Một thung lũng cổ phác ở Indonesia ẩn chứa hơn 30 bức tượng cự thạch hình người, có thể được xây bằng kỹ thuật cao hoặc bởi một chủng người khổng lồ.
Thung lũng Bada là một khu vực nằm trên đảo Sulawesi thuộc Indonesia, với khủng cảnh yên bình, thơ mộng, hấp dẫn bất cứ ai đến thăm dù chỉ một lần.
Thung lũng Bada. Ảnh: 3.bp.blogspot.com
Tuy nhiên, điểm hấp dẫn chính của nó lại nằm chính ở hơn 400 tác phẩm điêu khắc cự thạch nằm rải rác khắp nơi, 30 trong số đó có dạng hình người.
Hàng trăm bức tượng này được cho là có niên đại từ thế kỷ 14, và được gọi là watu (“đá”) trong tiếng Badaic địa phương và arca (“tượng”) trong tiếng Indonesia.
Chúng được phát hiện bởi các nhà khảo cổ học phương Tây vào năm 1908, tuy rằng chúng đã được dân địa phương biết đến ít nhất là từ thế kỷ 14.
Tảng cự thạch tại thung lũng Bada. Ảnh: Wikimedia
Ảnh: indonesia.biz.id
Ảnh: media-cdn.tripadvisor.com
Ước tính chúng có niên đại từ 1.000 đến 5.000 năm tuổi.
Danh tính của người xây và mục đích sử dụng của các tảng cự thạch đó cho đến nay là vẫn còn là một điều bí ẩn.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng có thể chúng có liên hệ đến các công trình cự thạch khác ở Lào, Campuchia và một khu vực khác của Indonesia.
Điểm thú vị là, một số bức tượng cao tới 4 mét rưỡi.
Có một số bức tượng rất cao lớn. Ảnh: lh3.googleusercontent.com
Thung lũng Bada còn nổi tiếng với các Kalambas, tức các chậu tròn được chạm khắc từ một khối đá duy nhất (còn gọi là tảng đá nguyên khối).
Chậu Kalambas có thể được tìm thấy trên khắp thung lũng Badu và được chế tác bằng nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, nhưng đa phần đều có kích thước khổng lồ, và vì làm bằng đá nên người bình thường không cách nào nâng nhấc bằng tay.
Ảnh: flickr.com
Ảnh: Pinterest
Ảnh: pinimg.com
Về mục đích sử dụng, một số cho rằng chúng được làm thành bồn tắm cho giới quý tộc hoặc các vị vua.
Một số người chỉ ra rằng những chậu lớn hình tròn này từng được sử dụng làm quan tài, hoặc thậm chí là bể chứa nước. Hai giả thuyết này có vẻ hợp lý hơn bởi các nhà khảo cổ đã tìm thấy các nắp đậy lớn bằng đá ở khu vực lân cận, có nghĩa là chúng không được sử dụng làm bồn tắm.
Ảnh: revelations-of-the-ancient-world.com
Tuy nhiên, xét trên kích thước quy mô của chậu đá khổng lồ này, một nắp đậy đá chắc chẳn sẽ rất nặng, và việc di chuyển đậy ra/vào sẽ trở nên rất khó khăn và bất tiện, thậm chí nguy hiểm nếu chỉ dùng sức, nên giả thuyết bồn tắm cũng khó đứng vững.
Trên thực tế, giống với những bức tượng khổng lồ hình người nguyên khối, mục đích thực sự và tác giả đằng sau các chậu đá Kalambas vẫn còn gây nhiều tranh cãi vì chưa có câu trả lời xác đáng.
Xem tiếp phần 2: 30 bức tượng đá khổng lồ hình người ở Indonesia: Xây bằng máy móc hay bởi chủng người khổng lồ?-(P2)
Nguồn: DKN
- Những phát hiện khảo cổ bí ẩn nhất lịch sử nhân loại:chúng ta đã lầm tưởng về người xưa?
- Người khổng lồ hóa đá gây “chao đảo” thế giới 100 năm trước
- Phát hiện “thành phố của người khổng lồ” trong rừng rậm Amazon ở Ecuador