Sát hại Hán Bình là vụ đầu độc hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, nạn nhân đã chết khi uống ly rượu được dâng lên bởi một vị “trung thần”.
Đầu độc là phương thức giết người phổ biến và điển hình nhất thời cổ đại, trong các vụ án mạng thời xưa, sự thật về nhiều hoàng đế, quý tộc hay thê thiếp bị đầu độc cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
Trong series “3 vụ đầu độc bí ẩn nhất lịch sử Trung Quốc”, hãy cùng nhìn lại những chất độc lạ, phương pháp khó tin và loạt tình tiết bất ngờ trong các vụ đầu độc nức tiếng Trung Hoa cổ đại!
Trong số hàng trăm vị hoàng đế ở Trung Quốc, vị hoàng đế đầu tiên bị hạ độc trực tiếp là Lưu Diễn – hoàng đế thứ 14 của nhà Tây Hán, hiệu là Hán Bình. Lưu Diễn là một trong hai vị hoàng đế nhỏ của nhà Tây Hán, lên ngôi hoàng đế năm 9 tuổi.
Hán Bình đế – Lưu Diễn. Hình ảnh: Baidu
“Hán Thư Bình Đế ký” ghi lại rằng vào tháng 6 năm Nguyên Châu thứ hai (1 TCN), Hoàng đế Lưu Hân của nhà Hán qua đời.
Hiếu Nguyên Thái hậu Vương Chính Quân chủ trì các công việc chính trị lớn và đã lợi dụng sự sủng ái của Hán Thành Đế để cách chức Đại Tư Mã Đổng Hiền – trung thần tận tâm bậc nhất đương triều, được thay thế vị trí của ông bằng Vương Mãng.
Vương Chính Quân là dì của Vương Mãng, bà đã đưa cháu mình lên vị trí cao và gieo mầm mống cho việc soán ngôi của Vương Mãng sau này. Nhưng Vương Chính Quân quá già và Lưu Diễn lại quá nhỏ, điều này tạo cơ hội cho Vương Mãng độc chiếm quyền lực.
Để loại trừ những kẻ bất đồng chính kiến trong triều, Vương Mãng đã tìm một lý do xóa sổ cả gia đình của cậu ruột hoàng đế lúc bấy giờ là Gia Vệ. Để hoàn toàn điều khiển hoàng đế, ông ta gả con gái 14 tuổi là Vương Yến cho Lưu Diễn 12 tuổi làm hoàng hậu.
Trong những năm đầu ngồi trên ngai vàng, Lưu Diễn phát hiện ra sự thật về chuyện gia đình cậu ruột mình bị cha vợ sát hại, liền tỏ ra bất mãn và muốn điều tra Vương Mãng. Bị vị vua trẻ nghi ngờ, Vương Mãng lo xảy ra hậu họa nên nổi tâm cơ muốn giết vua.
Dâng rượu độc có phân chim
Ngày La Sát tháng 12 năm đó, Vương Mãng lợi dụng cơ hội dâng rượu trấm mà hạ độc hoàng đế. Lưu Diễn sau khi uống rượu trấm (rượu pha phân chim trấm) đã “băng hà ngay tại Vị Ương cung”. Trong cuốn biên niên sử Tư Trị Thông Giám có viết: Khi Lưu Diễn bị trúng độc, khí thở không thông, nói không nên lời, đến cuối cùng cũng không kịp để lại di chiếu.
Chim trấm. Hình ảnh: Baidu
Theo ghi chép trong cuốn “Biện Chính lục – Trúng độc môn” của Trần Sĩ Đạc, trấm là một loài chim độc, nó chủ yếu ăn rắn độc và bọ cạp nên tích tụ chất độc bên trong cơ thể. Bỏ phân của chim trấm vào rượu thì rượu sẽ tự sản sinh ra tính độc.
Triệu chứng đặc trưng của ngộ độc trấm là “mắt trợn trừng nhìn lên trời, toàn thân run rẩy, lơ mơ không tỉnh, cơ hồ chỉ tưởng như say rượu, tuy tâm thức vẫn rõ nhưng lại không nói được, cho đến khi mắt nhắm thì chết.”
Vụ đầu độc của Hoàng đế Lưu Diễn là vụ đầu độc đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Sohu
Giết người bằng rượu độc được gọi là “trấm sát”, từ điển tích này việc hạ độc giết hoàng đế được gọi là “trấm thí”. Rượu độc thời xưa được gọi là “trấm tửu”.
Mãi đến sau này, việc pha chế rượu trấm không chỉ giới hạn ở việc dùng phân chim trấm nữa, còn có rất nhiều chất độc có thể được cho vào rượu để giết người, và “rượu trấm” đã trở thành thuật ngữ chung cho rượu độc.
Ý kiến của các sử gia về sự thật vụ đầu độc của Vương Mãng không thống nhất, một số cho rằng chuyện đó là vô căn cứ, bởi vì không có ghi chép nào như vậy trong “Hán Thư” mà chỉ được ghi chép trong “Tư Trị Thông Giám”.
Có nhiều ý kiến khác nhau về động cơ đầu độc của Vương Mãng, một số cho rằng ông ta muốn ngăn cản việc con gái mình mang long thai của Hoàng đế sẽ gây khó dễ cho việc chiếm đoạt ngai vàng sau này của ông. Tuy nhiên, điều đó vẫn còn là bí ẩn khó có thể lí giải.
Nguồn: SH
- Bé gái 4 tuổi nhớ lại tiền kiếp từng là nạn nhân vụ đánh bom 11/9
- Bí ẩn của lịch sử: Ai đã tạc pho tượng Nhân Sư?
- “Cánh cửa địa ngục’”(P1): Hầm mộ Paris