10 địa điểm khắc nghiệt nhất trên Trái Đất

Các nhà khoa học đã xác định vùng sa mạc Danakil tại phía đông bắc Ethiopia là một trong những nơi khắc nghiệt nhất trên thế giới (với nhiệt độ trên 50ºC) và không thể sinh sống. Thế nhưng không chỉ Danakil sở hữu khí hậu khắc nghiệt như vậy, thực tế có tổng cộng 10 địa điểm từ lạnh nhất cho đến mưa nhiều nhất trên Trái Đất mà không phải ai cũng biết.
1. Cảnh quan tại vùng lõm Danakil của sa mạc Danakil tại Ethiopia, bao gồm muối khô, đá núi lửa và axit sulfuric. Đây được coi là nơi khắc nghiệt nhất không thể sinh sống trên Trái đất

Vùng lõm Danakil trông khá giống như một phiên bản khác của sao Hỏa, với cảnh quan toàn sắc vàng và cam được hình thành từ tập hợp của muối khô, đá núi lửa và axit sulfuric.




Dallol là một trong số những núi lửa hình thành tại vùng lõm Danakil. Các suối nước nóng quanh núi lửa này có đặc tính thủy nhiệt, khiến cho vùng đất này không những độc hại mà còn không phù hợp cho sự sống.
Một nghiên cứu gần đây của các nhà sinh vật học từ trường Đại học Paris-Sud tiết lộ rằng, họ đã lấy mẫu kiểm tra từ nhiều suối nước này để tìm dấu vết của sự sống, báo cáo cho thấy không có nồng độ DNA (loại vật chất di truyền tồn tại trong mọi tế bào sống) ở trong đó. Điều này đã khiến vùng lõm Danakil trở thành một trong những nơi khắc nghiệt nhất trên trái đất.

2. Trạm Vostok, một tiền đồn của Liên minh Xô-Viết ở giữa Nam Cực, là nơi lạnh nhất trên Trái đất

Phần lục địa chiếm diện tích chủ yếu tại Đông châu Nam Cực. (Ảnh: Getty)




Theo dữ liệu của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), một trạm nghiên cứu cũ của Liên Xô nằm ở Đông Nam Cực tên Vostok đã ghi nhận được mức nhiệt độ đáng kinh ngạc tại đây là âm 128,6ºF (âm 89,2ºC) vào ngày 21/7/1983.

Đây là nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận bởi một trạm thời tiết.

3. Thung lũng chết, nơi nóng nhất trên Trái đất với mức nhiệt trung bình cao đến mức khách du lịch có thể thử chiên trứng ngay mặt đất

Thung lũng chết nằm ở phía bắc sa mạc Mojave. (Ảnh: Getty)

Tại Thung lũng chết, California nhiệt độ cao nhất ở đây được đo vào ngày 30/6/2013 là 134,1ºF (54ºC), đây được coi là nơi có nhiệt độ cao nhất mà một trạm thời tiết đo được từ trước đến nay.




Tuy nhiên, nhiệt độ mặt đất nóng nhất từng được ghi nhận lại không phải ở Thung lũng chết, mà là ở sa mạc Dascht-e Lut ở Iran. Một vệ tinh của NASA đã đo được mức nhiệt độ là 159,26ºF (70,7ºC) tại đây vào năm 2005. Điều đó có nghĩa là sa mạc này nóng đến mức thường xuyên thấy những con chim di cư bị chết và rơi từ trên cao xuống do không thể chịu đựng được sức nóng của nhiệt.

4. Thung lũng khô ở Nam Cực trở thành nơi khô nhất khi đã không có mưa trong suốt 2 triệu năm

Thung lũng khô có độ cao 4053m so với mực nước biển. (Ảnh: Getty)




Đáng ngạc nhiên, nơi khô nhất trên Trái đất không phải là sa mạc Sahara mà lại là Nam Cực. Cụ thể hơn, khu vực này được gọi là Thung lũng khô, với độ cao 13.297 ft (4053 m) so với mực nước biển. Không khí ở đây khô đến mức hầu như không có tuyết rơi và đây cũng là nơi yên tĩnh nhất trên thế giới.

Trước khi các nhà nghiên cứu đo được độ khô ở Nam Cực, sa mạc Atacama của Chile từ lâu cũng được coi là nơi khô nhất trên trái đất. Nơi đây chỉ có mưa đúng 4 lần trong suốt 40 năm và khô đến mức NASA quyết định rằng đây sẽ là địa điểm hoàn hảo để kiểm tra chiếc Mars rover của họ ( Mars Rover là một phương tiện cơ giới dùng để di chuyển trên bề mặt hành tinh sao Hỏa).




5. Làng Mawsynram tại Ấn Độ là nơi ẩm ướt nhất thế giới. Nó trải qua vô vàn trận mưa trong một năm đến mức bức tượng Chúa Giê-su cao 30m tại Rio de Janeiro có thể bị ngập đến tận đầu gối bởi lượng mưa thu được tại đây. Không có gì đáng ngạc nhiên khi khu vực này vô cùng tươi tốt và xanh tươi đồng thời sở hữu nhiều thác nước

Làng Mawsynram tại Ấn Độ là nơi ẩm ướt nhất thế giới. (Ảnh: Getty)

Một ngôi làng tên là Mawsynram, nằm ở dãy núi Khasi thuộc bang Meghalaya của Ấn Độ, tọa vị ở độ cao khoảng 4691 ft (1430 mét).
Ngôi làng được ghi nhận lượng mưa hàng năm rơi vào khoảng 467 inch (1186 cm).




6. Thành phố Aomori của Nhật Bản là quốc gia có lượng tuyết rơi nhiều nhất trên thế giới

Thành phố hiện đang là nơi sinh sống của hơn 279 nghìn người. (Ảnh: Getty)

Do Tổ chức Khí tượng Thế giới chưa có bất kỳ kỷ lục nào được ghi nhận về lượng tuyết rơi nên sẽ khá khó khăn để xác định địa điểm có tuyết rơi nhiều nhất trên thế giới.

Nhưng để mà nói thì Nhật Bản sẽ là quốc gia đi đầu trong vấn đề này vì đây là quốc gia thường xuyên có tuyết rơi. Tại ngôi làng nhỏ ở Takakura phía tây bắc Tokyo, độ sâu của tuyết được ghi nhận là 37,8 feet (11,5 mét). Hàng năm, thành phố Aomori ở miền bắc Nhật Bản có lượng tuyết rơi trung bình là 312 inch (792,5 cm), phần lớn rơi vào giữa tháng 11 đến tháng 4.




7. Đỉnh Everest, ngọn núi cao nhất thế giới

Về khoản này thì không cần phải bàn cãi, Everest chính là ngọn núi cao nhất thế giới với độ cao 29.029 feet (8.848 mét) so với mực nước biển.

Bắt đầu từ độ cao 26246,72 ft (8.000 m) trở lên được coi là vùng tử thần. Tại đây, áp suất không khí chỉ bằng một phần ba áp suất bình thường của mực nước biển.

8. Núi lửa Kīlauea ở Hawaii là ngọn núi lửa đang hoạt động mạnh nhất trên thế giới. Các nhà khoa học dự đoán sắp có một đợt phun trào mới trong tương lai

Núi lửa này phát triển từ dưới đáy đại dương khoảng 1-2 triệu năm trước. (Ảnh: Getty)




Trên Trái đất có vô số các ngọn núi lửa đang hoạt động, nhưng núi lửa Kīlauea ở Hawaii được coi là ngọn núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất.

Núi lửa này đã phun trào gần như liên tục kể từ năm 1983, trở thành ngọn núi lửa có thời gian phun trào lâu nhất mà con người được chứng kiến.


9. Vịnh Commonwealth ở Nam Cực trở thành nơi hút gió nhất thế giới với sức gió lên tới 150 dặm/giờ
Theo Sách Kỷ lục Guinness và Atlas Địa lý Quốc gia ghi nhận, Vịnh Commonwealth ở Nam Cực chính thức là nơi hút gió nhất trên trái đất.

Trong những tháng mùa đông, luồng gió lạnh được ghi nhận ở mức trên 150 dặm / giờ (241,4 km / giờ) và tốc độ gió trung bình hàng năm là 50 dặm / giờ (80,5 km / giờ).

Trong một thời gian dài, ngọn núi Washington được coi là nơi hút gió nhất trên thế giới.

10. Đảo Bouvet được coi là nơi cô lập nhất trên Trái đất. Nó chưa bao giờ trở thành điểm đến của các khách du lịch do vị trí ở cách biệt với mọi thứ
Đảo Bouvet nằm ở phía Nam Đại Tây Dương, Na Uy, được coi là hòn đảo xa xôi hẻo lánh nhất trên thế giới. Vùng đất liền gần với hòn đảo này nhất là vùng đất Queen Maud Land ở Nam Cực, cách nơi này 720 dặm (1.160 km).

Nguồn: TH – Theo Insider

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *