Chúng ta ở đâu trong vũ trụ bao la này? Hãy dành ít phút để chiêm nghiệm những tấm ảnh sau.
1. Đây là Trái Đất, ngôi nhà của chúng ta
(NASA Goddard Space Flight Center Image / Via visibleearth.nasa.gov)
2. Còn đây là những người hàng xóm, trong cùng Hệ Mặt trời
(Ảnh: Wiki)
3. Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng, có xa mấy đâu nhỉ?
(Ảnh: Wiki)
4. Nhưng từ đây đến đó có dư chỗ để bạn xếp gọn tất cả các hành tinh còn lại trong Hệ Mặt trời
(PerplexingPotato / Via reddit.com)
Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt trăng là 383.400km.
5. Chuyển qua các hành tinh xem nào. Thứ màu xanh kia là lục địa Bắc Mỹ, nếu đưa lên Sao Mộc
(NASA / John Brady / Via astronomycentral.co.uk)
6. Còn đây là Trái Đất, nếu so sánh với Sao Thổ
(NASA / John Brady / Via astronomycentral.co.uk)
7. Nếu Trái Đất có vành giống Sao Thổ, bạn sẽ nhìn thấy nó có hình dạng khác nhau như thế này, tùy từng vị trí quan sát trên Trái Đất
(Ron Miller / Via io9.com)
8. Khoa học thiên văn phát triển đã giúp con người có góc nhìn rõ ràng hơn về vũ trụ. Đây là hình ảnh Sao Diêm vương, năm 1994 và năm 2018
(Twitter/physicsforums)
9. Còn đây là một sao chổi, và kích thước tương đối của nó với Los Angeles
(Matt Wang / Via mentalfloss.com)
Con người mới đưa được tàu thăm dò lên trên một sao chổi cách đây không lâu
10. Nhưng như thế vẫn chưa là gì so với Mặt Trời
(James McCarthy / Via reddit.com)
Trái Đất chỉ là một chấm bé xíu ở góc dưới bên phải.
11. Trái Đất trông như thế nào nếu nhìn từ Mặt Trăng?
(Ảnh: NASA)
12. Còn từ Sao Hỏa thì sao?
(Ảnh: NASA)
13. Thế còn từ Sao Thổ?
(Ảnh: NASA)
14. Còn đây là từ Sao Hải Vương, cách chúng ta 6,4 tỷ km
(Ảnh: NASA)
15. Đây là kích thước tương đối của Trái Đất so với Mặt Trời
(John Brady / Via astronomycentral.co.uk)
16. Cũng Mặt Trời ấy nếu nhìn từ Sao Hỏa
(Ảnh: NASA)
17. Nhưng như thế vẫn chưa là gì cả. Số ngôi sao trên bầu trời còn nhiều hơn cả số cát trên Trái Đất!
(science.nationalgeographic.com)
18. Thế có nghĩa là ngoài vũ trụ xa xăm kia, có những ngôi sao lớn hơn rất, rất nhiều lần Mặt Trời bé nhỏ của chúng ta
(Ảnh: Wiki)
Đây là VY Canis Majoris, một trong những ngôi sao lớn nhất mà con người được biết, lớn gấp 1.000.000.000 lần Mặt Trời.
19. Nhưng như thế vẫn chưa là gì so với Hệ Ngân Hà. Nếu Mặt Trời chỉ lớn bằng một tế bào bạch cầu, thì Hệ Ngân Hà phải to bằng nước Mỹ
(Reddit.com)
20. Đơn giản là Hệ Ngân Hà quá to, còn đây là vị trí ngôi nhà thương mến của chúng ta
(teecraze.com)
21. Vòng tròn màu vàng chứa tất cả những ngôi sao mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm
(Đây không phải ảnh chính xác của Hệ Ngân Hà, nhưng để minh họa sự so sánh cho bạn…)
22. Thế nhưng Hệ Ngân Hà vĩ đại ấy vẫn chỉ là một hạt bụi nếu so với những thiên hà khổng lồ khác trong vũ trụ
(Twitter/smokeinpublic)
23. Tiếp tục nghĩ lớn hơn chút nào. Có hàng ngàn thiên hà trong bức ảnh chụp này của kính thiên văn Hubble, mỗi thiên hà lại chứa hàng triệu ngôi sao, mỗi ngôi sao lại kèm cặp biết bao hành tinh
(hubblesite.org)
24. Phóng to lên nào, đây là thiên hà UDF 243, cách chúng ta 10 tỷ năm ánh sáng.
(wikisky.org)
Thứ mà các bạn đang nhìn là hình ảnh của UDF 243 cách đây hàng tỷ tỷ tỷ năm rồi.
25. Nhưng xin hãy nhớ, bức ảnh vừa rồi của kính Hubble chỉ chụp được một góc nhỏ đến đáng thương trên bầu trời đêm
(hetoc.gr)
26. Còn hố đen thì sao?
(D. Benningfield/K. Gebhardt/StarDatei / Via mcdonaldobservatory.org)
Con người mới biết hố đen dáng vẻ ra sao lần đầu tiên vào mùa hè năm 2018. Kích thước của hố đen NGC 1277 là 4 ngày ánh sáng. Trong khi quỹ đạo của Trái Đất chỉ dài 17 phút ánh sáng mà thôi.
Thế nên, dẫu con người có tự cho rằng bản thân mình vĩ đại ra sao, thì xin hãy nhớ…
Đây là Trái Đất
(Andrew Z. Colvin/Wiki)
Đây là Hệ Mặt Trời
(Andrew Z. Colvin/Wiki)
Các Hệ Mặt Trời “hàng xóm”
(Andrew Z. Colvin/Wiki)
Còn đây là vị trí của mấy Hệ Mặt Trời hàng xóm trong Hệ Ngân Hà của chúng ta
(Andrew Z. Colvin/Wiki)
Hệ Ngân Hà cùng các thiên hà “hàng xóm”
(Andrew Z. Colvin/Wiki)
Siêu quần thiên hà Virgo, nơi chứa Hệ Ngân Hà của chúng ta
(Andrew Z. Colvin/Wiki)
Siêu quần thiên hà Virgo cùng những người “hàng xóm” của nó
(Andrew Z. Colvin/Wiki)
Còn đây là hình ảnh minh họa toàn bộ vũ trụ đã quan sát được của chúng ta. Những siêu quần thiên hà cũng chỉ là một con kiến nhỏ đến đáng thương trong một cái bình khổng lồ mà thôi.
(Andrew Z. Colvin/Wiki)
Nguồn: TTVN – Theo BuzzFee