6 dấu tích của ‘con người hiện đại’ thời viễn cổ có thể đảo lộn quan niệm về lịch sử ngày nay

Các nhà khảo cổ đã khám phá ra nhiều dấu tích hóa thạch của người hiện đại ở khắp nơi trên thế giới, chứng tỏ nhân loại đã xuất hiện trên địa cầu từ sớm hơn rất nhiều so với các lý thuyết hiện nay.

Dấu giày hiện đại với hóa thạch bọ ba thùy. Ảnh: NTD

Theo hiểu biết của khoa học ngày nay, con người hiện đại với “cấu trúc tiến hóa hoàn chỉnh” (Homo sapiens) đã xuất hiện trong khoảng 200.000 năm trước. Trước đó, chúng ta là chủng người Neanderthals, một cấp bậc tiến hóa thấp hơn. Nếu trở ngược lại 4 triệu năm trước, chúng ta về cơ bản là một bầy khỉ. Cứ trở ngược thời gian như vậy vào khoảng 2,1 tỷ năm trước, khi đó chưa xuất hiện con người, và chúng ta khi đó chỉ tồn tại dưới dạng thức các tế bào đơn sơ.




Nhưng những khám phá khảo cổ đáng kinh ngạc trong khoảng một thế kỷ trở lại đây sẽ khiến chúng ta phải xem xét lại lịch sử, khi càng nhiều các “dấu tích của con người hiện đại” nhưng có niên đại lên đến hàng chục triệu năm tuổi được đưa ra ánh sáng. Đó là các vết in hằn dấu tay, dấu chân trên đá, thậm chí hóa thạch bộ phận cơ thể người – bằng chứng sự xuất hiện của con người ở vào một thời điểm mà đáng nhẽ ra sự sống trên địa cầu mới chỉ ở dạng thức rất sơ khai.

Từ những dấu chân trần hai trăm triệu năm tuổi …
Năm 1987, nhà cổ sinh vật học Jerry MacDonald đã phát hiện ra một dấu chân trần 250 triệu năm tuổi ở bang New Mexico, Mỹ. Xung quanh dấu chân bí ẩn có dấu tích hóa thạch chim chóc và các loài động vật cổ. Khám phá này đã khiến MacDonald đặc biệt chấn động, bởi vì ông và những người khác đều không thể giải thích được tại sao một dấu chân người hiện đại như vậy lại có thể nẳm tại vị trí của địa tầng của kỷ Permi, một kỷ địa chất kéo dài trong khoảng 250 đến 300 triệu năm trước, tức là từ rất lâu trước khi con người hay thậm chí chim chóc và khủng long từng tồn tại trên Trái đất, ít nhất là theo hiểu biết của khoa học hiện đại.




Nhà cổ sinh vật học Jerry MacDonald bên dấu chân 250 triệu năm tuổi. Ảnh: Bible.ca

… cho đến những dấu giày của con người hiện đại …

Ảnh: qqfabu.net

Tháng 6/1968, ông William J. Meister, một nhà sưu tầm hoá thạch đã tìm thấy một phiến đá dày 5cm ở Antelope Springs, Utah, Mỹ. Trên phiến đá có một dấu chân hoá thạch của người. Nói chính xác hơn, đây không phải là một dấu chân trần đơn thuần, mà giống với dấu giày hay dép xan-đan của người hiện đại. Càng kỳ lạ hơn, khi trong lòng dấu chân này có hóa thạch của một con bọ ba thùy (hay tam điệp trùng) – một loài động vật biển không xương sống giống tôm hay cua.




Theo hiểu biết của giới khảo cổ, bọ ba thùy sống cách đây từ 600 triệu đến 260 triệu năm trước.

Dấu giày hiện đại với hóa thạch bọ ba thùy. Ảnh: NTD

Điều này có thể đã làm giới khoa học chấn động, bởi loài người, ngay cả từ cấp tiến hóa thấp nhất, chỉ mới xuất hiện xa xưa nhất từ cách đây khoảng 1 đến 2 triệu năm, và việc đi giày mang dép mới chỉ bắt đầu xuất hiện cách đây vài nghìn năm. 
Meister đã đưa hiện vật đến một tờ báo địa phương gọi là tờ “The Deseret News” và tin tức này đã nhanh chóng lan ra khắp cả nước. Phát hiện đáng kinh ngạc này đã được đưa đến trình bày tại Đại học bang California.




Ảnh: NTD

Một thành viên nhóm nghiên cứu đã nói:

“Tôi có một thứ có thể lật đổ toàn bộ thanh niên biểu địa chất hiện đại”.

Hiện vật này đã được đưa đi xét nghiệm tại tổng cộng 3 phòng thí nghiệm trên thế giới. Kết quả thu được xác nhận tính chân thực của nó. Mẫu đá in dấu chân con bọ ba thùy thậm chí được xác định niên đại cụ thể vào kỷ Cambri, tức vào khoảng 500 triệu năm tuổi trước khi con người hiện đại đầu tiên được cho là đã xuất hiện trên bề mặt địa cầu. Trên dấu chân này người ta còn phát hiện ra phần đế rất rõ nét, từ đó thêm một lần nữa khẳng định rằng nó được tạo ra bởi con người hiện đại.




Không lâu sau khi tin tức này lan truyền trên khắp thế giới, một số nhà nghiên cứu đã đến Antelope Spring, và phát hiện thêm nhiều “dấu tích mang dáng dấp giày dép thời hiện đại” trên một địa tầng có mức niên đại vô cùng xa xưa.
 
Tương tự, năm 1917, một nhân viên công ty mỏ đã tìm thấy một hóa thạch in dấu tích phần đế giày trên một sườn đồi nhỏ ở bang Nevada, Mỹ.

Tảng đá đã được đưa đến cho một chuyên gia địa chất khám nghiệm. Tại đây, nó được xác nhận là đá vôi từ kỷ Tam Điệp (200 – 250 triệu năm trước).

Ngoài ra, một điểm đáng ngờ khác là vết dấu giày này có một lớp vải lót được chế tác cẩn thận, được chắp lại với nhau bởi 2 hàng mũi khâu. Đặc biệt, có thể quan sát thấy rõ phần uốn cong của sợi chỉ.

Phát hiện này khiến các nhà điều tra chấn động bởi kỹ thuật khâu chỉ đôi với đường khâu tinh mỹ như vậy chưa hề được các thợ làm giày vận dụng mãi cho đến năm 1927.




Dấu tích phần đế giày trên một tảng đá vôi từ kỷ Tam Điệp. Ảnh: Youtube

Ảnh phần đế giày từ một góc chụp khác. Ảnh: Youtube

Các ví dụ như vậy đã được ghi nhận ở khắp mọi nơi trên thế giới, không chỉ ở Hoa Kỳ. Năm 1997, một giáo viên đã bắt gặp một hóa thạch in hình một dấu giày dài khoảng 25 cm trên núi Hồng Sơn, thành phố Urumqi, Trung Quốc. Có thể thấy rõ hóa thạch một con cá tuyết thời tiền sử, dài khoảng 12,7 cm, trên phần đế của dấu giày này. Các nhà khoa học phân tích hóa thạch mẫu cá tuyết thời tiền sử xác định niên đại của nó vào khoảng 200 triệu năm.




Dấu giày dài 25 cm trên hóa thạch một con cá tuyết. Ảnh: the-fringe.com

… cho đến những dấu tay hóa thạch …

Tại lòng sông Paluxy, gần thành phố Glen Rose, bang Texas, Mỹ, người ta đã tìm thấy các tảng đá in dấu một bàn tay người. Dấu bàn tay này hiện rõ dấu vết của móng tay cái, phần mô giữa ngón cái và ngón trỏ, cũng như vết hằn sót lại sau khi ấn ngón tay giữa xuống bùn. Đây là một bàn tay người hoàn chỉnh.

Dấu hằn của một bàn tay người hoàn chỉnh đã được tìm thấy trong tảng đá vôi ở Glen Rose, Texas, Mỹ. Ảnh: paleo.cc




Ảnh: paleo.cc

Điểm đặc biệt của tảng đá này là nó hình thành từ kỷ Phấn Trắng (kỷ Creta), với mốc niên đại từ 66 – 145 triệu năm. Tại thời điểm đó, con người chưa hề xuất hiện trên Trái Đất.

… và nguyên cả một ngón tay hóa thạch cổ đại

Ảnh: Paleo.cc

Cũng tại bờ sông Paluxy gần Glen Rose, Texas, người ta đã vô tình phát hiện được hóa thạch một ngón tay người trong quá trình khai thác đá. Ngón tay này được tình cờ phát hiện trong một mỏ đá, cũng có niên đại từ kỷ Phấn Trắng nói trên, tức có niên đại lên đến ít nhất 66 triệu năm. Carl Baugh, ông chủ một bảo tàng lân cận, cho biết ảnh chụp cắt lớp CT đã cho thấy rõ phần xương, mô và dây chằng bên trong vật thể này. Ông cho rằng đây thật sự là một ngón tay hóa thạch của người.





Ảnh chụp CT cho thấy rõ phần phần xương, mô và dây chằng bên trong ngón tay hóa thạch. Ảnh: Paleo.cc

Thậm chí theo Baugh, dựa vào hình dáng cấu trúc của hóa thạch này, có thể xác định được đây là ngón tay thứ 4 trên bàn tay trái của một cô bé.

Ảnh chụp cắt lớp ngón tay hóa thạch. Ảnh: paleo.cc

Những khám phá chấn động về dấu tích của con người hiện đại từ những mốc niên đại vô cùng xa xưa như vậy mâu thuẫn với thanh niên biểu địa chất trong thuyết tiến hóa. Có lẽ đã đến lúc cần nhìn nhận lại thuyết tiến hóa – lý thuyết đang được chấp nhận rộng rãi về lịch sử loài người.
Nguồn: ĐKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *