DNA, Trái đất tự quay xung quanh Mặt trời, Điện và Lý thuyết về nguyên nhân phát sinh bệnh chỉ là một vài trong số những phát hiện quan trọng trong lịch sử đã làm thay đổi mãi mãi quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại.
Con người có một lịch sử lâu dài về việc khám phá và ứng dụng các vật liệu từ đất, sau đó là đồng, kim loại, nhiên liệu hóa thạch… Dựa trên những phát hiện đó con người đã đạt được những tiến bộ khoa học ngày càng cao hơn.
Bài viết tạm liệt kê 4 trong số rất nhiều các khám phá khoa học mang tính cách mạng trong một số thời điểm mà vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến thế giới và cần có các nghiên cứu thêm sâu hơn nữa. (Ảnh minh họa: Geralt/Pixabay)
Dưới đây là 4 khám phá khoa học mang tính cách mạng vào thời hiện đại và tiếp tục ảnh hưởng đến thế giới.
DNA
DNA là phân tử mã hóa thông tin di truyền cho mọi sinh vật. Nhiều người nghĩ rằng các nhà khoa học James Watson và Francis Crick đã phát hiện ra DNA. Không, không nhanh như vậy. DNA thực sự được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1869 bởi bác sĩ người Thụy Sĩ Friedrich Miescher. Ông đã xác định cái mà ông gọi là “nuclein” trong tế bào máu. Thuật ngữ nuclein cuối cùng đã phát triển thành cái mà chúng ta gọi là DNA, viết tắt của axit deoxyribonucleic.
Các nhà khoa học khác đã phát triển dựa trên công việc mà Miescher đã thực hiện trước đó trong những năm qua. Sau đó là phát hiện mang tính đột phá trong lĩnh vực di truyền học của Watson và Crick khi họ xác định chính xác cấu trúc chuỗi xoắn kép của DNA, được kết nối bằng các liên kết hydro.
Với khám phá của họ, Watson và Crick đã giành được giải Nobel năm 1962 và được ca ngợi trên toàn thế giới.
Có một số thí nghiệm rất đáng kinh ngạc cho thấy rằng ý thức con người có ảnh hưởng đến DNA. Ý thức có thể thu hút một số năng lượng nhất định hay cộng hưởng với một số tần số trong không gian, và truyền nó đến DNA trong cơ thể chúng ta, và qua đó tác động đến sức khỏe của chúng ta.
Vì vậy, vấn đề là chúng ta sẽ cần lựa chọn kênh năng lượng nào từ vũ trụ để truyền vào cơ thể? Đó hoàn toàn là điều mà chúng ta có thể tự biết cách lựa chọn cho bản thân mình.
Trái đất tự quay xung quanh nó và quay xung quanh Mặt trời
Nhà toán học và thiên văn học Nicolaus Copernicus đã phát hiện ra rằng mọi thứ trong vũ trụ đều xoay quanh mặt trời chứ không phải chỉ có Trái đất. Cho đến khi phát hiện của ông, người ta tin rằng Trái đất là trung tâm của vũ trụ, với các ngôi sao, hành tinh và mặt trời đều quay quanh hành tinh của chúng ta.
Năm 1543, ông xuất bản tác phẩm vĩ đại của mình, Về sự hoạt động của các quả cầu trên bầu trời, giải thích các lý thuyết của ông. Theo lý thuyết đó, ngày và đêm được tạo ra bởi Trái đất quay trên trục của nó.
Thuyết Nhật tâm Copernic đã thay thế thuyết Ptolemaic được chấp nhận trước đó, thuyết mà cho rằng Trái đất đứng yên. Công việc của Copernicus hầu như không được biết đến trong suốt cuộc đời của ông, nhưng sau đó đã nhận được sự ủng hộ.
Galileo đồng ý với lý thuyết của Copernicus và chứng minh điều đó bằng cách sử dụng kính thiên văn để xác nhận rằng các giai đoạn khác nhau của Sao Kim mà ông quan sát được là do Sao Kim quay quanh Mặt trời.
Có một ghi chú thú vị: Hài cốt của Copernicus đã được tìm thấy (và sau đó được chứng minh bằng DNA) dưới một nhà thờ lớn ở Ba Lan vào năm 2005. Việc phát hiện ra vai trò của Trái đất trong hệ mặt trời đã thay đổi nhận thức về vị trí của chúng ta trong thế giới và vũ trụ, đồng thời mở đường cho con đường thiên văn học hiện đại.
Điện
Có một quan niệm sai lầm cho rằng Ben Franklin phát hiện ra điện bằng thí nghiệm thả diều nổi tiếng của mình. Trên thực tế, những gì ông đã làm trong thí nghiệm năm 1752 của mình là sử dụng một chiếc chìa khóa và một chiếc diều để chứng minh rằng sét là một dạng điện.
Một huyền thoại khác là Franklin bị sét đánh. Ông đã không bị sét đánh, nhưng chiếc diều đã được nạp điện từ cơn bão.
Trở lại năm 600 trước Công nguyên, nhà triết học Hy Lạp cổ đại, Thales of Miletus, người đầu tiên quan sát thấy tĩnh điện khi ông cọ xát một tấm da lông thú với nhựa cây hóa thạch, được gọi là hổ phách. Từ “điện” (electric), bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hổ phách, được đặt ra bởi nhà khoa học và bác sĩ người Anh William Gilbert.
Được coi là “cha đẻ của điện”, Gilbert cũng là người đầu tiên sử dụng các thuật ngữ cực từ, lực điện và lực hút điện. Năm 1600, bộ sách sáu tập của ông, De Magnete (tạm dịch: Nam châm), được xuất bản. Ngoài các lý thuyết khác, bộ sách có đề cập đến giả thuyết rằng bản thân Trái đất là một nam châm.
Lý thuyết vi trùng và lý thuyết địa hình về nguyên nhân phát sinh bệnh
Trong khi đại dịch đang hoành hành hiện nay, mỗi người chúng ta đều cần nhìn nhận đến các lý thuyết về nguyên nhân gây ra bệnh tật, để có hiểu biết nhất định và biết cách xử trí đúng đắn nhất.
Lý thuyết vi trùng
Lý thuyết vi trùng của bệnh tật coi tất cả các loại vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, động vật nguyên sinh là vi trùng và chúng là nguyên nhân gây bệnh cho người, động vật và các sinh vật sống khác. Do sự phát triển và sinh sản của các vi sinh vật này bên trong cơ thể vật chủ, gây ra bệnh tật.
Thuyết này đã được nhiều nhà khoa học đưa ra và chứng minh. Trong số đó, nhà bác học Louis Pasteur. Ông phát hiện ra rằng những vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt bằng cách đun nóng chúng – một quá trình mà ngày nay chúng ta gọi là quá trình thanh trùng. Phát hiện này giúp mọi người tránh được mắc bệnh do vi khuẩn trong thực phẩm chưa được khử trùng, chẳng hạn như trứng, sữa và pho mát.
Lý thuyết vi trùng cũng cho ra đời kỹ thuật tiêm chủng vào năm 1796 bởi Edward Jenner, người đã lấy mủ từ vết thương những con bò bị bệnh và tiêm nó vào trong máu của bệnh nhân.
Lý thuyết địa hình
Có một lý thuyết được gọi là lý thuyết địa hình nêu một ý tưởng khác về nguyên nhân của các căn bệnh. Lý thuyết địa hình nói rằng bệnh tật là kết quả của môi trường bên trong của chúng ta và khả năng duy trì cân bằng nội môi chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài.
Đây là lý thuyết được khởi xướng bởi Claude Bernard và sau đó được phát triển bởi Antoine Bechamp. Lý thuyết này tin rằng nếu một cá nhân duy trì một địa hình lành mạnh, nó có thể xử lý những kẻ xâm lược bên ngoài hoặc các mối đe dọa gây ra bệnh tật. Khi địa hình yếu, nó tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Do đó, sức khỏe phụ thuộc vào chất lượng địa hình của từng cá nhân.
Hai lý thuyết này được coi là quan trọng như nhau đối với sức khỏe của chúng ta. Chúng ta vừa phải giữ gìn vệ sinh để tránh nhiễm trùng từ môi trường bên ngoài vừa duy trì một địa hình lành mạnh để cơ thể tự xử lý bất cứ các mối đe dọa gây ra bệnh tật nào.
Nguồn: NTDVN
- 6 phát minh vĩ đại nào trong thế chiến 2 thay đổi cuộc sống nhân loại?
- Bí ẩn: 4 nền văn minh tiền sử phát triển hơn hiện đại nhưng đều biến mất bởi một nguyên nhân
- 8 phát minh của người Trung Quốc cổ đại “vượt mặt” Tây Phương