Đã bao giờ bạn tự hỏi, con người chết rồi sẽ đi về đâu, chúng ta có linh hồn hay không? Liệu những câu chuyện đầu thai, chuyển kiếp có thật sự tồn tại? Những điều này trước đây có lẽ chỉ được nhắc đến trong tôn giáo và văn hóa dân gian, nhưng giờ đây đã được nhiều nhà khoa học chứng thực.
Những cái bóng mờ ảo chụp được gần khu vực có người mất được nhiều người cho là linh hồn. (Ảnh qua Daily Express)
Theo hầu hết các nền văn hóa, linh hồn là bất diệt, tồn tại trước khi cơ thể người sinh ra và vẫn sống khi thân xác thịt tử vong. Đó là lý do vì sao con người có thể luân hồi và đầu thai trong một thân thể hoàn toàn mới.
Mặc dù nhiều người tin rằng họ có linh hồn, nhưng cũng không ít người hoài nghi và muốn có bằng chứng xác thực bên cạnh những lời truyền miệng từ xa xưa.
1. Linh hồn xuất hiện trên ảnh và video
Đôi lúc chúng ta thấy các bức ảnh hoặc video dường như ghi lại được hình ảnh hồn ma hay những cái bóng mờ mờ ảo ảo. Rất có thể khi đó các camera đã chụp được hình ảnh của linh hồn.
Chẳng hạn như câu chuyện ở hạt Powell County, tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ năm 2016. Sau một vụ tai nạn xe nghiêm trọng khiến nạn nhân tử vong ngay tại chỗ, nhân chứng Sal Vazquez đã chụp ảnh hiện trường rồi chia sẻ lên Facebook cá nhân. Ban đầu Vazquez chỉ định loan báo tin buồn, nhưng các bình luận về bức ảnh khiến ông hoàn toàn kinh ngạc.
Bức ảnh chụp linh hồn của Sal Vazquez. (Ảnh: Bigfoot Country)
Bạn bè ông đã phát hiện một thứ giống như linh hồn bay ra từ phía cơ thể nạn nhân. Họ chia sẻ lại bức ảnh và cuối cùng nó trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội. Trong bức ảnh là một hình người mờ ảo đang rời khỏi cơ thể người đàn ông đã khuất.
2. Trải nghiệm cận tử
Nhiều người rơi vào trạng thái nguy kịch được cứu sống lại kể rằng lúc ấy họ như thể rời khỏi thân thể và lơ lửng trên không trung. (Ảnh qua Turtle Rock Forums)
Những câu chuyện kể về ai đó gặp cơn nguy kịch nhưng được cứu sống, sau đó kể lại trải nghiệm của mình trong lúc hôn mê dường như đã không còn xa lạ. Đặc biệt là những câu chuyện này dường như đều có chung một mô típ, hay nói cách khác, họ có những trải nghiệm khá giống nhau.
Lấy ví dụ, sau trận động đất kinh hoàng ở Đường Sơn, Trung Quốc năm 1976, rất nhiều người chết. Nỗ lực của các bác sĩ đã cứu sống được một số người, những người này sau đó kể lại trạng thái của mình. Thay vì cảm thấy đau đớn như nhiều người tưởng tượng về cái chết, họ lại có một cảm giác thoải mái và bình an. Thậm chí họ còn có thể bay lơ lửng trên không và nhìn thấy thân thể của mình bên dưới.
Quang cảnh hoang tàn tại thành phố Đường Sơn sau khi hứng chịu trận động đất cực mạnh. (Ảnh: YouTube)
Mặc dù một nghiên cứu năm 2011 kết luận rằng trải nghiệm cận tử chỉ là những phản ứng sinh học, tuy nhiên vẫn có một số người không đồng tình. Trong đó có tiến sĩ, bác sĩ thần kinh học thuộc đại học Harvard mang tên Eben Alexander.
Alexander không tin rằng linh hồn có tồn tại cho đến một ngày kia, ông bất ngờ rơi vào trạng thái hôn mê do viêm màng não nhiễm khuẩn. Ông cho biết, trong suốt thời gian đó mình đã có một hành trình kỳ lạ đến thế giới bên kia. Thậm chí, thế giới đó còn thực tại hơn cả thế giới chúng ta đang sống. Những sinh mệnh ở đó có cuộc sống tràn đầy lòng bác ái và tình yêu thương. Họ giao tiếp với nhau qua phương thức thần giao cách cảm chứ không cần phải nói thành tiếng để trao đổi điều họ muốn biểu đạt.
Eben Alexander và cuốn sách Chứng cứ về thiên đường . (Ảnh: Gloomy Grim)
Sau 7 ngày hôn mê, bệnh viêm màng não của ông đã được chữa khỏi một cách kỳ diệu. Quá ấn tượng với trải nghiệm siêu thường này, TS. Alexander đã viết cả một cuốn sách mang tên “Proof of heaven” (Chứng cứ về Thiên đường) để kể lại những điều mình trải qua trong thế giới khác ấy. Cuốn sách này đã được dịch sang Tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam.
3. Trường điện sinh học quanh thân thể
Ảnh chụp màu sắc trường hào quang quanh cơ thể người. (Ảnh: Youtube)
Bằng chứng tiếp theo hé mở sự tồn tại của linh hồn xoay quanh thí nghiệm của một nhà khoa học người Nga tên là Konstantin Korotkov. Ông là giảng viên bộ môn vật lý tại trường Đại học Kỹ thuật bang St Petersburg. Korotkov nổi tiếng với các nghiên cứu về trường năng lượng của cơ thể người, đôi lúc còn được gọi là trường hào quang.
Thí nghiệm của ông là sử dụng máy chụp ảnh điện sinh học để chụp lại thời điểm một người qua đời. Chiếc máy ảnh này có thể phóng ra trường điện cường độ cao, tạo thành một dòng chảy xung quanh đối tượng chụp.
Một lần nọ, Korotkov đã chụp ảnh một người vào thời điểm tử vong, hình ảnh dường như ghi nhận được linh hồn một người lúc rời cơ thể. Theo giải thích của ông, lực sống (màu xanh dương) đầu tiên sẽ thoát khỏi cơ thể tại phần trung tâm, sau đó là phần đầu, và cuối cùng là phần tim và háng.
4. Hoạt động của bộ não
Bác sĩ thần kinh học Wilder Penfield. (Ảnh qua Beepdo.com)
Tiến sĩ, bác sĩ thần kinh học người Canada Wilder Penfield được xem là cha đẻ của ngành phẫu thuật thần kinh. Những năm trước đây, Penfield vẫn nghĩ rằng bộ não có liên hệ với mọi hành vi của con người, nhưng sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, ông đã thay đổi quan điểm của mình.
Ví dụ trong một thí nghiệm, Penfield muốn quan sát các hoạt động của não bộ của một đối tượng, nên ông đã thiết lập hệ thống giám sát tất cả hoạt động của não.
Đầu tiên ông nói với người tham gia thí nghiệm giơ cánh tay lên. Khi người này giơ tay lên, hệ thống đo thấy một phần não bộ được kích hoạt, khi bỏ tay xuống thì phần não đó cũng mất tín hiệu. Cùng lúc đó Penfield hỏi anh ta có nhận thức được rõ việc mình giơ tay lên không, người đó trả lời “Vâng tôi có”.
Sau đó, TS. Penfield lại sử dụng một thiết bị để kích hoạt phần não đó, cánh tay lại nâng lên và khi ông ngừng kích hoạt cánh tay lại rớt xuống. Lần này khi được hỏi, người tham gia thí nghiệm nói rằng mình không hề chủ ý nâng cánh tay lên, nó tự giơ lên đấy.
Qua thử nghiệm đơn giản này chúng ta có thể thấy ở trường hợp 2, cánh tay nâng lên nhờ kích ứng của thiết bị, vậy trường hợp thứ nhất thì ai hay cái gì đã kích hoạt bộ não?
Do vậy, TS. Penfield đã kết luận rằng: ”Bộ não chỉ là một chiếc máy tính, và nó được lập trình bởi thứ gì đó bên ngoài”.
Bộ não là một chiếc máy tính, và được lập trình bởi thứ gì đó bên ngoài. (Ảnh qua AU Engineering)
Vị tiến sĩ cũng chia sẻ trong cuốn sách “The Mystery of the Mind” (Tạm dịch: Bí ẩn của tâm trí): “Tôi đã bắt đầu nghiêm túc cân nhắc, thậm chí tin tưởng rằng, ý thức của con người không phải là thứ gì đó giới hạn trong cơ chế não bộ”.
5. Luân hồi
Xuyên suốt lịch sử đã có vô số trường hợp những người nhớ được các kiếp sống trước, một số nền văn hóa thậm chí còn coi luân hồi là một thực tế không phải bàn cãi.
GS. Ian Stevenson và người học trò TS. Jim Tucker từ ĐH Virginina đã dành hàng thập kỷ nghiên cứu chủ đề luân hồi. Ông đã đi khảo sát và kiểm chứng hơn 3.000 trường hợp luân hồi được tuyên bố ở trẻ em. Trong nhiều trường hợp, hầu hết các đứa trẻ có thể nhớ lại chính xác đến kinh ngạc các chi tiết về cuộc đời trước đây của chúng.
Một ví dụ điển hình là trường hợp của người phụ nữ Ấn Độ tên là Shanti Devi. Shanti sinh năm 1926 tại bang Delhi. Khi lên 4 tuổi, cô mới bắt đầu biết nói, nhưng những gì cô kể ra khiến cả gia đình chấn động. Cô thường xuyên nói về một kiếp sống trước đây, khi đó cô đã lấy chồng và có một đứa con. Cô có thể miêu tả rõ nét hình dáng bên ngoài của chồng, rằng nhà chồng làm tiệm vải, đối diện một cái miếu, và rất nhiều chi tiết vụn vặt khác.
Trường hợp đầu thai luân hồi của Shanti Devi đã được viết thành sách và dịch ra nhiều thứ tiếng. (Ảnh qua Notizie.it)
Cô liên tục kể về kiếp sống trước và đòi cha mẹ dẫn về “ngôi nhà xưa”, nhưng phải đến 9 tuổi, mong muốn của cô mới được toại nguyện. Lúc đầu khi mới gặp mặt, người chồng và con cô trong kiếp sống trước cũng chỉ nửa tin nửa ngờ, nhưng sau khi cô kể lại chi tiết những ký ức hồi xưa, ví như món ăn chồng thích, vị trí cái giếng sau sân nhà, … tất cả mọi người đều không thể không thừa nhận, rằng cô chính là người vợ trong tiền kiếp.
Các trường hợp này chắc chắn không phải trùng hợp ngẫu nhiên, bởi những đứa trẻ này có thể xác định chính xác người thân quen, mối quan hệ cũng như nhiều chi tiết cụ thể trong kiếp sống trước đây của họ.
Nguồn : TH