3 lăng mộ bí ẩn tại Trung Quốc cho đến nay chưa ai có thể khai quật được

Có những ngôi mộ thì hoàn toàn không tìm thấy được, có ngôi mộ thì tìm thấy rồi nhưng lại không đào được, thậm chí còn có ngôi mộ tìm thấy nhưng lại không dám đào. Dưới đây là ba ngôi mộ bí ẩn nhất của Trung Quốc.

3langmo1

1. Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn – Không tìm thấy
Tương truyền rằng, trước khi qua đời, Thành Cát Tư Hãn đã ra lệnh không để cho người khác biết vị trí lăng mộ của ông, vì thế ông đã thực hiện việc mật táng. Trải qua gần 800 năm, vị trí yên nghỉ của hoàng đế Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn vẫn nằm trong bức màn bí mật.

 




Có giả thiết rằng, mộ của Thành Cát Tư Hãn ở kỳ Otog thuộc địa cấp thị Ordos, Khu tự trị Nội Mông. Một giả thiết khác cho rằng mộ ông ở núi Lục Bản thuộc Khu tự trị Ninh Hạ, và giả thiết thứ 3 là nằm ở núi Altai, phía bắc Tân Cương.

3langmo2

Tương truyền rằng, trước khi qua đời, Thành Cát Tư Hãn đã ra lệnh không để cho người khác biết vị trí lăng mộ của ông, vì thế ông đã thực hiện việc mật táng.
Trải qua hàng trăm năm, rất nhiều đoàn thám hiểm, các nhà khảo cổ học, hàng chục ngàn tình nguyện viên đã thực hiện nhiều cuộc hành trình để truy tìm vị trí lăng mộ của vị đại hãn huyền thoại này, nhưng cho tới ngày nay, lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn vẫn là một ẩn số.

Theo nhà thám hiểm Marco Polo, khi chôn quan tài của Thành Cát Tư Hãn, những người khiêng quan tài đều bị giết chết, ngôi mộ được chôn sâu bên dưới, giữa một vùng đất rộng lớn, không để lại bất cứ dấu vết nào, tất cả những người đào mộ đều cũng đều bị xử tử.




2. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng – Không dám đào
Được phát hiện cách đây hơn 40 năm, là một trong những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất mọi thời đại, nhưng lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa – Tần Thủy Hoàng, vẫn còn là một bí ẩn đối với giới khảo cổ học và lịch sử học, vì hầu hết quần thể lăng mộ này hiện vẫn đang bị đóng cửa và chưa được khám phá.

Chủ yếu là do những nguyên nhân sau: Thứ nhất, không đủ kỹ thuật – với trình độ hiện nay của chúng ta vẫn chưa đủ để khai quật được ngôi mộ này.

Thứ hai là tương truyền bên trong mộ Tần Thủy Hoàng có vô số những cái bẫy và có một lượng lớn thủy ngân, bởi vì thời đó còn chưa có đồ bảo hộ nên những kẻ đào mộ chỉ có thể bỏ mạng vào mà không thể quay trở ra.

Nguyên nhân thứ ba chính là vấn đề bảo quản hiện vật sau khi đào ra: ngôi mộ ở trong môi trường chân không gần mấy nghìn năm, nếu đột ngột bị lộ ra không khí ở bên ngoài sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với các văn vật trong mộ, để có thể bảo vệ chúng cũng là một vấn đề dẫn đến việc không thể khai quật mộ Tần Thủy Hoàng.




3langmo3

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được phát hiện cách đây hơn 40 năm, thế nhưng đến nay vẫn không bị khai quật.

3. Lăng Võ Tắc Thiên – Không đào được
Lăng mộ của Võ Tắc Thiên nằm ở Lương Sơn thuộc huyện Can, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Bên trong lăng mộ có vô số châu báu vì thế đã bị rất nhiều kẻ trộm mộ viếng thăm, theo ghi chép lịch sử, tổng cộng có 17 lần lăng mộ bị trộm, còn có vô số lần nhưng không được ghi chép lại.

Trong đó có 3 lần trộm mộ nổi trội nhất. Lần đầu tiên là Hoàng Sào thời nhà Đường: để phát triển quân đội, Hoàng Sào đã đưa đội quân 400.000 người đến đào lăng mộ Võ Tắc Thiên, ông ta nhanh chóng san bằng phân nửa ngọn núi Lương Sơn, nhưng lại không tìm thấy được cửa vào của lăng mộ.


Lần thứ hai là tiết độ sứ Ôn Thao thời kỳ Ngũ Đại, để hoàn thành mục tiêu trộm “18 lăng mộ thời nhà Đường”, ông ta cũng đã có ý định đào mộ Võ Tắc Thiên nhưng lại liên tục gặp phải thời tiết kì lạ trong lúc chuẩn bị trộm mộ khiến binh lính sợ đến mức nhanh chóng tháo chạy.




Lần thứ ba là khi Tôn Liên Trọng thời quốc dân đảng đưa quân đội đến đào mộ, khi chuẩn bị vào trong thì 7 binh lính nôn ra máu chết tại chỗ một cách rất kì lạ.

3langmo4

Lăng mộ Võ Tắc Thiên nằm ở Lương Sơn thuộc huyện Can, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Ngày nay, lăng mộ Võ Tắc Thiên khổng lồ hiển hiện trước mắt, thu hút hàng triệu khách tham quan, lại chưa bị khai quật, nên đây được coi là một trong những lăng mộ bí ẩn nhất Trung Hoa.
Nguồn: Trithucvn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *