10 phát hiện khảo cổ học thú vị nhất năm 2021: Cái ôm 1.500 năm hé lộ tình yêu vĩnh cửu

Trong số 10 phát hiện khảo cổ này có cái ôm vĩnh cữu kéo dài 1.500 năm của một đôi tình nhân ở Trung Quốc thời cổ đại.
Dưới đây là 10 phát hiện khảo cổ ấn tượng nhất trong năm 2021.

1. Hình vẽ khổng lồ (gọi là Geoglyph) ở Ấn Độ

Các nhà khảo cổ phát hiện ra một hình vẽ khổng lồ, có khả năng là bức vẽ lớn nhất thế giới tại sa mạc Thar ở Ấn Độ. Bức vẽ bao phủ toàn bộ 51 mẫu đất (tương đương 20,8 héc-ta), nằm gần đường biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan. Hình vẽ gồm những đường vòng xoắn lặp lại trông như vân gỗ.

Nếu đi bộ theo những nét vẽ của geoglyph, các chuyên gia ước tính sẽ tốn một quãng đường dài 30 dặm (tương đương 48 km).

Hình vẽ khổng lồ này xuất hiện vào khoảng 150 năm trước. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ mục đích của người thời đó khi vẽ chúng là gì. Hình vẽ được phát hiện bởi một nhóm chuyên gia khi họ đang nghiên cứu cảnh quang trên Google Earth.

2. Cái ôm vĩnh cửu thời cổ đại




Khoảng 1.500 năm trước, một cặp đôi đã được chôn cùng nhau trong tư thế ôm ấp. Khi các nhà khảo cổ tìm thấy họ, cái ôm vẫn còn nguyên vẹn mặc dù hàng nghìn năm đã trôi qua. 

“Đây là cặp đôi đầu tiên được tìm thấy trong tư thế chôn quấn quýt như vậy ở Trung Quốc”, trưởng nhóm nghiên cứu Qian Wang, phó giáo sư tại Khoa Khoa học Y sinh tại Đại học Nha khoa Texas A&M chia sẻ với Livescience. 

Người đàn ông này khoảng 29 – 35 tuổi. Trên người có một số vết thương, cánh tay bị gãy và mất đi một ngón tay trên bàn tay phải. Người phụ nữ khoảng 35 – 40 tuổi, có một vài lỗ sâu răng và không có thương tích gì rõ ràng. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng sau khi người đàn ông chết, người phụ nữ có thể đã tự vẫn để được chôn cất cùng với người yêu.

3. Thành phố được mệnh danh là “Lost golden city”

Hình ảnh của “Lost Golden city” được chôn lấp dưới đền Luxor trong khoảng 3.000 năm.




Các nhà khảo cổ tìm ra tàn tích của “Lost Golden city” gần đền Luxor (thuộc thành phố Thebes cổ xưa) ở Ai Cập. Thành phố được biết đến như là “Sự trỗi dậy của Aten” do Pharaoh Amenhoptep đệ tam (nắm quyền đất nước từ năm 1391 đến 1353 TCN) sáng lập.

Thành phố khi được phát hiện có khu vực dân cư đông đúc, khu vực hành chính, một tiệm bánh lớn, một khu vực sản xuất gạch bùn và một vài nơi chôn cất. Những tài liệu lịch sử cho biết rằng vị pharaoh này đã xây dựng 3 tòa lâu đài trong thành phố. Do đó, các nhà cổ học vẫn đang tiếp tục quá trình khai quật.

Tuy thành phố đã được biết đến từ lâu qua những ghi chép về lịch sử, tuy nhiên, chỉ đến năm nay chúng mới được phát hiện. “Có vô số những nhà thám hiểm người nước ngoài săn lùng tung tích của thành phố cổ này nhưng không một ai tìm ra nó”, cựu Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập kiêm nhà khảo cổ học lãnh đạo cuộc khai quật “Lost Golden city” cho biết.

4. Xác chết trên thập tự giá tại Hy Lạp

Hình ảnh một chiếc đinh đóng vào đầu gối của một người đàn ông, chứng minh rằng anh ta đã bị treo lên thập tự giá.




Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy thi thể một người đàn ông khoảng 25 – 35 tuổi chết trên thập tự giá ở Cambridgeshire, Anh. Trên thi thể, họ tìm thấy một chiếc đinh được đóng qua đầu gối. Ngoài ra, trong quá trình đóng đinh trên thập tự giá, hai tay ông ta chắc hẳn đã được buộc vào một thanh thập tự. Có khả năng chính tư thế này đã khiến ông ta chết ngạt.

Các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng xương cẳng chân của người đàn ông này rất dẹt và mỏng. Có lẽ ông ta đã bị trói rất lâu rồi mới treo lên thập tự. Ngày chôn được ước tính là vào khoảng thế kỷ thứ III hoặc IV. Danh tính của người đàn ông này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học đoán rằng ông ta là một nô lệ thời đó.

5. Bức bản đồ có niên đại lâu đời nhất ở châu Âu




Một loạt những nét điêu khắc trên phiến đá 4.000 năm tuổi thực chất lại chính là bức bản đồ cổ nhất của châu Âu. Phiến đá có những nét khắc tượng trưng cho sông Odet và những thung lũng bao quanh ở miền Tây nước Pháp. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng khu vực đó có diện tích khoảng 241,8 dặm (tương đương với 630 km2).

Trên thực tế, phiến đá được phát hiện vào năm 1900. Nhưng ta chỉ biết sự thật về nó trong một nghiên cứu gần đây. Bằng cách sử dụng phép đo quang để tạo ra hình ảnh 3D chi tiết của phiến đá, các chuyên gia mới biết rằng những nét khắc này là một bản đồ. Nó rất có thể đã được sử dụng bởi một vị hoàng tử hoặc một vị vua để minh họa lãnh thổ mà họ cai trị.

6. Nghĩa trang vật nuôi cổ nhất thế giới




Một nghĩa trang vật nuôi 2.000 năm tuổi đã được phát hiện ở Berenice, một cảng trên Biển Đỏ của Ai Cập. Những con vật này dường như chết bởi thảm họa thiên nhiên. Người ta phát hiện rằng chúng được chăm sóc vô cùng cẩn thận khi còn sống.

Tại nghĩa trang vật nuôi, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều loại động vật. Trong đó có có một con chó lớn được quấn trong một chiếc chiếu bằng lá cọ. Ngoài ra, nghĩa trang còn có những con chó và mèo không có răng hay những con chó già yếu phải cần đến sự giúp đỡ của người chủ để có thể ăn uống khi chúng còn sống.

Trưởng nhóm nghiên cứu Marta Osypinska, nhà khảo cổ học tại Học viện Khoa học Ba Lan ở Warsaw cho biết: “Khám phá của chúng tôi cho thấy con người có nhu cầu bầu bạn sâu sắc với động vật”.

7. Cuộc diễu hành 11.000 năm 




Một địa điểm thời tiền sử ở Thổ Nhĩ Kỳ với tên gọi Karahantepe được sử dụng để thực hiện nghi lễ diễu hành tiền sử. Mọi người diễu hành qua một tòa nhà có chứa các cột trụ hình dương vật và hình khắc đầu người.

Necmi Karul, giáo sư khảo cổ học thời tiền sử tại Đại học Istanbul, viết trong một bài báo đăng trên tạp chí Turk Arkeoloji ve Etnografya Dergisi: “Tất cả các cột đều dựng đứng lên và có hình dạng giống với dương vật. Tòa nhà diễu hành là một phần của khu phức hợp lớn hơn. Các cuộc khai quật tại địa điểm này bắt đầu vào năm 2019 và vẫn đang diễn ra”.

8. Lăng mộ tưởng niệm các người lính ở Syria

Hình ảnh lăng mộ trước khi nó bị lũ lụt càn quét




Lăng mộ chứa xác chết của ít nhất 30 chiến binh. Các nhà khảo cổ học phát hiện ra rằng có hai nhóm chiến binh riêng biệt được chôn trong hầm mộ này. Một nhóm chiến binh được chôn cùng ngựa và một nhóm khác được chôn chung với đạn dược.

Những ký tự được khắc trên bia đá tại Lưỡng Hà cho thấy rằng thi thể của những người hy sinh trong chiến tranh được sắp xếp theo một cấu trúc có tổ chức, trật tự rõ ràng.

Người thời nay gọi nơi đây là “tượng đài trắng” bởi lớp thạch cao ở trên tượng đài sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời.

Từ phát hiện này, Anne Porter, một giáo sư về văn minh Cận Đông và Trung Đông cổ đại tại Đại học Toronto đưa ra kết luận: “Người cổ đại cũng tôn vinh những vị anh hùng hy sinh trong trận chiến giống như chúng ta”.

9. “Người Rồng”

Các nhà khoa học người Trung Quốc báo cáo rằng họ đã phát hiện ra loài người cổ đại hoàn toàn mới gọi là “người rồng”.

Hộp sọ của “người rồng” được tìm thấy đầu tiên vào năm 1933. Tuy nhiên lúc đó nó bị giấu trong một chiếc giếng. Sau 85 năm nó mới chính thức được tìm thấy và nghiên cứu kĩ càng. Hộp sọ của “người rồng” lớn hơn hộp sọ của loài người. Các nghiên cứu chỉ ra rằng rất có thể “người rồng” là họ hàng tiến hóa gần nhất của người hiện đại. 


Thông qua hộp sọ, các nhà khoa học ước tính rằng “người rồng” tồn tại vào khoảng 309.000 –  138.000 năm trước. 

10. Bức tranh “ma” thời cổ đại

Một người phụ trách bảo tàng đã xác định nét khắc trên một bia đá Babylon có niên đại 3.500 tuổi là khắc họa sớm nhất về “hồn ma”. Đó là một nam giới, có râu, trông có vẻ mặt dữ tợn khi bị một người phụ nữ dẫn xuống dưới địa ngục.

Trên bia đá có khắc một câu thần chú dùng để xua đuổi tà ma. Câu thần chú biến “hồn ma” trở thành một bước tượng nhỏ và kêu gọi thần mặt trời Shamash đến giúp linh hồn chuyển thế, siêu sinh. Bia đá được mua lại vào thế kỷ 19 sau nhiều năm trưng bày tại Bảo tàng Anh. Nhưng cho đến tận gần đây, nó mới được phát hiện.

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *