5 phát minh vĩ đại nhất của nhân loại làm thay đổi cả thế giới

Ít ai biết rằng sự phát triển khoa học – kỹ thuật vượt bậc ngày nay đều bắt nguồn từ những phát minh này.

Sự tiến hoá của bánh xe

Trong suốt hành trình hình thành và phát triển của nhân loại, có vô vàn các phát minh và học thuyết vĩ đại được tìm ra. Trong đó, có những thứ đã góp phần thay đổi cuộc sống của cả nhân loại. Dưới đây là 5 phát minh được các nhà khoa học cho là những phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại.

Bánh xe
Khái niệm về một hình trụ lăn được hình thành ngay từ nền văn minh đầu tiên của nhân loại. Những người Sumer thuộc nền văn minh Lưỡng Hà với những bước tiến vượt bậc chính là những người đầu tiên tạo ra bánh xe với trục cơ học.

Thuở ban đầu, bánh xe có thiết kế dày và đặc, thường được làm từ những nguyên liệu thô sơ như đá và gỗ. Từ những chiếc bánh xe đặc nặng nề, bánh xe đã dần được cải tiến khi có nan hoa vào khoảng năm 2.000 TCN. Điều này làm giảm đáng kể trọng lượng và giúp bánh xe hoạt động trơn tru hơn cũng như giúp tốc độ vận chuyển nhanh hơn.

Mặc dù có lịch sử rất lâu đời nhưng phải đến năm 1836, sáng chế đầu tiên liên quan đến bánh xe mới được ghi nhận. Đó là một bánh xe nước rỗng nằm ngang cho thủy điện do kỹ sư người Mỹ James Macomb thiết kế.

Ngôn ngữ
Mặc dù ngôn ngữ đã bắt đầu được sử dụng vào khoảng 10 nghìn năm trước, ngay từ khi nền văn minh đầu tiên của nhân loại được hình thành.

Việc phát minh ra chữ viết là một thành tựu vượt bậc của nhân loại




Một trong những hệ thống chữ viết đầu tiên là chữ tượng hình được người Sumer sử dụng vào khoảng năm 2.900 TCN để ghi chép các thư giao dịch thương mại, hóa đơn, luật pháp, thành ca, lời cầu nguyện, các câu chuyện…Cho đến ngày nay, ngôn ngữ vẫn không ngừng biến đổi và phát triển.

Máy in
Nhà khoa học người Đức Johannes Gutenberg được cho là người đầu tiên phát minh ra máy in vào khoảng thế kỷ 15. Trên thực tế, việc in ấn đã có lịch sử từ 6 thế kỷ trước đó bởi người Trung Quốc khi họ sao chép thông tin bằng cách khắc các nét chữ, hình vẽ lên một tấm gỗ, sau đó phủ mực và đặt giấy lên. Mặc dù vậy nhưng cách làm của người Trung Quốc vô cùng tốn thời gian.

Nhà khoa học Gutenberg đã dùng cơ khí hóa để cải tiến việc in ấn




Sau nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu, công nghệ in chữ rời đã được ra đời. Dựa trên công nghệ in ấn này, nhà khoa học Gutenberg đã tìm cách cơ khí hóa từ đó chuyển mực in từ chữ rời kim loại sang giấy để tiết kiệm thời gian so với việc in tay thủ công.

Vắc-xin
Cách đây gần ba trăm năm, hai bác sĩ người Anh Thomas Dimsdale và Edward Jenner đã nảy ra một ý tưởng điên rồ nhưng lại khiến cả nền y học thế giới phải thay đổi. Theo đó, qua phương pháp hai bác sĩ này đã làm một thí nghiệm vô cùng nguy hiểm khi chủ động lây bệnh cho một người khỏe mạnh bằng mầm bệnh bị suy yếu để tạo khả năng miễn dịch.

“Ông tổ” của vaccine đã thay đổi toàn bộ ngành y học thế giới

Trong quá khứ, việc sử dụng phương pháp này được cho là đã xuất hiện ở Trung Quốc, có thể từ Tây Nam tỉnh An Huy hoặc Giang Tây khi các thương nhân Trung Quốc giới thiệu phương pháp chủng đậu đến Ấn Độ, rồi từ đó truyền đến châu Phi và lan ra khắp thế giới.

Máy tính
Ngày nay, máy tính là công cụ không thể vắng mặt trong cuộc sống của mỗi con người. Sở hữu trong tay máy tính được kết nối internet, cả thế giới gần như được thu nhỏ trong bàn tay, bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều thông tin, văn hóa, tra cứu được các thông tin cần biết…


Chiếc máy tính đầu tiên có kích cỡ gấp hàng trăm lần máy tính của thế kỷ 21

Tuy nhiên, để có được một chiếc máy tính nhỏ gọn, hoàn chỉnh với các tính năng tuyệt vời như hiện nay thì nó đã phải trải qua giai đoạn hình thành và phát triển kéo dài gần 1 thế kỷ. Mặc dù vẫn có nhiều tranh cãi về nguồn gốc thật sự của máy tính nhưng nhiều người tin rằng, chiếc máy tính đầu tiên trong lịch sử chính là cỗ máy turing do nhà khoa học Alan Turing sáng tạo ra nhằm giải mã hệ thống mật mã Enigma của Phát xít Đức.

Nguồn: Gent – Discover Magazine

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *