Là hoàng đế nổi tiếng nhất Trung Hoa, vô cùng tàn bạo và có cách cai trị đất nước có một không hai nhưng cho đến nay rất ít người có thể giải đáp những bí ẩn xung quanh cuộc đời vị vua này.
Tần Thủy Hoàng (210 – 259 TCN) là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, có công thống nhất đất nước và có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử của quốc gia này.
Ông để lại nhiều công trình khổng lồ, kỳ vĩ nhưng còn không ít nghi vấn cho hậu thế dù đã yên nghỉ hơn 2.000 năm qua.
Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu. Ảnh: Tiền Phong
Hai công trình nổi bật nhất mà Tần Thủy Hoàng từng khởi công xây dựng là Vạn Lý Trường Thành và quần thể khu lăng mộ của chính ông với nhiều truyền thuyết và câu chuyện thần bí vẫn còn lưu truyền cho đến nay.
Quần thể khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn còn chứa đựng rất nhiều bí ẩn chưa được khám phá. (Ảnh: Migola Travel)
Vạn lý trường thành – Một trong những công trình vĩ đại nhất của Trung Quốc thời cổ đại. (Ảnh: Alina Travel)
Nổi tiếng là vậy nhưng cuộc đời và lai lịch của Tần Thủy Hoàng vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn mà cho tới nay các nhà nghiên cứu chưa thể giải đáp.
1. Diện mạo của Tần Thủy Hoàng
Dung nhan của vị hoàng đế nổi tiếng thời Tần vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu với 2 luồng ý kiến trái chiều nhau:
Một phía cho rằng Tần Thủy Hoàng là một người điển trai, phong độ với đôi mắt to, mũi cao, giọng nói to, rõ ràng, tinh thần quyết đoán, dáng đi thẳng và đầy tự tin.
Trong khi đó, phía đối diện lại cho rằng Tần Thủy Hoàng có chiều cao khiêm tốn và có cơ thể bị biến dạng, trở nên xấu xí với chiếc mũi gãy, nhãn cầu lồi và giọng nói khó nghe, ngực nhô ra, thậm chí còn bị viêm khí quản và bị còi xương.
Diện mạo thật sự của Tần Thủy Hoàng vẫn còn là một bí ẩn. (Ảnh: NetNews)
Tuy nhiên, rất nhiều nhà nghiên cứu không đồng tình với luận điểm Tần Thủy Hoàng có dung mạo xấu xí bởi lẽ cha mẹ ông là Trang Tương Vương nước Tần và Triệu Cơ đều thuộc hàng “trai tài gái sắc” nên không có lý do gì mà con sinh ra lại xấu xí được.
Ngoài ra, gần như không có vị quân vương nào với dung mạo khó coi mà được quần thần phục tùng và phò tá, tận trung đến như vậy.
2. Tại sao Tần Thủy Hoàng không lập Hoàng hậu suốt 37 năm trị vì?
Tần Thủy Hoàng là Hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc không lập Hoàng hậu trong suốt những năm cai trị của mình.
Nhiều nguyên nhân được đưa ra để giải thích sự việc này, một trong số đó là việc ông có quá nhiều phi tần nhưng chẳng sủng ái một ai cả nên không tìm được người làm chủ hậu cung. Một ý kiến khác thì cho rằng ông muốn tập trung vào việc chính sự và không muốn bị phiền toái nên không lập ngôi vị hoàng hậu nhằm tránh đam mê tửu sắc của bản thân mình.
Giả thuyết khác lại cho rằng do mải mê chìm đắm trong việc tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử nên Tần Thủy Hoàng không còn tâm trí nghĩ đến chuyện lập hoàng hậu. Hay có ý kiến cho rằng do Tần Thủy Hoàng có yêu cầu quá cao về ngôi vị hoàng hậu nên chẳng thể tìm được người thích hợp.
Tàu của vị quan tên Từ Phúc ra khơi năm 219 TCN để tìm kiếm thuốc trường sinh cho Tần Thủy Hoàng và ông vĩnh viễn không bao giờ trở lại. (Ảnh: Wikipedia)
Rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích lý do Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu nhưng không ai khẳng định chắc chắn điều nào mới là nguyên nhân có tính chất quyết định.
3. Thân thế của Tần Thủy Hoàng
Ông là hàng đế đầu tiên xây dựng lăng mộ cho bản thân, đây là một trong bí ẩn muôn đời không thể giải thích nổi. Không những vậy, thân thế của ông cũng là một bí mật mà không ai có thể thật sự giải mã được.
Nếu xét trên danh nghĩa, Tần Thủy Hoàng là con trai của Trang Tương Vương nước Tần. Nhưng theo ghi chép từ một số tài liệu lịch sử cho thấy Tần Thủy Hoàng lại là con của Lã Bất Vi – một thương nhân giàu có, thông minh, mưu mô và sau này trở thành tướng quốc nước Tần.
Thân thế thật sự về Tần Thủy Hoàng vẫn còn nằm trong bóng tối. (Ảnh: Komicolle)
Theo suy đoán của nhiều sử học, khi còn là công tử Tử Sở, Trang Tương Vương từng làm con tin của Tần ở nước Triệu đã quen biết với Lã Bất Vi. Lã Bất Vi đã dâng Triệu Cơ – một người thiếp đang mang thai của mình cho Tử Sở.
Về sau, Triệu Cơ sinh hạ con trai và đặt tên là Doanh Chính (tức Tần Thủy Hoàng), người sau trở thành hoàng đế nhà Tần và thống nhất Trung Quốc.
Câu chuyện về cuộc đời của Tần Thủy Hoàng sẽ mãi là một dấu hỏi lớn thách thức các nhà khoa học hiện đại, bởi vì không còn bằng chứng hay vật chứng nào để đối chiếu về cuộc đời của ông.
Dù sao đi nữa thì vị vua này đã để lại cho nhân loại nhiều di tích đáng vĩ đại, trường tồn với thời gian và một trong số đó phải kể đến Vạn Lý Trường Thành và khu lăng mộ mà ai ai cũng biết đến.
Nguồn : DKN