉ có hồi tâm chuyển ý, bỏ ác quy thiện, mới có thể tránh khỏi tai họa, còn không thì chỉ có thể “mắt nhìn ngày chết tới gần”.

“Bình địa không có ngũ cốc trồng, cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người.

Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, hãy xem mùa Đông tháng Chín Mười”

Câu nói trên có ý nghĩa rằng: đại ôn dịch sẽ bắt đầu vào tầm tháng 8-11. Tới lúc đó, chúng ta cần ‘đề phòng’ bởi dịch bệnh sẽ gây ra thời kỳ tai hại, khi đó ruộng vườn không người canh xuân, sẽ dẫn tới nạn thiếu lương thực đáng sợ. Việc thiếu lương thực sẽ khiến rất nhiều người bị chết đói.

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, gặp kiếp nạn này cũng bình an”




Ý nghĩa của câu trên là: sau trận đại ôn dịch này, tiếp theo Thần Phật sẽ giáng lâm nơi thế gian. Chỉ có điều, lúc đó chỉ có người mang thiện tâm mới có thể thấy được cảnh Thần Thánh, còn kẻ ác bị đào thải nên “không được xem”. Ngoài ra, tới thời kỳ đó, nếu có người hành việc đại thiện, mà lại có kẻ đi theo thế lực tà ác vu khống các Thánh giả cứu độ chúng sinh,  thì những kẻ như thế sẽ phải gặp đại kiếp, chính là “không được xem”.

“Còn có mười sầu ở trước mắt.
Nhất sầu thiên hạ loạn khắp nơi, nhị sầu Đông Tây người đói chết,
Tam sầu Hồ Quảng gặp đại nạn, tứ sầu các tỉnh khởi lang khói,
Ngũ sầu nhân dân không yên ổn, lục sầu mùa Đông giữa tháng Chín tháng Mười,
Thất sầu có cơm không người ăn, bát sầu có người không áo mặc,
Cửu sầu thi thể không người liệm, thập sầu khó qua năm Heo Chuột.”

Câu nói trên có ý nghĩa là: trận kiếp nạn ôn dịch này còn mang tới cho nhân loại 10 việc sầu lớn: “thập sầu’ này là sau khi trận đại dịch lần đầu, vì để giúp những người sống sót có thể tiêu trừ ác nghiệp tích lũy trong lịch sử mà họ phải chịu ma nạn, chịu tội. Tới lúc đó, nếu người có nghiệp lớn, chịu đựng không nổi, có thể vẫn sẽ bị đào thải.




“Nếu được qua khỏi đại kiếp nạn, mới là Tiên bất lão ở thế gian.
Cho dù là La Hán bằng đồng bằng thép, khó qua ngày mười ba tháng Bảy.
Cho dù La Hán bằng đồng bằng thép, trừ phi thiện mới được bảo toàn.
Cẩn phòng người người gian nan qua, quan ải lớn là năm Rồng Rắn”

Ý nghĩa của câu trên là: bất luận bạn là người phàm thế gian, hay là La Hán Kim Cang, chỉ có tự mình thu xếp, làm theo Chân Thiện, sau khi qua ngày 1, 13 tháng 7 năm 2024 và 2025 mới được tính là thực sự vượt qua quan nạn. Tới lúc đó, các tội ác bại hoại sẽ triệt để bị loại bỏ và đào thải, còn tất cả những thứ thiện lương tốt đẹp sẽ được lưu giữ lại. 

Có thể thấy, đại kiếp nạn chỉ là một lần tịnh hóa của địa cầu. Trong đại kiếp nạn, những linh hồn may mắn sống sót sẽ tiến nhập vào tương lai nhân loại hoàn toàn mới và tốt đẹp.

(Ảnh tổng hợp)




“Trẻ nhỏ giống như Chu Hồng Võ,
Tứ Xuyên còn khổ hơn Hán Trung.
Mãnh sư gầm như sấm, hơn hẳn trăm cọp hung.
Tê giác hiện ra đuôi, bình địa gặp mãnh nhược”.

Câu trên có ý nghĩa là: sẽ xuất hiện nhân vật lãnh đạo mới, tinh thần của người này có thể được Thần trợ giúp, thế như mãnh sư, chiến thắng thế lực cũ tà ác, nắm giữ và quản lý thiên hạ. Vào lúc này, Trời Đất còn xuất hiện dị tượng.

“Nếu hỏi năm thái bình, bắc cầu nghênh tân chủ.
Thượng Nguyên Giáp Tử đến, Người người cười ha ha.
Hỏi bạn cười cái gì? Nghênh tiếp tân địa chủ.
Trên quản tam xích nhật, tối không nạn trộm cướp.
Tuy là mưu vì chủ, chủ ngồi trung ương thổ.
Nhân dân gọi Chân Chủ”




Câu trên có ý nghĩa nói về sự việc xảy ra sau đại kiếp nạn. Đại kiếp nạn hoàn toàn không phải là ngày tận thế của thế giới, và cũng không phải là sự hủy diệt toàn cầu. Sau đại kiếp nạn, nhân loại sẽ nghênh đón thái bình thịnh thế, bắt đầu kỷ nguyên lịch sử mới, gọi là “Thượng Nguyên Giáp Tử”. Lúc đó người dân sẽ từ trong tâm ca tụng “Chân Chủ”.

“Tiền bạc là vật bảo, nhìn thấu không dùng được
Quả thực là vật bảo, đất nứt không ngã nhào.
Bảy người một đường đi, Dẫn dụ đã vào khẩu.
Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu”.

Ở đây “Tiền bạc là vật bảo,  nhìn thấu không dùng được” là chỉ có tiền thì có thể tự mình hưởng thụ, là bảo vật; nhưng đối với người xem nhẹ nhân sinh và nhìn thấu hồng trần, thì tiền không cần quá nhiều, có chút tích giữ là đủ rồi. Còn câu “Quả thực là vật bảo” không phải chỉ về tiền mà là ngầm chỉ cái giống như bảo bối, cái này dùng bao nhiêu tiền cũng không mua được. Câu sau “đất nứt không ngã nhào” là chỉ thông qua người tu luyện, trong đại kiếp nạn, cho dù trời long đất lở, sẽ không bị tổn hại. 




Tiếp theo tới câu “Bảy người một đường đi, Dẫn dụ đã vào khẩu”, chính là chữ “Chân” (眞), viết theo tả pháp cổ đại. Chữ “Chân (眞) có thượng bộ là chữ “thất” (七), nghĩa là “bảy”; hạ bộ là do “nhân” (人) và “nhất” (一) tổ hợp mà thành, nghĩa là “một đường chạy”; đem phần “cung” (弓) của chữ “dẫn” (引) xếp đan xen vào chữ “khẩu” (口) thì tạo thành chữ “mục” (目), đây chính là phần giữa của chữ “Chân” (眞).

Tiếp theo câu “Ba chấm cộng một câu”, nghĩa là chữ “Nhẫn” (忍). Trong ba chấm này, đem một chấm đan vào bộ “đao” (刀) ở nửa trên của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “nhẫn” (刃); rồi lại đem hai chấm đặt lên nửa dưới “厶” của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “tâm” (心); chữ “nhẫn – mũi dao” (刃) đặt trên chữ “tâm” (心) chính là chữ “Nhẫn – nhẫn nại” (忍). 

Câu tiếp, “Bát Vương nhị thập khẩu”, chính là chữ “Thiện” (善). Chữ “Thiện” (善) từ trên xuống dưới là do “bát” (八) (lật ngược), “Vương” (王), “niệm” (廿) (nghĩa là 20), và “khẩu” (口) tổ hợp thành.

Vậy nên “Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu. Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu“, liên kết lại tạo thành “Chân, Thiện, Nhẫn” (眞善忍).

Chữ Hán ẩn chứa trí huệ vô cùng vô tận, lưu lại cho đời sau những manh mối tìm kiếm huyền cơ của Thiên đạo. Nếu thế nhân có duyên hiểu được “chân ngôn” viết ra trên bia đá, thì “Người người đều hỷ cười, Ai ai cũng bình an”.




“Người người đều hỷ cười, ai ai cũng bình an.
Người người đều khả quan, ai ai cũng khả truyền.
Có người đem tặng ấn, chớ có lấy kim tiền.
Người hành thiện được bảo hộ, kẻ hành ác khó thoát”.

Ý nghĩa của câu này chính là sau khi địa cầu được tịnh hóa toàn diện sẽ bước sang một tương lai mới hoàn toàn. Khi đó sẽ không còn có thiên tai nhân họa, người dân sẽ mạnh khỏe, hạnh phúc. 

Ảnh tổng hợp




Làm thế nào sống hạnh phúc
Vào thời nhà Đường, có một vị Vô Đức Thiền sư. Một hôm, ông tiếp đãi ba tín đồ tới viếng thăm. Ba cư sĩ này vừa tới liền nói: “Sư phụ à! Con nghe mọi người đều nói rằng học Phật có thể giải trừ được muôn vài thống khổ phiền não nhân sinh. Chúng con cũng tín Phật nhiều năm rồi, nhưng không cảm thấy hạnh phúc, vậy rốt cuộc là thế nào ạ?”. 

Vô Đức Thiền Sư điềm tĩnh, tường hòa nói với họ: “Các con muốn hạnh phúc không khó, nhưng đầu tiên cần hiểu rõ, trước tiên hãy nghĩ vì sao các con sống?”. 

Vị tín đồ thứ nhất nói: “Con người không tránh khỏi cái chết, cái chết rất đáng sợ, vì thế con muốn sống”. 

Vị thứ hai nói: “Hiện con sống tràn đầy năng lượng, cố hết sức làm việc, nỗ lực kiếm nhiều tiền, hy vọng tới lúc già có thể hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc cơm no đầy nhà, con cháu đầy đàn“. 

Vị thứ 3 nói: “Con không có ước vọng cao xa như thế, con phải sống, nếu con không sống thì người già, trẻ nhỏ trong nhà phải làm sao?”.

Vị Thiền sư liền đáp: “Hãy xem, thật dễ hiểu vì sao các con không thể hạnh phúc được. Bởi vì điều các con nghĩ mỗi ngày chỉ là nỗi sợ cái chết, lúc già thì sẽ thế nào, nghĩ phải làm việc để nuôi người già trẻ nhỏ trong nhà, chứ không có mục tiêu, không có tín niệm, không có lý tưởng sống, đương nhiên sống sẽ rất mệt mỏi”.




Ba vị tín đồ hỏi lại Thiền sư: “Thầy nói về mục tiêu, lý tưởng, tín niệm của cuộc sống. Những điều này nói miệng thì có thể, nhưng không có giá trị thực thì có tác dụng gì? Rất trống rỗng, còn không thể làm chúng con hạnh phúc được”.

Thiền sư liền hỏi họ: “Vậy các con cho rằng như thế nào có thể hạnh phúc?”

Một người nói: “Nếu con có danh tiếng, là sẽ có tất cả, con sẽ hạnh phúc”

Người thứ hai nói: “Nếu con có cuộc sống tình cảm rất mỹ mãn, con sẽ cảm thấy rất hạnh phúc”


Người còn lại nói: “Nếu con có nhiều tiền, con sẽ rất hạnh phúc”.

Thiền sư hỏi lại họ: “Tại sao có những người có danh vọng nhưng lại rất phiền não, có tình cảm mà rất đau khổ, có tiền bạc mà rất lo âu, áp lực càng lớn?”

Ba tín đồ không nói được lời nào, không biết trả lời Thiền sư ra sao.

Thiền sư khai thị nói với họ: “Thực ra người có thể sống với giây phút hiện tại, đó cũng chính là ý nghĩa thực sự của cuộc sống chúng ta”.

Từ dự ngôn và câu chuyện trên, chúng ta có thể suy ngẫm, đối chiếu, và nhận biết được phương thức sinh sống, hướng đi cuộc đời và mục đích sinh mệnh của mình, để có thể vượt qua mọi kiếp nạn, sống bình an hạnh phúc.
Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *