6 công nghệ đi trước thời đại hàng nghìn năm, số thứ 4 được coi là thần dược chữa bách bệnh

Có rất nhiều phát minh về công nghệ “không tưởng” thời cổ đại có thể sánh ngang thậm chí vượt trôi so với công nghệ hiện đại. Trên thực tế, một số công nghệ cổ đại này hiện đại, phức tạp và khó hiểu đến nỗi chúng ta ngày nay dường như chỉ đang tái hiện lại chúng. 

1. Thép Damascus – Công nghệ nano thời cổ đại

Thép Damascus là một trong những công nghệ cổ đại nổi tiếng nhất của vùng Trung Đông. Những miếng thép Damascus có vân kim loại như những vệt sóng nước là kết quả của quá trình tôi rèn nhiều lớp và theo truyền thuyết thì vũ khí rèn từ thép Damascus vô cùng sắc bén, chém áo giáp nhẹ nhàng như cắt một miếng bơ.

Những thanh kiếm này dễ dàng được nhận ra bởi những họa tiết trang trí giống như những dòng nước được khắc trên lưỡi dao (những họa tiết này còn có tên gọi là “damask”).




Khi đi sâu nghiên cứu cách chế tạo, một chi tiết quan trọng được hé lộ. Cụ thể, khi các nhà nghiên cứu tại Đại học Kỹ thuật Dresden ( Đức) sử dụng tia X và kính hiển vi điện tử để kiểm tra thép Damascus, họ phát hiện các thành phần của dây nano cementit và ống nano cacbon, chúng là kết quả của quá trình rèn thép. Đây là một phát hiện vô cùng giá trị cho việc nghiên cứu việc người xưa luyện thép Damascus như thế nào mà đạt được kỹ thuật tiên tiến như vậy.

Theo tiến sĩ Wadsworth và Oleg D. Sherby đến từ Đại học Stanford (Vương quốc Anh) cho biết: “Đến lúc này chúng tôi cho rằng bí ẩn về thép Damascus về cơ bản đã sáng tỏ. Một điều cơ bản có thể dễ dàng nhận thấy từ việc gia công của những thợ luyện kim lành nghề trong quá khứ là trong thép Damascus có hàm lượng carbon rất cao.”

Họ cũng cho biết thêm: “Lượng carbon trong thép Damascus có từ 1% đến 2%, chỉ là một phần nhỏ, rất nhỏ trong 1% của thép bình thường. Một yếu tố quan trọng khác nữa chính là nhiệt độ rèn thép khá thấp – khoảng 1.700o Fahrenheit (khoảng 927oC). Sau khi định hình thông qua rèn và đập, các lưỡi kiếm được lại được làm nóng tới nhiệt độ trên rồi sau đó nhanh chóng làm lạnh bằng một loại chất lỏng có tên gọi là “Máu rồng”.




Nhìn cận cảnh thanh kiếm Damascus vào thế kỉ 18 của Ba Tư. (Ảnh: Quora)

Nhưng đáng tiếc thay, việc sản xuất và chế tạo kiếm Damascus bắt đầu sụt giảm từ những năm 1750 và bí quyết rèn kiếm đều rơi hết vào tay những người thợ rèn kim khí. 

Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể tìm ra được nguyên nhân về việc những thanh kiếm không được sản xuất tiếp. Nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích sự việc trên, ví dụ như súng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trên chiến trường và dần thay thế kiếm nên việc sản xuất bị ngưng trệ.

Cũng có ý kiến cho rằng công thức luyện thép chỉ lưu truyền trong 1 nhóm nhỏ và họ không muốn cho ai biết về sự tồn tại của nó khiến bí mật chìm vào quên lãng. 

2. Bê tông La Mã

Bê tông La Mã được cho là hỗn hợp có độ bền cao nhất từng được sử dụng trong xây dựng các công trình thời La Mã cổ đại. Trải qua hơn 2000 năm với vô số tác động hóa học và vật lý nhưng những tòa kiến trúc này vẫn có thể đứng vững, trong khi bê tông ngày nay chỉ bền vững trong khoảng 120 năm.




Đấu trường La Mã là hình ảnh tiêu biểu cho sự vượt trội của bê tông La Mã cổ đại. (Ảnh: laguiadeviaje.com)

Bằng kỹ thuật hiện đại, nghiên cứu mới đây của một nhóm các kỹ sư và nhà nghiên cứu đã tìm ra công thức chính xác giúp bê tông La Mã có khả năng tồn tại lâu dài hơn bê tông ngày nay: “Đó là việc thêm cát núi lửa vào trong thành phần của  bê tông và vữa vôi.”

Sử dụng công thức cổ xưa của kiến trúc sư người La Mã Vitruvius, các nhà nghiên cứu đã tạo nên một hỗn hợp vữa và để nó đông chắc lại trong vòng 6 tháng. Khi quan sát bằng kính hiển vi, họ phát hiện những đám khoáng chất dày đặc đang hình thành trong quá trình trộn vữa của người La Mã. Những tinh thể xi măng hình thành bởi cát núi lửa khi nó hòa trộn với đá vôi, đã giúp ngăn chặn các vết nứt phát triển rộng hơn bằng cách gia cố thêm cho vùng tiếp giáp giữa các bề mặt, vốn là những liên kết yếu bên trong khối bê tông.




Hình ảnh phóng đại của một mảnh bê tông La Mã gồm đá vôi, cát núi lửa và đá. (Ảnh: Wikipedia)

Phương pháp này không chỉ giúp bê tông tồn tại lâu hơn mà còn không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình sản xuất, bởi hỗn hợp chỉ cần nung đến 900oC, thay vì 1450o C như bê tông hiện đại.

Dù ngày nay chúng ta đã biết được thành phần của bê tông La Mã nhưng rất nhiều thủ thuật và bí kíp xây dựng của người La Mã tới nay vẫn còn là bí ẩn.

3. Thủy tinh dẻo đi trước thời đại hàng ngàn năm 

Một phát minh nổi tiếng không kém của người La Mã là thủy tinh dẻo. 

Theo truyền thuyết, thủy tinh dẻo được làm ra bởi một thợ thủy tinh vô danh ở Rome vào khoảng thế kỷ thứ nhất. Người thợ đã dâng phát minh của mình cho hoàng đế Tiberius (trị vì từ năm 14-37 TCN) và để chứng minh tính chất đặc biệt của nó, ông đã thả rơi chiếc bình thủy tinh xuống đất. Nó không hề bị vỡ, rạn hay sứt mẻ mà chỉ hơi méo một chút.




Một chiếc bình thủy tinh thời La Mã. (Ảnh: Educalingo)

Năm 2012, công ty sản xuất thủy tinh Corning giới thiệu loại thủy tinh dẻo “Willow Glass” (thủy tinh mềm như bún ) với khả năng chịu nhiệt và dẻo tới mức có thể cuộn lại. Loại thủy tinh đặc biệt này sẽ rất hữu ích trong công nghệ chế tạo các tấm pin Mặt Trời. Nếu truyền thuyết về thủy tinh dẻo là có thực thì người thợ thủy tinh La Mã kia đã đi trước thời đại hàng nghìn năm.

Kính uốn dẻo Corning. (Ảnh: Gazetetürk.be)

Chỉ tiếc thay, Tiberius cho rằng loại thủy tinh này sẽ làm mất đi giá trị của các kim loại quý và ra lệnh xử tử người thợ thủy tinh vì ông muốn cho một ai khác biết bí mật về loại thủy tinh kỳ lạ này và nó không bao giờ được tiết lộ.




4. Thuốc giải bách độc Mithridates 

Cái tên của loại thuôc này được đặt theo tên của vua Mithridates VI, cai trị xứ Pontus từ năm 120 đến năm 63 TCN, ông được mệnh danh là “Vua độc được”. 

Bị ám ảnh bởi cái chết của cha ông, vua Mithridates V, người đã bị sát hại bởi thuốc độc trong một bữa tiệc lớn vào năm 120 TCN tại thành phố Sinope nên vua Mithradates VI rấtnhạy cảm với thuốc độc. Lo sợ mình sẽ chết bởi một cách lãng xẹt,  vua của Pontus quyết định lên kế hoạch nghiên cứu và luyện tập với thuốc độc một chách nghiêm túc. 

Vua Mithridates VI của vương quốc Pontus. (Ảnh: Wikipedia)

Ông nghiên cứu tất cả những thảo mộc mà ông kiếm được để có những kiến thức nhất định về thuốc độc rồi bắt đầu trộn lẫn các thảo mộc với nhau, tạo ra những chất độc có thể làm chết người. 




Vua Mithradates thường xuyên sử dụng một lượng nhỏ chúng để giúp ông có sức đề kháng với chúng nhằm tránh việc bị ám sát. Truyền thuyết kể rằng ông đã phát minh ra thuốc chữa mọi loại độc tố với 65 chất thành phần và sau này khi mất cả vương quốc cùng vợ con, ông đã tự tử bằng thuốc độc nhưng không thành vì ông đã miễn nhiễm với mọi loại độc dược. Cuối cùng vua Mithradates VI phải kết thúc cuộc thúc cuộc đời của mình bằng một thanh kiếm. 

Thử độc dược trên tù nhân. (Ảnh: Onelib)

Cái chết của ông quá éo le khi ông không thể kết thúc cuộc đời mình bằng chính cái mà mình luyện tập trong nhiều năm. Đáng tiếc là công thức của loại thuốc trị bách độc này đã không còn. 




5. Công nghệ xây tường đá của người Inca

Công nghệ xây tường đá của người Inca luôn khiến cho các kiến trúc sư hiện đại phải ngưỡng mộ. Những tảng đá có hình dạng không đồng đều mà còn vừa vặn và ăn khớp với nhau giống như một trò chơi ghép hình. Chúng được ghép lại khớp với nhau một cách đáng kinh ngạc, ngay cả một mảnh giấy cũng khó có thể chèn vào giữa các tảng đá.

Khối đá nổi tiếng với 12 cạnh ở Cuzco, Peru. Một công trình bằng đá chính xác như vậy được thực hiện như thế nào vẫn là một bí ẩn. (Ảnh: machu picchu)

Những ghi chép về lịch sử cổ xưa kể về người Inca, những người đã sống ở Peru (trước khi bị người Tây Ban Nha chiếm đóng), là những người đã xây dựng lên tất cả các công trình được tìm thấy trong khu vực này.

Nhưng người Inca làm cách nào để đưa những khối đá nặng tới 150 tấn, chồng khít vào nhau, trong khi người ta không tìm thấy được “công nghệ” mà họ dùng để xây dựng như thành trì Saksaywaman?




Lời giải thích chuẩn nhất là người Inca bằng cách nào đó đã cố gắng sử dụng một phương pháp ước lượng và thử để cắt, xẻ các khối đá với các công cụ bằng đá của họ rồi đặt khối đá vào vị trí, nhìn ngắm nên cắt thế nào để các khối đá ăn khớp với nhau, nếu chưa khớp thì họ lại nâng đá lên và cắt xẻ khối đá một lần nữa rồi thử lại, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi khớp thì thôi.

Các viên đá khớp với nhau đến nỗi một tờ giấy không thể nhét vào. (Ảnh: Pinterest)

Ngoài ra, một nét độc đáo nữa trong những công trình của người Inca là họ không hề sử dụng chất kết dính như vữa. 

Tuy nhiên vẫn còn nhiều bí ẩn xoay quanh những côn g trình này như làm sao có thể nâng những khối đá nặng hàng trăn tấn lên cao hay di chuyển những khối đá này như thế nào? Dù sao đi nữa, chúng cho thấy trí tuệ vượt bậc của người xưa, dù nơi đây đã trải qua nhiều trận động đất nhưng những công trình bằng đá khổng lồ của người Inca vẫn đứng sừng sững hàng trăm năm như thách thức thời gian.




6. Cột sắt nguyên chất đến hoàn hảo ở Ấn Độ

Đứng sừng sững tại một ngôi đền ở New Delhi, một cột trụ cấu tạo từ hợp kim sắt có thể chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên trong 1.600 năm qua mà không để lộ chút dấu hiệu ô-xy hóa cho đến khi những người phương Tây khám phá ra.

Cột sắt đứng lộ thiên 1600 năm nhưng không bị hoen gỉ tại New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: We Like Viral)

Kết quả phân tích siêu âm đã cho thấy chiếc cột này được cấu tạo từ nhiều đĩa sắt được hàn chặt với nhau. Làm cách nào để giải thích một kỳ tích 1.600 năm tuổi của ngành kỹ thuật luyện kim như vậy? Ở châu Âu, trình độ kỹ thuật để chế tạo ra một vật có kích cỡ tương tự còn chưa thể xuất hiện cho đến cuối thế kỷ 19.

Những cột sắt này thực sự là cơn ác mộng hay niềm khao khát của các nhà luyện kim nhưng đây mới là điều thật sự thú vị: thứ duy nhất có chứa loại sắt hoàn toàn không gỉ này lại là mẩu đá được mang về từ Mặt Trăng trong hành trình của tàu Apollo!





 Văn tự Ấn Độ cổ được khắc trên thân cột sắt mà đến nay các nhà khao học vẫn chưa thể giải mã. (Ảnh: Otak manusia)

Từ năm 1990, chính quyền New Delhi đã dựng hàng rào bằng sắt bao quanh ngăn không cho du khách tiếp xúc trực tiếp với cây cột này. Từ đó đến nay, họ đã nhiều lần phải thay các hàng rào này do gỉ sét, còn đối tượng được bảo vệ thì vẫn bền mãi với thời gian.

Vậy người Ấn Độ xưa đã tìm thấy loại sắt làm nên những cây cột như thế này ở đâu trên Trái Đất này?

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *