5 hiện tượng bí ẩn trong Phật giáo

Nhục thân bất hoại, cơ thể phát sáng, xá lợi tử,… là một vài trong số những hiện tượng bí ẩn trong Phật giáo đến nay vẫn là ẩn đố đối với giới khoa học. Những trường hợp như vậy được ghi nhận và lưu truyền trên khắp thế giới hàng ngàn năm qua.

5) Xá lợi tử

Trong Phật giáo có thuyết rằng, những vị sư đạt Chính quả hoặc có một số thành tựu nhất định trong tu luyện, sau khi viên tịch và được hỏa táng sẽ lưu lại một số hạt vật chất giống ngọc, rất cứng và sáng, lấp lánh ánh quang. Dưới sức nóng của ngọn lửa ngàn độ C, những “hạt ngọc” này vẫn không thể bị hủy hoại. Người ta gọi chúng là các hạt “xá lợi” hay “xá lị”, và chúng chỉ có ở các vị cao tăng, chứ không thấy có khi hỏa táng người bình thường.




Ảnh: ĐKN

Những hạt ngọc xá lợi rực rỡ nhiều màu sắc trông rất đẹp. Ảnh: ĐKN

Phát hiện ‘5 hình tượng Phật’ dưới kính hiển vi trong Xá Lợi Tử

Những hạt xá lợi trong tro cốt hỏa táng của các nhà sư, chúng là gì?

Những viên ngọc xá lợi của vua Trần Nhân Tông: Loại vật chất bí ẩn trong tro cốt của nhà sư tu đắc đạo là gì?




4) Nhục thân bất hoại

Trong Phật giáo có ghi nhận một hiện tượng khá phổ biến, đó là tình trạng sau khi viên tịch thời gian lâu sau hàng thế kỷ, dù không được bổ sung bất cứ chất bảo quản nào nhưng thân thể các vị cao tăng vẫn duy trì được trạng thái thân thể rất tốt, chứ không bị mục nát phân hủy theo thời gian. Đây được gọi là hiện tượng nhục nhân bất hoại (hay xá lợi toàn thân), và đã được ghi nhận ở rất nhiều nơi trên thế giới, từ Trung Quốc, Mông Cổ, Tây Tạng, Nga,… cho đến ngay cả ở Việt Nam.

Một trường hợp như vậy là của Lạt ma Dashi Dorzho Itigilov trong Phật giáo Tây Tạng. Năm 1927, ông viên tịch, và được táng trong quan tài. Sau 30 năm, quan tài của ông được mở nắp, theo lời dặn dò của ông với các đệ tử trước lúc lâm chung. Tất cả đều kinh ngạc khi phát hiện thấy vị lạt ma vẫn trong tư thế ngồi đả tọa, đặc biệt cơ thể vẫn còn nguyên vẹn, không hề bị mục rữa. Năm 2002, thông tin này chính thức được công bố cho toàn thế giới.

Trái: Lạt ma Itigilov lúc sinh tiền. Phải: Nhục thân bất hoại của Lạt ma Itigilov.




Nhà nghiên cứu bệnh lý Yuriy Tampereyev đã tiến hành phân tích toàn diện đối với nhục thân không phân hủy này, từ đầu đến chân không thấy dấu vết bị con người tác động, không có vết cắt, vết khâu hay vết tiêm. Ở người bình thường, thi thể sau khi tử vong sẽ trở nên cứng, xuất hiện “hồ máu tử thi”. Các chất béo trong cơ thể sau khi phân hủy sẽ sinh ra chất giống như sáp, đồng thời sẽ thối rữa và bốc mùi thi thể. Tuy nhiên, hiện tượng này không xuất hiện trên nhục nhân của Lạt ma Itigilov.

Một ví dụ khác là của Thiền sư Như Trí ở Chùa Tiêu, Từ Sơn, Bắc Ninh. PGS.TS Nguyễn Lân Cường – một người rất có duyên với các khám phá liên quan đến các pho tượng nhục thân bất hoại của các vị thiền sư Việt Nam – đã trực tiếp đến phục dựng lại pho tượng của vị thiền sư này.

Điều vô cùng ngạc nhiên với TS. Nguyễn Lân Cường khi tu bổ pho tượng táng này là, ông đã phát hiện ra một khối hợp chất bằng quả bưởi nằm trong bụng thiền sư Như Trí. Ông đã lấy mẫu chuyển đến Viện Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia để phân tích, kết quả phân cho thấy hợp chất lấy từ bụng thiền sư Như Trí chính là các chất còn lại của phần phủ tạng.




Nhục thân của ngài đã bị phá hoại bởi một người chăn trâu. Có thể thấy rõ phần máu huyết vẫn còn nguyên trên nhục thân của ngài. (Ảnh dẫn từ vtcnews)

Ảnh: ĐKN

Với sự xâm hại nghiêm trọng của thời tiết, vi khuẩn, côn trùng hàng mấy trăm năm, lẽ ra toàn thể nhục thân của ngài đã phải về với cát bụi, thế nhưng, vì sao ngài vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí cả khối vật chất của phủ tạng cũng vẫn còn nguyên.




Pho tượng táng của thiền sư Như Trí trong nhà thờ Tổ, sau quá trình phục dựng. Ảnh: ĐKN

Đối với người bình thường, việc ướp xác đúng quy cách có thể giúp duy trì thân xác thịt được rất lâu. Nhưng để làm được điều này phải bỏ nội tạng, não, và dùng các hợp chất ướp xác để bảo quản phần mô thịt mềm và xương bên trong, như thuật ướp xác của người Ai Cập cổ. Nhưng đối với những vị thiền sư tu luyện đắc đạo thì lại hoàn toàn không cần viện đến bất kỳ loại chất bảo quản nào, nhưng thân xác thịt vẫn rất tươi mới dù đã trải qua sự phong hóa lâu dài theo thời gian. Đây là bí ẩn mà khoa học hiện đại ngày nay vẫn chưa thể lý giải được. 




Theo quan điểm của giới tu luyện, nhục thân của các vị sư đã tu hành đắc đạo là có sự khác biệt rất lớn với cơ thể người bình thường. Thân thể đó qua hành trình tu luyện gian truân sẽ chuyển hóa dần dần thành vật chất cao năng lượng. Các biến đổi xảy ra ở mức độ rất vi quan ở cấp độ tế bào, nên dùng cặp mắt thịt sẽ không thể nhận thấy nếu chỉ quan sát ở bề mặt. Tới khi tất cả tế bào trong cơ thể chuyển hóa hoàn toàn thành vật chất cao năng lượng, nhục thân của người tu hành đó đã trở thành thể kim cương bất hoại, hay nhục thân bất hoại, còn gọi là xá lợi toàn thân.

3) Cơ thể phát sáng

Co thể phát sáng là một dạng hình thức viên tịch rất đặc thù của các nhà sư bên Phật giáo Tây Tạng. Trái với việc hỏa táng, trong đó lưu lại các viên xá lợi tử lấp lánh ánh quang, hay tượng táng, trong đó lưu lại một nhục thân bất hoại không bị tiêu hủy theo thời gian cho hậu thế sau này, thì các vị thiền sư bên Phật giáo Tây tạng sau khi tu thành sẽ có một cách thức viên tịch rất độc đáo gọi là “hồng hóa” – hóa thành ánh sáng cầu vồng mà bay đi. Theo đó, khi viên tịch toàn bộ cơ thể vị sư sẽ biến mất, hóa thành một luồng ánh sáng cầu vồng tuyệt đẹp tỏa ra xung quanh. Trong một số trường hợp, khi không hồng hóa được toàn bộ, cơ thể sẽ thu nhỏ lại xuống còn 30 cm, nhưng có kích thước tỷ lệ tương đồng y hệt, phần còn lại hóa thành ánh sáng. Tính đến nay, đã có đến khoảng 160.000 trường hợp như vậy được ghi nhận.




Thân thể của nhiều cao tăng có thể biến đổi thành ánh sáng khi viên tịch (Ảnh: ancient-code)

Cầu vồng xuất hiện bên ngoài tu viện sau khi vị thiền sư viên tịch. (Ảnh: Új Világtudat)

Cũng giống như trường hợp nhục thân bất hoại, thân thể của vị lạt ma đã có các biến đổi vật chất ở cấp độ vi mô thông qua quá trình tu luyện, do đó có thể biến đổi thành các dạng thức tồn tại vật chất khác, mà cụ thể ở đây là dạng thức ánh sáng nhiều màu.




2) Hoa ưu đàm
Theo Kinh Phật, Hoa Ưu Đàm là “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ Trời”. Loài hoa này chỉ nở hoa một lần mỗi chu kỳ 3000 năm. Sự xuất hiện của hoa Ưu Đàm Bà La là dấu hiệu cho biết Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã đến để phổ độ chúng sinh, cứu vớt thế gian khỏi tại họa hủy diệt.

Từ hai thập niên trở lại đây, loài hoa huyền thoại này đã bắt đầu xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Úc, Pháp, Mỹ, và ngay cả ở Việt Nam.

Ảnh: ĐKN

Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở khắp vườn nhà của một học viên Pháp Luân Đại Pháp (một Pháp môn tu luyện Phật Gia theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn) ở huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi vào ngày 22/4/2014. (Ảnh: ĐKN)




Hoa Ưu Đàm là một giống hoa nhỏ li ti, khá thơm, và có màu sắc trắng tinh khiết. Hoa Ưu Đàm có thể nở ở bất kỳ nơi nào như trên kim cương, sắt, thép, bê tông, đá, gỗ, nhựa, vải, lá cây… Hoa có màu trắng tinh khiết, thân trong suốt, một số người có thể nhìn thấy vòng hào quang quanh hoa, đôi lúc có thể tỏa 7 sắc cầu vồng rất đẹp.

Một hoa Ưu Đàm có 7 sắc cầu vồng phát sáng vào buổi tối. Ảnh: ĐKN

Khi hoa nở có hình dạng chuông và tỏa hương thơm. Hoa có thể tồn tại trong 1 thời gian rất lâu, nhiều nơi một đế vài năm mà vẫn giữ được vẻ đẹp thuần tịnh.

1) Khinh công

Khinh công dường như là một tuyệt kỹ công pháp võ học được nhắc đến trong các bộ phim điện ảnh hay trong tiểu thuyết văn chương. Trên thực tế, đây không phải là sản phẩm của các tác phẩm nghệ thuật, mà là một khả năng có thật. Khả năng nàyđược ghi nhận khá nhiều ở các vị chân sư trong Phật giáo. Trong cuốn “Huyền thuật và các pháp sư Tây Tạng”, nhà thám hiểm người Anh David Neel đã miêu tả một vị thiền sư đang bay trong không trung, không khác gì một quả bóng đàn hồi.




Thậm chí, trong một thước phim tài liệu đăng tải trên kênh Discovery, ảo thuật gia Dan White đã có cơ hợi diện kiến một vị lạt ma Tây Tạng trên dãy Himalaya. Trước ống kính máy quay, vị lạt ma này đã bay lên không trung trong tư thế ngồi thiền, cách mặt đất khoảng chục cm.

Ảnh: avilagtitkai.com

Đối với khả năng kỳ lạ này của các cao tăng trong Phật giáo, giới khoa học hiện chưa thể đưa ra một câu trả lời chắc chắn. Dù vậy, vẫn có một cách giải thích tương đối hợp lý và tiềm năng cho loại hiện tượng này. Theo đó, cũng giống như cách giải thích trong 3 trường hợp đầu tiên ở trên, trong quá trình tu luyện các cao tăng đã dần chuyển hóa cơ thể mình thành vật chất cao năng lượng. Các biến đổi thể chất này là ở vi quan nên dùng mắt thường không thể phân biệt được.


Thân thể sau khi biến đổi thành vật chất cao năng lượng đó là có sự khác biệt to lớn với thân thể nguyên gốc ban đầu, ở chỗ nó không chịu sự ước chế của trường không-thời gian của không gian vật chất này của chúng ta, không chịu chế ước của một số quy luật vật lý hóa học trong không gian vật chất này. Chính vì thế nên thân thể này không bị phân hủy theo thời gian, từ đó cấu thành nên hiện tượng nhục thân bất hoại như ở trên, đồng thời cũng không chịu ước chế trọng lực, từ đó giải thích vì sao các vị thiền sư Phật giáo có thể bay lơ lửng trên mặt đất.

Nguồn: ĐKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *