5 tấm bản đồ cổ đại vượt quá nhận thức ngày nay

Nam Cực từng có thời thời chưa phủ băng, Châu Mỹ và Châu Á từng nối liền với nhau bằng cây cầu đất, sa mạc lớn nhất thế giới Sahara từng là một vùng đất màu mỡ, v.v…? Đây chỉ là 3 trong số rất nhiều đặc điểm đáng kinh ngạc của những tấm bản đồ cổ đại. Nó cho thấy vốn kiến thức uyên thâm của cổ nhân về thế giới cổ đại, khiến chúng ta phải nhìn bằng một cặp mắt khác.

Trong số rất nhiều phát hiện trong suốt những năm vừa qua, giới nghiên cứu trên toàn cầu đã vấp phải những phát hiện đáng nhẽ ra không nên tồn tại. Một số những khám phá này trực tiếp mâu thuẫn với niềm tin và quan điểm được đưa ra bởi giới nghiên cứu về nhân loại, nguồn gốc của nhân loại và các nền văn minh cổ đại từng cư ngụ trên hành tinh chúng ta trong quá khứ xa xôi.




Một luận điểm đang dần trở nên phổ biến hơn là các nền văn minh cổ đại trên toàn cầu trên thực tế tiên tiến hơn nhiều so với những gì giới nghiên cứu có thể nhận thức. Vô số bản đồ được phát hiện trong quá khứ là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy câu chuyện được kể bởi các học giả ngày nay là không hoàn thiện, bởi lẽ tồn tại vô số mắt xích bị thiếu trong lịch sử nhân loại. Những “mắt xích bị thiếu” này đang được đưa ra ánh sáng nhờ những tấm bản đồ cổ xưa đáng kinh ngạc.

Tuy nhiên, sự tồn tại của những tấm bản đồ đáng kinh ngạc này chứng minh rằng trong quá khứ xa xôi, các nhà thám hiểm cổ đại đã có một hệ thống bản đồ phức tạp, chi tiết và tinh vi, có độ chính xác rất cao nếu so với bản đồ chúng ta đang có ngày nay. Các bản đồ cũng là bằng chứng cho thấy con người cổ đại đã biết được chính xác hình dạng và kích thước của Trái Đất, trái ngược với niềm tin phổ biến hiện tại, và biết sử dụng kiến thức về lượng giác cầu, cũng các phép tính toán học chính xác và phức tạp, như thể từ hàng ngàn năm về trước, một nền văn minh cổ đại chưa được biết đến đã tiến hành một dự án trên quy mô toàn cầu – lập bản đồ toàn bộ hành tinh chúng ta – một dự án bất khả thi đối với nhận thức của chúng ta ngày nay về con người thời đó.




1) Bản đồ Zeno

Bản tái lập bản đồ Zeno từ một cuốn sách năm 1793. Ảnh: Wikimedia.

Một trong những tấm bản đồ thú vị nhất phải kể đến là tấm bản đồ Zeno. Xuất bản vào năm 1380, tấm bản đồ này mô tả chính xác đường bờ biển của các quốc gia ngày nay như Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức và Scotland. Điều bí ẩn là, tấm bản đồ cổ này cũng mô tả chính xác Vĩ độ và kinh độ của một số hòn đảo trên Trái Đất. Đây là một bí ẩn lớn bởi các dụng cụ cần thiết để đo lường kinh độ, đồng hồ đo thời gian, phải mãi đến năm 1765 mới ra đời.

Không chỉ vậy, bản đồ Zeno còn mô tả đảo Greenland không phủ băng, có nghĩa là, nếu tấm bản đồ này là thật, thì nó đã miêu tả khu vực Greenland vào một thời kỳ xa xưa trước kỷ Băng hà, khi vùng đất này chưa được phủ băng.




Trong cuốn “Cataclysm!: Compelling Evidence of a Cosmic Catastrophe in 9500 B.C. (tạm dịch: Thảm họa! Bằng chứng thuyết phục về một thảm họa mang quy mô vũ trụ vào năm 9500 TCN)”, tác giả nhận định:

“Có lẽ những dãy núi phủ băng của Greenland này chính là dãy núi Riphaean trong tác phẩm của các tác giả Hy Lạp thời kỳ đầu. Mặc dù có thể đã được phủ băng, vùng đất xa xôi từng được cổ nhân đặt chân đến này đã được biết đến thông qua các tư liệu lịch sử từ những thời kỳ rất cổ xưa, cổ xưa đến nỗi ngay cả người Hy Lạp cổ đại cũng gán nhãn cho Greenland là một vùng đất huyền thoại không có thực và không thể tiếp cận được. [Nhưng chính tấm bản đồ này, cũng như nhiều di vật lịch sử tương tự khác], đã cho chúng ta thấy rằng từng tồn tại một chủng tộc thất lạc hiện đã bị lãng quên, có khả năng vẽ bản đồ địa hình các vùng đất không phủ băng (như Greenland trong quá khứ) như được minh chứng trên tấm bản đồ Zeno. Tấm bản đồ này chắc chắn đã có từ trước giai đoạn sau khi Greenland đã được phủ băng như hiện nay.




2) Bản đồ Iehudi Ibn ben Zara

Bản đồ Ibn Ben Zara (1487). Ảnh: morethanpassingstrange.com

Một tấm bản đồ đáng kinh ngạc chắc chắn phải kể đến là tấm bản đồ Iehudi Ibn ben Zara. Được vẽ vào năm 1487, tấm bản đồ này không chỉ cho thấy các mảnh băng còn sót lại ở Anh, mà còn mô tả cực kỳ chi tiết các cụm đảo ở Địa Trung Hải và vùng biển Aegean. Ngày nay, các hòn đảo này vẫn còn tồn tại, nhưng do mực nước biển gia tăng, chúng hiện đã chìm xuống dưới nước.




3) Bản đồ Hadji Ahmed

Bản đồ thế giới Hadji Ahmed: Một tấm bản đồ trọn vẹn và hoàn hảo miêu tả Trái Đất. Ảnh: unmyst3.com

Bản đồ thế giới Hadji Ahmed: Một tấm bản đồ trọn vẹn và hoàn hảo miêu tả Trái Đất. Ảnh: unmyst3.com




Tấm bản đồ Hadji Ahmed, xuất bản năm 1559, cho thấy chính xác các đường bờ biển phía đông của vùng Bắc Mỹ và Châu Nam Cực. Điều đáng kinh ngạc hơn là tấm bản đồ cổ đại này cho thấy một cây cầu đất nối liền Siberia (Châu Á) và Alaska (Châu Mỹ), chỉ ra nó có từ giai đoạn khi cây cầu này vẫn còn tồn tại.

Cây cầu đất nối liền Siberia (Châu Á) và Alaska (Châu Mỹ). Ảnh: nps.gov

4) Bản đồ Buache




Bản đồ Buache. Ảnh: Ancient Origins

Tấm bản đồ Buache được xuất bản vào năm 1737 bởi Philippe Buache. Có giả thuyết cho rằng nó được tạo ra sử dụng nhiều tấm bản đồ cổ hơn. Biểu đồ này cho thấy Nam Cực tại một thời điểm rất xa xưa trước khi lục địa băng giá này được “chính thức phát hiện”. Giống với một số tấm bản đồ cổ khác, Nam Cực trong bản đồ Buache được mô tả rất chính xác, và không có băng. Một điều thậm chí còn thú vị hơn là bản đồ Buache mô tả tuyến đường thủy chia cắt lục địa Nam Cực thành hai vùng đất riêng biệt, không phải là một khối thống nhất. Có lẽ Nam Cực được miêu tả trong tấm bản đổ này là từ một thời kỳ rất xa xưa, khi băng tuyết chưa bao phủ lục địa này.




Bản đồ Bouche cũng định vị chính xác quần đảo Canary, nó cũng phác họa chính xác ranh giới của cao nguyên ngầm dưới nước mà trên đó quần đảo này tọa lạc. Điều này có nghĩa là tấm bản đồ được tạo ra dựa trên số liệu từ việc khảo sát hình dạng cao nguyên bên dưới tại thời điểm trước khi các sông băng tan chảy và mực nước biển gia tăng.

Lục địa Nam Cực được phân làm hai vùng đất nhỏ biệt lập gọi là Tây Nam Cực và Đông Nam Cực, hiện nối liền với nhau bởi một tuyến đường thủy đóng băng tại vùng núi Transantarctic. Ảnh: telegraf.rs




5) Bản đồ thế giới Oronce Finé

Ảnh: Ancient Code

Bản đồ thế giới Oronce Finé được tạo ra vào năm 1534, là một dạng biểu đồ hình quả tim thời kỳ đầu, biểu lộ các đặc điểm của Nam Cực khi lục địa này chưa bị băng tuyết bao phủ. Mặc dù đây là một tấm bản đồ khác cho thấy lục địa này trước khi nó được chính thức phát hiện, biểu đồ này cũng cho thấy các con sông, thung lũng và đường bờ biển trên lục địa, cùng lúc mô tả vị trí tương đối của Nam Cực ngày nay.


 Bản đồ King Jaime World




Ảnh: Sott.net

Một tấm bản đồ thú vị khác là King Jaime World Chart. Nó được làm vào năm 1502, chủ yếu miêu tả Châu Phi. Điểm ấn tượng của bản đồ là khu vực mô tả sa mạc Sahara ở Bắc Phi vốn rất khác biệt so với ngày nay. Thời đó Sahara là một vùng đất màu mỡ, với sông hồ rộng lớn kèm theo những thành quách cổ đại. Trong quá khứ xa xôi, sa mạc Sahara trên thực tế là một thảm cỏ màu mỡ xanh tốt. Sự biến đổi của trục quay Trái Đất đã khiến Sahara trở thành một sa mạc khô cằn như hiện nay.

Nguồn: ĐKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *