10 đế quốc vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới

Trong suốt chiều dài lịch sử, các đế quốc đều thống trị phần lớn lãnh thổ trên thế giới và được cai trị bởi một vị vua hay một vị hoàng đế. Ngoài mô hình cai trị, điểm chung duy nhất mà các đế quốc để lại là thời kỳ huy hoàng chỉ còn hiện diện trong những trang sử.

Tàn tích của Đế quốc Hồi giáo – Vương triều Rashidun Caliphate của Taq-i Kisra. (Ảnh: Wikipedia)

Khi sự thoái trào của nền dân chủ toàn cầu đang được truyền thông và quan điểm thế giới công kích, rất thú vị khi chúng ta cùng điểm lại các đế quốc uy quyền nhất trong lịch sử thế giới.

10. Đế quốc Hồi giáo – vương triều Rashidun

Nguồn: Wikipedia




Đế quốc hồi giáo – vương triều Rashidun (632-661 sau Công nguyên) được bao phủ một vùng đất rộng lớn trên 7,77 triệu km vuông – chiếm khoảng 6% đất diện tích đất trên toàn thế giới.

Khi nhà tiên tri vĩ đại Mohammad, nhà lãnh đạo tôn giáo, xã hội và chính trị người Ả Rập và là người sáng lập ra Hồi giáo qua đời vào năm 632, trong khi gia đình còn đang chuẩn bị tang lễ cho ông thì những hậu duệ của ông mải mê tranh giành ngôi vị Caliph, người có chức sắc cao nhất và giữ vai trò hoàng đế chung của tất cả các quốc gia Hồi giáo. Đế chế Rashidun là khoảng thời gian cai trị của 4 vị Caliph đầu tiên trong lịch sử Hồi giáo, ngay sau khi Mohammad qua đời.

Dù đế chế Rashidun được cai trị bằng tín ngưỡng Hồi giáo nhưng những tín đồ thuộc những tôn giáo khác vẫn được đối xử tốt. Họ được phép tự do thực hành tôn giáo của mình miễn là họ nộp thuế cho Caliph.

Đến vị Caliph thứ 4 là Ali bin Abu Talib lên nắm quyền thì có sự chia rẽ, sau cái chết của Calip Ali vào năm 661, Mu’Awiya thống nhất lãnh thổ và lập nhà Umayyad.

9. Đế quốc Bồ Đào Nha 




Nguồn: Wikimedia Commons

Đế chế Bồ Đào Nha là đế chế ra đời sớm nhất và kéo dài lâu nhất trong lịch sử những đế quốc thực dân Châu Âu, kéo dài 584 năm, gần 6 thế kỷ, sở hữu lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới, trải dài 4 châu lục, bắt đầu từ cuộc chinh phục Ceuta vào năm 1415 đến cuộc giao trả Ma Cao cho Trung Quốc đại lục năm 1999.

Thuộc địa có giá trị nhất của đế chế là Brazil, Brazil giành được độc lập từ Bồ Đào Nha vào năm 1822. Sau một cuộc chiến tranh nhằm lật đổ chế độ vào năm 1974, chính phủ của đế chế đã buộc phải công nhận nền độc lập của tất cả các thuộc địa của mình, ngoại trừ Ma Cao. Về sau, Ma Cao được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1999.

8. Đế quốc Hồi giáo – vương triều Abbasid




Nguồn: Wikimedia Commons

Đế quốc hồi giáo – vương triều Abbasid (750 – 1258) được bao phủ một vùng đất rộng lớn trên 11 triệu km vuông, chiếm hơn 7% diện tích đất trên toàn thế giới, không có nguồn dữ liệu xác định dân số trong thời kỳ này.

Vào năm 762, vương triều Abbasid dời đô từ Damas thuộc Syria đến Baghdad thuộc Iraq nhằm xoa dịu cũng như để trở nên gần gũi hơn với người Ba Tư.

Vương triều Abbasid vẫn tiếp tục giữ vai trò giao lưu văn hóa Đông – Tây và góp phần lớn vào kho tàng văn hóa nhân loại như Kiến trúc, trang trí độc đáo, dệt thảm, văn chương và y học,… Vị Caliph nổi tiếng nhất của triều đại Abbas là Harun Al-Rashid (786 – 809) thường xuất hiện trong bộ truyện đương thời Nghìn lẻ một đêm.

Đế chế này suy tàn khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lên nắm quyền vào năm 1258.

7. Đế quốc Hồi giáo – vương triều Umayyad




Nguồn: Wikimedia Commons

Đế quốc Hồi giáo – vương triều Umayyad (661 – 750) là vương triều Hồi giáo thứ 2 được thành lập ở Ả Rập sau cái chết của Nhà tiên tri Muhammad, được cai trị tiếp nối tiếp theo từ bốn vị Caliph của vương triều Rashidun.

Đế chế có diện tích đất bao phủ một vùng rộng lớn 13 triệu km vuông, chiếm hơn 8% diện tích đất trên toàn thế giới, số dân lên đến 62 triệu người từ khoảng những năm 720 – 750, chiếm gần 30% dân số thế giới.

Vương triều Umayyad đóng đô ở Damascus, nay là thủ đô Syria. Từ thời nhà Umayyad trở đi, do sự truyền ngôi theo phụ hệ, nhiều vị Caliph chỉ là những vị hoàng đế thừa hưởng ngôi vị từ cha ông mà không có tác phong của một nhà lãnh đạo tinh thần. Do vậy, vương triều Umayyad được coi là có độ chính thống cao.

6. Nhà Nguyên – kế tục đế quốc Mông Cổ




Nguồn: Wikimedia Commons

Nhà Nguyên chiếm 14 triệu km vuông, chiếm hơn 9% diện tích đất trên thế giới. Dân số 60 triệu người vào năm 1291, chiếm khoảng 17% dân số thế giới.

Triều đại nhà Nguyên (1271 – 1368) là vương triều thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc do Hốt Tất Liệt, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn lập nên vào năm 1271.

5 năm sau khi thành lập vương triều, Hốt Tất Liệt đã chiếm được kinh đô của nhà Nam Tống, thống nhất toàn bộ Trung Hoa. Vương triều củng cố cuộc sống sung túc cho dân chúng, khuyến khích giao thương với nước ngoài. Marco Polo, là thương gia giàu có người Ý, một trong những người phương Tây đầu tiên đến Trung Hoa để thiết lập ngoại giao.

5. Nhà Thanh – triều đại cuối cùng của Trung Quốc




Nguồn: Wikimedia Commons

Diện tích nhà Thanh bao phủ 14,7 triệu km vuông, gần 10% diện tích đất trên thế giới. Dân số 432 triệu người vào năm 1851, hơn 35% dân số thế giới vào thời kỳ đó.

Nhà Thanh do người thiểu số Mãn Châu thành lập nên khi người Trung Quốc đánh bại quân Mông Cổ, là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Hoa.

Nhà Thanh cai trị Trung Quốc từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20, với đỉnh cao quyền lực vào những năm 1800 và thoái trào khi Trung Hoa Dân Quốc khởi dậy nắm chính quyền vào năm 1912.

4. Đế quốc Tây Ban Nha 




Nguồn: Wikimedia Commons

Đế quốc Tây Ban Nha cai trị một vùng rộng lớn và có độ bao phủ toàn cầu lần đầu tiên trong lịch sử.

Với diện tích 20 triệu km vuông, tương đương với 13% diện tích đất liền. Dân số lên đến 68,2 triệu người vào những năm 1740 – 1790, tương đương 12% dân số thế giới lúc bấy giờ.

Đế quốc Tây Ban Nha bắt đầu từ thời Columbus cho đến cuối thế kỷ 20, trong thời kỳ vàng son thế kỷ 16 và 17, đế quốc thống trị các đại dương nhờ hạm đội tàu giàu kinh nghiệm bậc nhất, trở thành đế quốc siêu cường được mệnh danh là “đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”. Tiếng Tây Ban Nha hiện là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới.

3. Đế quốc Nga




Nguồn: Wikimedia Commons

Là đế quốc lớn thứ ba trong lịch sử, diện tích kéo dài hơn ba châu lục: châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ, chỉ đứng sau Đế quốc Anh và Mông Cổ.

Với diện tích đất 23,7 triệu km vuông, hơn 15% diện tích đất trên thế giới. Dân số 176.4 triệu người vào năm 1913, tương đương 9% dân số thế giới lúc bấy giờ.

Trước Thế chiến thứ nhất, Nga là chế độ quân chủ tuyệt đối cuối cùng ở châu Âu, kéo dài gần 200 năm. Thời đó, xã hội được tách biệt nghiêm ngặt thành năm khu vực xã hội. Đế chế Nga kết thúc bằng cuộc Cách mạng Nga năm 1917 đẫm máu.

2. Đế quốc Mông Cổ




Nguồn: Wikimedia Commons

Đế quốc Mông Cổ là đế quốc du mục lớn nhất trong lịch sử, từng tồn tại trong các thế kỷ 13 và 14. Khởi đầu trên vùng thảo nguyên Trung Á, rồi mở rộng ra Siberi, Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, cao nguyên Iran, và Trung Đông.

Diện tích lãnh thổ 23,7 triệu km vuông, hơn 16% diện tích đất. Dân số đạt 110 triệu người vào những năm 1270 – 1309, chiếm hơn 25% dân số thế giới thời bấy giờ.

Đế chế Mông Cổ hình thành từ sự thống nhất của các bộ tộc Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn. Thời kỳ này, người Mông Cổ đã đạt được những tiến bộ trong công nghệ và có những hệ tư tưởng khác nhau.

Vào năm 1331, Cái Chết Đen (tên gọi của một đại dịch) bắt đầu hoành hành ở Mông Cổ và đưa đế chế vào thời kỳ suy tàn chậm chạp kéo dài, đỉnh điểm là khi bị Nga thôn tính vào năm 1783.

1. Đế quốc Anh




Nguồn: Wikimedia Commons

Đế quốc Anh là một đế quốc cai quản các khu vực tự trị, các thuộc địa, các lãnh thổ bảo hộ, các lãnh thổ ủy thác và các khu vực khác do Anh cai trị và quản lý, là đế quốc có diện tích lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử và là thế lực đứng đầu toàn cầu trong hơn một thế kỷ.

Với diện tích bao phủ 33,7 triệu km vuông, tương đương 22% diện tích đất, cai trị 458 triệu người vào năm 1938, chiếm 20% dân số toàn cầu lúc bấy giờ.





Đế quốc Anh khởi nguồn từ các thuộc địa, đặt các trạm thương mại ở nước ngoài và sau cùng đặt các quyền thống trị, chế độ bảo hộ và ủy thác với các thuộc địa.

Gánh nặng tài chính trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là khởi đầu cho sự suy tàn của đế quốc Anh. Khi Nhật Bản chiếm đóng lại các vùng lãnh thổ của mình trong Chiến tranh thế giới thứ hai và những tổn thất của thuộc địa Ấn Độ trong cuộc chiến năm 1947 đã kết thúc thời kỳ hoàng kim của Đế quốc Anh.
Nguồn: NTDVN – Theo businessinsider

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *